Estrogen và các hormone giới tính

Estrogen là một loại hormon không chỉ có ở phụ nữ mà còn có ở cả nam giới. Có thể bạn chưa biết, nồng độ Estrogen của nam giới tuổi cao thậm chí còn cao hơn ở cả nữ giới.

Testosterone không phải chỉ có ở nam giới. Buồng trứng ở nữ giới sản xuất cả 2 loại hormone là estrogen và testosterone. Một lượng tương đối nhỏ testosterone được phóng thích vào máu nhờ buồng trứng và tuyến thượng thận. Estrogen và testosterone là những hormone giới tính có vai trò đối với sự phát triển của tuyến sinh dục, không chỉ vậy những nội tiết tố này còn ảnh hưởng đến các mô cơ quan khác trong cơ thể.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCKII Trần Thu Huyền tại phòng khám Tuệ Y đường.

Hormone Estrogen
Hormone Estrogen

1. Hormone là gì?

Hormone hay nội tiết tố là các chất hoá học được một hoặc một nhóm tế bào tiết vào dịch cơ thể và có tác dụng đến các tế bào khác hoặc toàn bộ cơ thể. Về bản chất, hormone là chất truyền tin hoá học.

Số lượng và nồng độ hormone thay đổi mỗi ngày, các hormone giới tính như estrogen testosterone được tiết ra từng đợt ngắn, thay đổi theo từng giờ, thậm chí từng phút. Sự giải phóng hormone khác nhau giữa ngày và đêm, giữa giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt sang giai đoạn khác.

2. Estrogen là gì?

Estrogen là một nhóm các hormone liên quan bao gồm: estriol, estradiol và estrone.

  • Estriol được làm từ nhau thai. Nó được sản xuất trong quá trình mang thai.
  • Estradiol là nội tiết tố sinh dục chính của phụ nữ khi sinh con. Nó được hình thành từ việc phát triển nang noãn. Estradiol chịu trách nhiệm về đặc tính ở nữ giới và chức năng tình dục. Ngoài ra, estradiol rất quan trọng đối với sức khỏe xương của phụ nữ. Estradiol góp phần vào hầu hết các vấn đề phụ khoa, bao gồm lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung và thậm chí là ung thư ở phụ nữ.
  • Estrone lan rộng khắp cơ thể. Đây là estrogen chính sau khi mãn kinh.

>>> SÙI MÀO GÀ – Dấu hiệu nhận biết & triệu chứng của bệnh

Tại sao nồng độ estrogen bị suy giảm? Có một số nguyên nhân gây suy giảm nồng độ estrogen, bao gồm:

  • Suy tuyến sinh dục
  • Suy tuyến yên
  • Sẩy thai
  • Tiền mãn kinh và mãn kinh (estradiol)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Chán ăn tâm thần (rối loạn ăn uống)
  • Tập luyện thể dục quá mức
  • Sử dụng một số nhóm thuốc như clomiphene
  • Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ giảm estrogen khi sinh con và cho con bú
Nồng độ estrogen thay đổi dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh
Nồng độ estrogen thay đổi dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh

Tại sao các vận động viên có nguy cơ bị estrogen ở mức thấp? Phụ nữ có lượng mỡ trong cơ thể thấp thường không sản xuất đủ lượng hormone sinh dục. Đây có thể là một vấn đề đối với phụ nữ như vận động viên, người mẫu và thể dục dụng cụ hoặc những người bị rối loạn ăn uống.

Những phụ nữ này có nguy cơ cao bị loãng xương, xương giòn và dễ gãy sau mãn kinh. Nồng độ estrogen giảm khi mãn kinh? Nồng độ estrogen sẽ giảm khi phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh. Đây là một sự chuyển đổi tự nhiên cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 55. Sự suy giảm estrogen có thể xảy ra đột ngột ở những phụ nữ trẻ bị cắt bỏ buồng trứng, còn gọi là mãn kinh phẫu thuật.

Tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Sự suy giảm tự nhiên đầu tiên về nồng độ estrogen bắt đầu trong giai đoạn này. Những thay đổi sinh lý khác cũng bắt đầu. Phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh có thể bị tăng cân cùng với các triệu chứng mãn kinh khác.

Ví dụ, có thể có kinh nguyệt không đều, bốc hỏa và khô âm đạo.Trung bình, mãn kinh xảy ra ở tuổi 51. Khi đó, cơ thể phụ nữ sản xuất ít estrogenprogesterone. Việc giảm nồng độ estrogen khi mãn kinh có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, bao gồm:

  • Nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khô âm đạo hoặc ngứa
  • Giảm hoặc mất ham muốn tình dục

Một số phụ nữ có sự thay đổi tâm trạng. Điều đó có thể có hoặc không liên quan đến việc giảm nồng độ estrogen. Nồng độ estrogen thấp hơn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, loãng xương và gãy xương của phụ nữ.Tại sao nồng độ estrogen tăng?

  • Ở giai đoạn dậy thì, nồng độ estrogen tăng cao, hormone này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bộ ngực, tạo đường cong mềm mại cho cơ thể, hông đầy đặn hơn, có lông mu, lông nách.
  • Nồng độ estrogen cao ở phụ nữ thừa cân, béo phì.
  • Nồng độ estrogen tăng ở thai kỳ khỏe mạnh.
  • Estrogen tăng ở những người có khối u buồng trứng, u tuyến thượng thận.
  • Ngoài ra, một số thuốc như steroid, ampicillin, thuốc có chứa estrogen, phenothiazin và tetracycline có thể làm tăng nồng độ estrogen.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline  hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

3. Điều gì xảy ra khi nồng độ testosterone tăng hoặc giảm?

Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều testosterone, bạn có thể có kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh. Ngoài ra, testosterone cao gây nổi nhiều mụn, rậm lông, âm vật phát triển to hơn, tăng phát triển cơ bắp và làm cho giọng nói trầm hơn.

Nồng độ testosterone cao cũng có thể dẫn đến vô sinh và thường thấy trong hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng nội tiết đôi khi gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gặp khó khăn khi mang thai. Phụ nữ mắc PCOS có các triệu chứng tương tự như những người có nồng độ testosterone cao, bao gồm:

  • Béo phì
  • Tóc quá mỏng
  • Mụn trứng cá
  • Kinh nguyệt không đều

Hội chứng buồng trứng đa nang là rối loạn liên quan đến:

  • Nồng độ nội tiết tố nam tăng cao
  • Kháng insulin
  • Không dung nạp carbohydrate – điều kiện khiến bạn dễ tăng cân
  • Nồng độ HDL (cholesterol tốt) thấp
  • Triglyceride tăng cao
  • Nồng độ LDL (cholesterol xấu) cao
  • Béo phì
  • Huyết áp cao
Nồng độ estrogen thay đổi dẫn đến tình trạng béo phì ở nam giới
Nồng độ estrogen thay đổi dẫn đến tình trạng béo phì ở nam giới

Ở phụ nữ lớn tuổi mắc hội chứng buồng trứng đa nang, sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ bị suy giảm testosterone. Sự suy giảm đó có thể tương quan với giảm ham muốn tình dục. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp thay thế testosterone có thể có lợi cho chức năng tình dục ở một số phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Liệu pháp thay thế testosterone không được sử dụng cho những phụ nữ bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh gan.

4. Làm sao để biết nồng độ hormone sinh dục quá cao hay quá thấp?

Để kiểm tra nồng độ hormone sinh dục, khách hàng cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất, đánh giá tình hình sức khỏe và các triệu chứng của bạn để xác định xem có cần thêm xét nghiệm để kiểm tra nồng độ hormone hay không.

Những xét nghiệm này quan trọng nếu như bản thân mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc đã ngừng kinh nguyệt do tập luyện thể thao quá mức hoặc chán ăn tâm thần. Nếu các xét nghiệm cho thấy mức độ hormone bất thường, bác sĩ có thể kê đơn điều trị hiệu quả.

5. Có cần bổ sung hormone giới tính Estrogen không?

Bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng nội tiết tố estrogen không còn nhiều như trước. Lúc này liệu pháp thay thế hormone được sử dụng để tăng nồng độ estrogen và giảm một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. 

Có 2 liệu pháp thay thế hormone chính (HT): 

  • Liệu pháp estrogen: Các bác sĩ kê đơn một lượng estrogen thấp dưới dạng thuốc viên hoặc miếng dán mỗi ngày. Estrogen cũng được kê dưới dạng kem, vòng đặt âm đạo, gel hoặc thuốc xịt.
  • Liệu pháp nội tiết tố estrogen progesterone/progestin (EPT): Hình thức này thường kết hợp liều lượng giữa estrogen và progesterone hoặc progestin một dạng tổng hợp progesterone.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng mang một số rủi ro như: tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, mắc các vấn đề về túi mật/sỏi mật, đông máu và đột quỵ,..

TẠI PHÒNG KHÁM TUỆ Y ĐƯỜNG, BÁC SĨ CKII Trần Thị Thu Huyền có các bài thuốc đông y có khả năng bổ sung lượng estrogen nội sinh, tăng cường chức năng sinh lý nữ mà không gây ra tình trạng ung thư vú hay ung thư nội mạc tử cung.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *