GIÃN DÂY CHẰNG VÙNG LƯNG ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Giãn dây chằng vùng lưng là tên gọi chung của tổ chức gân, cơ, dây chằng bị tổn thương do căng giãn quá mức gây đau nhức, hạn chế vận động vùng lưng và các vùng liên quan làm giảm khả năng vận động cũng như sinh hoạt của bệnh nhân

Giãn dây chằng vùng lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vận động sai tư thế, bê vác vật nặng,… Vậy điều trị bệnh lý này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu nhé!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh 

Giãn dây chằng lưng gây đau nhức, hạn chế vận động vùng lưng và các vùng liên quan
Giãn dây chằng lưng gây đau nhức, hạn chế vận động vùng lưng và các vùng liên quan

1.  Định nghĩa

  • Dây chằng là tổng hợp các mô liên kết sợi cứng chủ yếu là các phân tử collagen dài và dai, có nhiệm vụ kết nối các xương và quanh khớp
  • Giãn dây chằng nói chung là sự tổn thương của tổ chức gân, cơ, dây chằng khi bị căng giãn quá mức gây nên
  • Có nhiều vị trí hay bị giãn dây chằng như gối, cổ tay, khuỷu tay,… nhưng hay gặp nhất là vùng lưng 

2. Nguyên nhân gây giãn dây chằng

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho dây chằng bị tổn thương và giãn quá mức, có thể kể đến như:

–  Làm việc sai tư thế, vận động mạnh:

  • Đây là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây giãn dây chằng
  • Dây chằng rất dễ bị tổn thương, kéo giãn nếu làm việc sai tư thế, lao động quá sức kéo dài

–  Chấn thương vùng lưng:

  • Dây chằng vùng lưng cũng có thể bị kéo giãn sau va đập, ngã hoặc bị tai nạn
  • Các trường hợp nguy hiểm hơn có thể bị đứt dây chằng bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật nối lại, phục hồi hoạt động sau phẫu thuật cho vùng lưng

–  Tuổi tác:

  • Dây chằng sẽ bị lão hóa theo thời gian
  • Tuổi càng cao nguy cơ giãn dây chằng càng cao
  • Điều trị phục hồi giãn dây chằng ở người cao tuổi khá lâu và khó hơn ở người trẻ

–  Phụ nữ có thai: 

  • Phụ nữ có thai dễ bị giãn dây chằng vùng lưng hơn người bình thường khác do vùng lưng phải chịu thêm trọng lực từ thai nhi 

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Điều trị thất miên bằng y học cổ truyền như thế nào?

Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

3. Phân độ giãn dây chằng

  • Giãn dây chằng nhẹ: Bệnh nhân sẽ thấy đau ở mức độ nhẹ, vận động vẫn bị hạn chế nhưng không quá ảnh hưởng. Sau vài ngày, dây chằng sẽ tự phục hồi, các triệu chứng đau và hạn chế vận động sẽ tự mất
  • Giãn dây chằng nặng: Dây chằng bị tổn thương nặng, dẫn đến cơn đau dữ dội, người bệnh rất khó khăn trong di chuyển. Người bệnh cần được can thiệp kịp thời, tránh để dây chằng bị đứt hoặc diễn tiến nặng, dần trở thành giãn dây chằng mạn tính

4.  Triệu chứng điển hình của giãn dây chằng

Dấu hiệu giãn dây chằng lưng khá giống với các bệnh lý xương khớp ở vùng lưng khác. Cụ thể:

– Đau nhức vùng lưng

  • Người bệnh sẽ cảm thấy vùng lưng bị đau nhức, mức độ đau sẽ khác nhau tùy mức độ giãn của dây chằng, có thể là âm ỉ hoặc dữ dội
  • Khi trời lạnh hoặc ẩm thấp, cơn đau nhức sẽ tăng lên
  • Đôi khi cơn đau lan ra toàn thân, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi-

– Hạn chế vận động

  • Vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế hơn, nhất là tư thế cúi gập hoặc xoay người
  •  Tình trạng vận động bị hạn chế rõ nhất là vào buổi sáng, có thể phải xoa bóp mới cử động lại được bình thường

>>> Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

5. Điều trị giãn dây chằng vùng lưng như thế nào

Bệnh lý giãn dây chằng vùng lưng với cái biểu hiện tương tự như các bệnh lý xương khớp vùng lưng khác, do đó phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là bảo tồn bằng nội khoa là chính

Nếu trường hợp dây chằng bị căng giãn quá mức hoặc đứt bắt buộc phải dùng ngoại khoa can thiệp để nối lại dây chằng và sau đó là tập phục hồi sau tổn thương

5.1 Nguyên tắc sơ cứu

Khi bị giãn dây chằng, việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh không tiến triển nặng hơn. Cụ thể cần lưu ý những điểm sau khi sơ cứu bệnh nhân bị giãn dây chằng:

  • Tránh cử động mạnh, tốt nhất nghi ngờ giãn dây chằng lưng thì người bệnh nên nằm ở tư thế ngửa để vùng lưng được thư giãn
  • Không chườm nóng bởi chườm nóng có thể khiến dây chằng bị giãn hơn, làm tăng mức độ của bệnh
  • Nên chườm đá ngay sau nghi dây chằng bị giãn
Bệnh nhận đến khám tại Tuệ Y Đường
Bệnh nhân đến khám tại Tuệ Y Đường

5.2 Điều trị

Điều trị giãn dây chằng cần kết hợp nhiều biện pháp tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng. Trong điều trị giãn dây chằng, có các biện pháp phổ biến là: 

–  Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

  • Bạn cần hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy và hãy nghỉ ngơi thư giãn để giảm bớt tổn thương đến dây chằng, giảm được cơn đau
  • Tuy nhiên, đừng nên nằm im một chỗ, ngồi nhiều mà thỉnh thoảng cũng nên đi lại, xoa bóp nhẹ các khớp. Nếu nằm nhiều thì các mạch máu, cơ và dây chằng bị chèn ép sẽ gây đau nhiều hơn

–  Chế độ ăn uống:

  • Chế độ ăn giúp nhanh phục hồi hơn: Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C, vitamin b12, thực phẩm chứa axit béo omega – 3
  • Ngoài ra cũng nên kiêng hoặc hạn chế ăn các nhóm thực phẩm sau để tránh tình trạng bệnh lâu khỏi và có thể nặng thêm: Nhóm đồ ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nhiều muối, các loại thịt đỏ, thực phẩm chứa chất kích thích

–  Dùng thuốc: 

  •  Thuốc điều trị giãn dây chằng chủ yếu là điều trị triệu chứng, giúp giảm đau, chống viêm
  •  Việc dùng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ theo đơn của bác sĩ để cơn đau được kiểm soát hiệu quả cũng như tăng khả năng đàn hồi của dây chằng

–  Điều trị ngoại khoa

Khi giãn dây chằng không đáp ứng với điều trị nội khoa, người bệnh vẫn xuất hiện cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa.

–  Chườm lạnh

  • Chườm lạnh sẽ giúp cơ và dây chằng co lại cũng như giảm đau cho bệnh nhân
  •  Việc chườm lạnh có thể thực hiện hàng ngày, mỗi ngày 30 phút đến khi dây chằng được phục hồi hoàn toàn.

–  Xoa bóp/ massage

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giãn dây chằng lưng
Xoa bóp bấm huyệt điều trị giãn dây chằng lưng
  • Xoa bóp, massage giúp giảm đau, tăng lưu thông  máu cũng như điều hòa khí huyết
  • Khi bạn bị giãn dây chằng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các động tác xoa bóp, massage để hỗ trợ cải thiện bệnh
  •  Tuy nhiên, cần được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm, chuyên môn, tránh làm tình trạng giãn dây chằng nặng thêm do xoa bóp không đúng cách.

–  Tập Yoga

  • Các động tác Yoga giúp tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho gân cơ.
  • Khi bị giãn dây chằng, bạn có thể tập Yoga để giảm tình trạng đau nhức khó chịu
  •  Tuy nhiên, các bài tập cần được chọn lựa phù hợp để tránh dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng hơn

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Lo đến mất ngủ vì đau lưng đã được chưa khỏi tại Tuệ Y Đường

6.  Các biện pháp phòng ngừa giãn dây chằng vùng lưng

  • Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kiểm tra cơ xương khớp
  • Không vận động xoay vặn người đột ngột
  • Không mang vác vật nặng quá sức. Khi mang hoặc nhấc vật nặng khỏi mặt đất cần chọn tư thế phù hợp, không cúi người, khom lưng khi nhấc vì dễ làm cho dây chằng bị tổn thương

Trên đây là bài viết chia sẻ về giãn dây chằng vùng lưng – một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bài viết đề cập đến triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này. Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh

Bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về giãn dây chằng nói riêng và bệnh lý cơ xương khớp nói chung vui lòng liên hệ các trang thông tin chính thức sau: 

Facebook: Tuệ Y Đường

⚕️ Bác sĩ CKI: Nguyễn Nhật Minh

⚕️ Bác sĩ: Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

 

Tin liên quan

6 thoughts on “GIÃN DÂY CHẰNG VÙNG LƯNG ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

  1. Trang Nhung says:

    Dạ thưa bác sĩ e ko bị đau sương sống mà e bị đau 2 bên nuột lưng rất đau nắm nghiên qua lại ko đc rất đau ạ có khi bị mất thở và đau sướng 2 bên lưng quần e rất rất đau ạ xin ý kiến bs ạ cảm ơn nhiều

  2. Phong Khang says:

    E đi khám từ năm 2013 chụp cộng hưởng từ chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm.1 năm đau 1_2 lần đứng ngồi đi lại rất đau trong khi k làm việc nặng.cứ đi tiêm giảm đau 2 mũi thì đi lại bthg, bác sĩ tư vấn cho cách điều trị ạ

  3. Hằng Trương says:

    cho em hỏi em bị đau thắt lưng do tập yoga chắc động tác hơi quá. và em tập mấy bài tập giãn cơ cho vùng lưng gần giống bài tập ở trên thì bị đau hơn. vậy e nên tập tiếp hay chờ khỏi hẳn rồi tập ạ

  4. Bùi Anh Tuấn says:

    bác sĩ cho em hỏi , em bị dãn dây chằng lưng gần 3 tháng do mang vật nặng , bác sĩ cho em lời khuyen với ạ , cảm ơn nhiều

  5. Nguyen Van Tuyen says:

    E bi giãn chằng do thể thao quá độ. Sao e thấy mấy động tác kéo giãn vậy. Có nặng thêm,hay dành cho người co cơ. Thắc mắc xin BS giải đáp giúp e

  6. Vũ Quỳnh says:

    Xin hỏi đau lưng bên trái thắt lưng , k phải đau cột sống do kê tấm đệm lót lưng , nay nó ảnh huỏng tới đau cơ đùi trái , khiến đứng lâu k dc. Xin hỏi là là bệnh gì ạ? Cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *