ĐIỀU TRỊ THẤT MIÊN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Thất miên (Mất ngủ) Là tình trạng phổ biến ở người trưởng thành hiện nay. Việc không ngủ đủ giấc có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống… 

Vậy thất miên là gì, nguyên nhân của nó đến từ đâu? Y học cổ truyền điều trị thất miên như thế nào? Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết có sự tham vấn chuyên môn của Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh

Thất miên (mất ngủ) gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh
Thất miên (mất ngủ) gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh

I. Một số khái niệm liên quan

1.  Giấc ngủ là gì

  • Ngủ là trạng thái đặc biệt của cơ thể khi cơ thể tạm thời gián đoạn tất cả các liên lạc với môi trường xung quanh
  • Giấc ngủ là một quá trình ức chế lan tỏa có tác dụng bảo vệ vỏ não
  • Giúp cho cơ thể phục hồi sức lực, tăng cường thu nạp các chất dinh dưỡng, khôi phục lại sức khỏe bị hao tổn trong lúc thức

2. Giấc ngủ sinh lý

– Là hiện tượng sinh lý có tính nhịp điệu (có tính chu kỳ) được đặc trưng bởi:

  • Ức chế chức năng vỏ não
  • Làm mờ ý thức
  • Giãn cơ
  • Làm chậm chức năng thực vật

– Giấc ngủ ngon và chất lượng:

  • Số lượng: 7 – 8 giờ
  • Chất lượng: Sảng khoái, tỉnh táo, không cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ
  • Làm việc có năng suất

3. Mất ngủ (thất miên) là gì

Mất ngủ (thất miên) là chứng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như: Khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giác, không thể quay lại giấc ngủ bình thường, ngủ chập chờn

>>>>> Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề cơ xương khớp cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp nhé!

II. Nguyên nhân gây mất ngủ

  • Yếu tố môi trường: Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn
  • Thói quen sử dụng cà phê, rượu, trà, thuốc lá
  • Lạm dụng các loại thuốc
  • Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
  • Mắc các bệnh ý khác
  • Áp lực, stress trong công việc, tình cảm, cuộc sống

III. Dấu hiệu mất ngủ

  • Thời lượng giấc ngủ giảm 
  • Sự khó khăn đi vào giấc ngủ
  • Hay tỉnh giấc vào ban đêm
  • Hiệu quả giấc ngủ giảm sút (<85%)
  • Thức dậy sớm
  • Giảm chất lượng giấc ngủ
  • Diện mạo: Vẻ mặt mệt mỏi, hai mắt thâm quầng, dáng vẻ chậm chạp, hay ngáp vặt

* Các triệu chứng liên quan đến chức năng ban ngày

  • Trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày
  • Khó hoàn thành các công việc trong ngày, kém thoải mái về cơ thể và giảm hứng thú trong việc tiếp xúc với bạn bè, gia đình,…
  • Sự cảnh tỉnh chủ quan ban ngày giảm

* Các rối loạn tâm thần kèm theo:

  • Các triệu chứng tâm thần là thứ phát từ mất ngủ
  • Bệnh nhân thấy khó tập trung chú ý và có các vấn đề về trí nhớ
  • Sự lo âu cũng có thể xảy ra vào ban ngày nhưng thường tập trung vào buổi tối, nhất lúc chuẩn bị đi ngủ
  • Nhiều bệnh nhân vào lúc chuẩn bị đi ngủ thấy sợ hãi, lo lắng, lo sợ rằng mình lại không ngủ được

* Phân loại mất ngủ

  • Mất ngủ cấp tính: Thời gian mất ngủ trong vòng 4 tuần
  • Mất ngủ bán cấp: Thời gian mất ngủ từ 4 tuần đến 6 tháng
  • Mất ngủ mạn tính: Thời gian mất ngủ trên 6 tháng
Thất miên khiên cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
Thất miên khiên cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

IV. Hậu quả của mất ngủ

  • Làm gián đoạn nhịp sinh học: Thiếu ngủ sẽ làm giảm chất lượng của bạch cầu, dẫn đến suy yếu những phản ứng thể chất chống lại sự căng thẳng của cơ thể
  • Làm gia tăng mức độ lo lắng: Thiếu ngủ sẽ làm gia tăng những phản ứng phòng ngừa của cơ thể, dẫn đến gia tăng mức độ lo lắng tập thể
  • Làm gia tăng sự trầm cảm: Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người
  • Dẫn tới nhận thức kém: Khi bạn buồn ngủ quá mức sẽ làm giảm khả năng suy nghĩ và khả năng tập trung xử lý thông tin
  • Tăng nguy cơ cao huyết áp: Nếu bạn chỉ ngủ 5 – 6 tiếng/đêm sẽ tăng nguy cơ bị tăng huyết áp
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Khi ngủ, huyết áp cơ thể sẽ giảm xuống. Nếu bạn không ngủ, quá trình này sẽ không xảy ra, do đó là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, có khả năng làm giảm lưu lượng máu lên não

V. Thất miên theo y học truyền

1. Cơ chế bệnh sinh

– Nguồn sinh hóa bất túc, tâm thần thất dưỡng: Lo lắng và mệt mỏi làm tổn thương tâm và tỳ

  • Tâm bị tổn thương thì âm huyết hao hư, thần không có nơi trú ngụ
  • Tỳ bị tổn thương gây nên ăn uống kém, nguồn sinh hóa giảm làm huyết hư không đưa được lên tâm, tâm không được nuôi dưỡng làm tâm thần bất an và tâm huyết không yên tĩnh gây thất miên
  • Như vậy, tâm tỳ bất túc gây chứng thất miên thì mấu chốt là do huyết hư

– Âm hư hỏa vượng, âm không liễm dương: Vốn dĩ cơ thể hư nhược, sinh hoạt tình dục quá độ, hoặc mắc bệnh lâu ngày… làm cho thận tinh hư hao, thủy không chế được hỏa nên tâm dương cang thịnh, tâm âm dần dần hao hư, hư hỏa nhiễu loạn làm tâm thần bất an, dương không nhập âm gây thất miên

– Tâm hư đởm khiếp, tâm thần bất an: Tâm hư làm thần không có nơi nương tựa, đởm hư làm khí của thiếu dương không được thăng phát, khả năng quyết đoán rối loạn làm cho can uất và tỳ mất kiện vận, đàm trọc nội sinh gây nhiễu động thần minh. Cho nên khi gặp bức xúc dễ cáu giận, thần hồn không yên gây thất miên

– Đàm nhiệt thực hỏa nhiễu động tâm thần: Các nguyên nhân ăn uống không điều độ làm tổn thương tỳ vị, thức ăn đình trệ tạo nên nhiệt đàm, và đưa lên trên nhiễu loạn tâm thần, hoặc do tình chí nội thương, can uất hóa hỏa, hoăc do ngũ trí quá cực, tâm hỏa nội tích… đều gây nhiễu động tâm thần làm cho tâm huyết không yên tĩnh, dương không nhập âm gây chứng thất miên

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Điều trị đau vai gáy mạn tính tại Tuệ Y Đường

2. Điều trị thất miên theo Y học cổ truyền

Điều trị thất miên bằng thuốc đông y
Điều trị thất miên bằng thuốc đông y

2.1 Thất miên thể tâm tỳ lưỡng hư

  • Chứng trạng: Ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc, hồi hộp hay quên, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, mỏi chân tay, ăn không ngon miệng, sắc mặt không tươi nhuận, hoặc đầy tức bụng, chán ăn, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trơn nhớp, mạch tế nhược hoặc nhu hoạt
  • Pháp điều trị: Bổ dưỡng tâm tỳ
  • Phương dược: Quy tỳ thang

         Bạch truật 15g                                      Đương quy 12g

         Hoàng kỳ 15g                                       Nhân sâm 06g

         Phục thần 10g                                       Long nhãn 12g

         Táo nhân 10g                                        Viễn chí 06g

         Cam thảo 10g                                        Mộc hương 06g

         Sinh khương 12g                                   Đại táo 12g

Các vị thuốc trên sắc uống ngày 01 thang

  • Nếu thất miên tương đối nặn thì gia dạ giao đằng, hợp hoan hoa, bá tử nhân để dưỡng tâm an thần
  • Nếu tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội trệ gây đầy bụng, ăn kém, rêu lưỡi trơn nhớp, mạch nhu hoạt thì gia trần bì, bán hạ, phục linh, nhục quế để ôn vận tỳ dương, hóa đàm thấp

2.2 Thất miên thể âm hư hỏa vượng

  • Chứng trạng: Bứt rứt, thất miên, hồi hộp không yên, kèm theo đau đầu, ù tai, hay quên, đau lưng, mộng tinh, lòng bàn tay và bàn chân nóng, miệng khô, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi ít hoặc không thấy rêu, mạch tế sác
  • Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần
  • Phương dược: 

    + Hoàng liên a giao thang

        Hoàng liên 12g                       Hoàng cầm 10g

        Bạch thược 12g                       A giao 10g

         Lòng đỏ trứng gà 02 cái

Sắc 3 vị hoàng liên, hoàng cầm, bạch thược, sau khi sắc xong thì co a giao và lòng đỏ trứng gà khuấy đều rồi uống, ngày 01 thang

    + Hoặc dùng bài Chu sa an thần hoàn: Thiên về trọng trấn an thần, dùng điều trị tâm hỏa                cang thịnh, âm huyết bất túc

        Chu sa 15g                          Hoàng liên 18g

        Đương quy 08g                   Sinh địa 08g

        Cam thảo 16g

Các vị thuốc trên tán nhỏ, riêng chu sa nghiền mịn rồi thủy phi để làm bao viên. Các vị thuốc làm thành viên hoàn nhỏ bằng hạt vừng, mỗi lần uống khoảng 15 hạt, uống trước khi đi ngủ

* Trong bài thuốc này thì chu sa có độc, không nên uống nhiều hay uống kéo dài

      + Thiên vương bổ tâm đan: Dùng khi âm hư mà hỏa không quá vượng

          Sinh địa 15g                       Mạch môn 12g

          Nhân sâm 05g                     Đan sâm 15g

          Đương quy 12g                   Huyền sâm 12g

          Thiên môn 12g                    Bạch linh 10g

           Cát cánh 06g                       Ngũ vị 10g

           Viễn chí 06g                        Bá tử nhân 12g

           Táo nhân 12g

Sắc uống ngày 01 thang

2.3 Thất miên thể tâm đởm khí hư

  • Chứng trạng: Thất miên, ngủ hay mê, dễ kinh sợ làm tỉnh giấc, kèm theo thấy hốt hoảng hồi hộp, hụt hơi, mệt mỏi, nước tiểu trong và số lượng nhiều, hoặc thấy bứt rứt khó ngủ, người gầy, sắc mặt nhợt nhạt, dễ mệt mỏi, hoặc hồi hộp mất ngủ, bứt rứt không yên, hoa mắt, chóng mặt, miệng khô, chất lưỡi nhợt rêu lưỡi trắng mỏng hoặc thấy chất lưỡi hồng, mạch huyền tế hoặc huyền nhược
  • Pháp điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định trí
  • Phương dược: 

     + An thần định chí hoàn

         Nhân sâm 05g                     Bạch linh 12g

         Phục thần 10g                     Viễn chí 08g

         Thạch xương bồ 15g           Long sỉ 15g

Sắc uống ngày 01 thang

      + Quy tỳ thang gia vị: Sử dụng trường hợp khí huyết bất túc gây bồn chồn, thất miên, người gầy để ích khí dưỡng huyết, an thần, trấn tĩnh

           Nhân sâm 05g                    Bạch linh 12g

           Phục thần 10g                     Viễn chí 06g

           Thạch xương bồ 15g           Long sỉ 15g

           Bạch truật 15g                     Đương quy 12g

           Hoàng kỳ 15g                      Táo nhân 10g

           Mộc hương 06g                   Cam thảo 10g

           Long nhãn 12g                     Đại táo 12g

Sắc uống ngày 01 thang

      + Toan táo nhân thang: Trường hợp âm huyết hư gây bồn chồn, mất ngủ, hồi hộp không yên, hoa mắt, chóng mặt, khô miệng, chất lưỡi hồng, mạch huyền tế

           Táo nhân 12g                    Bạch linh 10g

           Tri mẫu 12g                      Xuyên khung 10g

           Cam thảo 10g

Sắc uống ngày 01 thang

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Lo đến mất ngủ vì đau lưng đã chữa khỏi

2.4 Thất miên thể đàm nhiệt nội nhiễu

  • Chứng trạng: Thất miên, đầu căng nặng, tức ngực, đờm dãi nhiều, bứt rứt, kèm theo buồn nôn, ợ hơi, đắng miệng, hoa mắt hoặc đại tiện táo, thất miên cả đêm, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác
  • Pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm, hòa trung an thần
  • Phương dược: 

    + Ôn đởm thang gia vị

        Trần bì 12g                        Bán hạ 10g

        Bạch linh 05g                    Trúc nhự 12g

        Chích thảo 10g                  Chỉ thực 10g

        Qua lâu nhân 12g              Hoàng liên 12g

Sắc uống ngày 01 thang

Nếu hồi hộp hay hoảng hốt thì có thể gia các vị trọng trấn an thần: Chu sa, trân châu mẫu để trấn kinh định trí

     + Nếu đàm nhiệt thịnh, đàm hỏa đưa lên nhiễu loạn tâm thần gây thất miên cả đêm, đại tiện táo bón thì nên dùng pháp tả hỏa trục đàm, dùng bài Mông thạch cổn đờm hoàn gia vị

         Mông thạch nung 10g                   Đại hoàng 06g

         Hoàng cầm 12g                             Trầm hương 01g

         Phác tiêu 10g

Sắc uống ngày 01 thang

     + Nếu thực tích tương đối nặng gây ợ chua nồng, bụng đầy trướng có thể dùng bài Bảo hòa hoàn để tiêu đạo hòa trung an thần

         Bán hạ 10g                        Bạch linh 12g

         Liên kiều 10g                    Trần bì 10g

         Sơn tra 10g                        Thần khúc 10g

         Lai phục tử 10g

Sắc uống ngày 01 thang

Hình ảnh bốc thuốc tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh bốc thuốc tại Tuệ Y Đường

2.5 Thất miên thể can uất hóa hỏa 

  • Chứng trạng: thất miên, bực bội dễ cáu giận, nếu nặng thì mất ngủ cả đêm, kèm đau tức mạng sườn, khát nước và thích uống, không muốn ăn, miệng khô và đắng, mắt đỏ, ù tai, nước tiểu thẫm màu, hoặc hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, đại tiện táo, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch huyền hoạt sác hoặc hoạt sác
  • Pháp điều trị: Thanh can tả hỏa để an thần
  • Phương dược: Long đởm tả can thang

        Long đởm thảo 12g                  Hoàng cầm 12g

        Chi tử 12g                                 Đương quy 12g

        Trạch tả 15g                              Mộc thông 12g

        Sinh địa 12g                              Sài hồ 12g

        Xa tiền tử 12g                           Sinh cam thảo 06g

Sắc uống ngày 01 thang

      + Nếu can đởm thực hỏa, can hỏa thượng viêm gây thất miên cả đêm, đau đầu dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện táo thì có thể dùng bài Đương quy long hội hoàn để thanh tả can đởm thực hỏa

          Đương quy 12g                    Long đởm thảo 12g

          Hoàng liên 12g                    Chi tử 12g

          Hoàng bá 12g                       Hoàng cầm 10g

          Lô hội 10g                            Đại hoàng 06g

          Thanh đại 10g                       Mộc hương 10g

Các vị thuốc trên tán mịn trộn với mật ong làm viên hoàn, mỗi lần uống 09g

VI. Lời khuyên từ Bác sĩ

  • Ăn uống: Nên ăn nhiều bữa trong ngày. Nên ăn bữa tối trước giờ ngủ ít nhất 3 giờ. Nên dùng thức ăn dễ tiêu
  • Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần
  • Tránh các giấc ngủ gà vào ban ngày
  • Chỉ lên giường khi thật sự buồn ngủ
  • Luyện tập thể dục thường xuyên 
  • Hạn chế đến mức tối đa các tác động tâm lý
  • Điều trị các bệnh toàn thân làm giảm chất lượng giấc ngủ

Bài viết trên giới thiệu về thất miên, nguyên nhân và phương pháp điều trị thất miên theo y học cổ truyền, bài viết được tham khảo từ cuốn Bệnh học nội khoa y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng. Bạn đọc tham khảo bài viết nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh học mất ngủ nói riêng hoặc các bệnh lý cơ xương khớp nói chung, vui lòng liên hệ các trang thông tin dưới đây để được hỗ trợ chính xác nhất

Facebook: Tuệ Y Đường

Bác sĩ CKI: Nguyễn Nhật Minh

⚕️  Bác sĩ: Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

7 thoughts on “ĐIỀU TRỊ THẤT MIÊN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

  1. Bảo Ngọc says:

    Tôi bị mất ngủ lâu rồi uống nhiều loại thuốc dưỡng tâm an thần giúp ngủ ngon ngủ sâu giấc, hoạt huyết , giloba … uông cây lạc , bao tử tâm thất, tâm sen, táo đỏ vv… mà vẫn không ngủ được thậm trí cả ngày lẫn đêm vẫn không ngủ được phút nào? Giờ uống gì được bác sĩ?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn có thể qua đặt lịch qua Phòng khám Tuệ Y Đường để được các bác sĩ thăm khám trực tiếp và kê đơn cho bạn nha
      Bạn vui lòng liên hệ đặt lịch qua hotline 0789.501.555 nhé

  2. Tĩnh Văn says:

    Thưa bs tôi bị mất ngủ do bị cao huyết áp , tôi đã dùng dây lạc tiên hoặc lá vông nem thì ngủ được . Ngủ được rồi vẫn uống thường xuyên có ảnh hưởng gì không ạ xin bs vấn cho tôi , cảm ơn !

  3. Quyên says:

    Tôi khó ngủ thức đến 3,4 giờ sáng mới ngủ được đến 8 h sáng mai dậy cũng thấy tỉnh táo như vậy có thể xem là mất ngủ ko bs?

  4. Huy Hoang says:

    Bs cho hỏi , tôi năm nay khoảng trên 60 tuổi , buổi tối khoảng 10 giờ thỉ rất buồn ngủ nhưng khoảng 3 giờ là tỉnh không ngủ được tới gần sáng mới ngủ lại thêm 2,3tiếng nửa , vậy phải làm cách nào bs ,cám ơn bs

  5. Nguyễn Trang Linh says:

    Bác Sĩ ơi tôi bị mất ngủ đã hai năm rồi phải uống thuốc mới ngủ được không uống là không ngủ cứ suy nghĩ từ chuyện này đến chuyện kia đi khám ở viện sức khỏe tâm thần bạch mai kết luận rồi loạn lo âu tới nay mà vẫn không khỏi làm sao sao cho khỏi được bs??

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Các biểu hiện này đều thuộc chứng tâm căn suy nhược, chứng này can thiệp điều trị bằng y học cổ truyền rất hiệu quả. Bạn có thể đặt lịch qua trực tiếp Phòng Khám Tuệ Y Đường để được các bác sĩ thăm khám nhé. Bạn có thể liên hệ đặt lịch qua hotline 0789.501.555 nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *