SÙI MÀO GÀ – Dấu hiệu nhận biết & triệu chứng của bệnh

 Sùi mào gà là một bệnh xã hội mà không ai muốn mắc phải. Ai cũng lo lắng, mắc sùi mào gà liệu có chữa khỏi không? Có lây cho người thân hay con cái không? Và đặc biệt có ung thư không? 

Ngày hôm nay hãy cùng mình lắng nghe Bác sĩ Nguyễn Dương, BS chuyên sản phụ khoa YHCT, tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường chia sẻ về những dấu hiệu và nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt trong bài viết dưới đây để chị em sớm nhận biết và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

A. Sùi mào gà theo Y học hiện đại

1. Định nghĩa Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm virus human papilloma (HPV) ở người gây ra biểu hiện bằng các sẩn, sùi mềm ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Có nhiều chủng virut gây bệnh, trong đó HPV 6 và 11 là hai loại gây bệnh thường gặp. Đôi khi có thể gặp tuyp 16, 18, 31 và 33 và các tuyp này nguy cơ sau này dễ bị loạn sản tế bào biểu mô và ung thư­ sinh dục.

2. Nguồn bệnh và đường lây truyền

Bệnh thì gặp ở cả nam lẫn nữ, nhất là gái mại dâm. Và nguồn lây bệnh chủ yếu là những người mang virut mà không có biểu hiện gì. 

Chủ yếu lây truyền qua đ­ường tình dục, còn có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vết hương hở. Trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh từ ngư­ời mẹ mắc bệnh trong lúc sinh đẻ.

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng gặp chung

Sẩn nhỏ, bề mặt sùi có màu hồng hoặc đỏ nhạt. Sẩn to dần, sùi lên theo thời gian tạo thành các khối giống hoa súp lơ hoặc dạng chùm nho, từ một hạt, sau đó lan dần thành nhiều hạt, về sau có thể to dần lên như mào gà, mệt độ mềm, bề mặt gồ ghề, sờ tay nhám. Sẩn có thể khô hoặc trợt, tiết dịch mùi hôi thối do cọ sát và bội nhiễm. Ảnh hưởng đến đại tiểu tiện và quan hệ tình dục.

– Ở nam giới: Nốt sẩn nhỏ, mụn nước gặp ở bộ phận sinh dục như dương vật,  bìu hoặc hậu môn… 

– Ở nữ giới: Giai đoạn đầu xuất hiện mụn nước, sẩn nhỏ, mụn cóc có kích thước nhỏ, mềm, sờ vào hơi nhám. Giai đoạn sau, mụn cóc lan thành mảng lớn, như hình mào gà hoặc bông súp lơ ở vị trí môi lớn, môi bé ở âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, hậu môn, ống hậu môn hoặc bẹn. Trong trường hợp quan hệ bằng miệng có thể gặp ở khoang miệng, lưỡi hoặc cuống họng… Sùi mào gà ở nữ cũng gây đau, rát, chảy dịch, lở loét giống ở nam, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Gây khó khăn khi đại, tiểu tiện hoặc chảy máu khi quan hệ, đại tiện.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sùi mào gà
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sùi mào gà

3.2. Giai đoạn của bệnh

Sùi mào gà được chia thành 5 giai đoạn theo tốc độ lây lan và tiến trình phát triển của bệnh:

– Giai đoạn ủ bệnh: Tính từ lúc virus HPV xâm nhập vào cơ thể (thời điểm tiếp xúc với người bị sùi mào gà dẫn đến lây bệnh) đến lúc xuất hiện những mụn cóc đầu tiên. Thời điểm này có thể kéo dài từ 2-9 tháng. Giai đoạn này triệu chứng không rõ ràng, chưa tiến triển thành bệnh nên khó phát hiện bệnh để điều trị và dễ đi phát tán, lây lan bệnh.

– Giai đoạn khởi phát: Xuất hiện những nốt, sẩn nhỏ, có thể đơn độc hoặc rải rác ở hai môi âm hộ, hậu môn hoặc khám trong xuất hiện nốt sần ở trong âm đạo, cổ tử cung.

– Giai đoạn phát triển: Đây là giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, các nốt sùi có kích thước to hơn, phát triển to hơn, dày đặc như mào gà. Gây ra đau, ngứa, rát và ảnh hưởng đến đại, tiểu tiện cũng như quan hệ.

– Giai đoạn biến chứng: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Mụn cóc vỡ ra, viêm loét, bội nhiễm gây chảy dịch, chảy mủ và có mùi hôi. Giai đoạn này dễ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục để lại biến chứng nặng nề như viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung…

– Giai đoạn tái phát: Sau khi chữa lành bệnh, bạn vẫn có nguy cơ tái phát do virut HPV vẫn tồn tại trong cơ thể hoặc bạn tình của bạn vẫn đang mắc bệnh. 

Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà
Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà

4. Chẩn đoán sùi mào gà

4.1. Lâm sàng

Khám phát hiện tổn thương dạng sùi, mụn cóc đơn độc, hoặc chụm lại hình chùm nho hoặc mào gà ở vùng sinh dục, hậu môn, hầu họng. Có thể có chảy dịch, chảy mủ gây đau, rát, ngứa, chảy máu. Có tiền sử tiếp xúc với người mắc sùi mào gà hoặc quan hệ không an toàn.

>>> Đọc thêm: ĐIỀU TRỊ LIỆT DƯƠNG BẰNG ĐÔNG Y

4.2. Cận lâm sàng

– Dương tính với virut HPV, chỉ số bạch cầu có thể bình thường hoặc tăng.

– Xét nghiệm Papmear: Kiểm tra sự biến đổi ở tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung

– Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ chỉ định phết tế bào ở cổ tử cung (xét nghiệm Papsmear) khi thăm khám vùng chậu để kiểm tra sự thay đổi ở cổ tử cung cũng như sự hiện diện của tế bào ung thư, tầm soát và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

– Sinh thiết mẫu mô tế bào mang đi giải phẫu bệnh để đánh giá mô bệnh học, chủng virus HPV cũng như tiên lượng và nguy cơ ung thư cho người bệnh.

4.3.  Chẩn đoán phân biệt

– Giang mai GĐ II cũng có dạng sẩn sùi ở vùng hậu môn, sinh dục hoặc họng miệng, nếp kẽ. Tổn thương của giang mai có chân bè rộng, bề mặt ít gồ ghề, ít gai nhọn và ẩm ướt. Xét nghiêm huyết thanh dương tính với giang mai.

– U mềm lây, gai sinh dục, liken phẳng, ung thư tế bào gai, tiền ung thư Bowen

Phân biệt gai sinh dục với sùi mào gà
Phân biệt gai sinh dục với sùi mào gà

5. Hậu quả

5.1. Nguy cơ bị ung thư cổ tư cung

Các chủng HPV dễ phát triển thành ung thư là 16, 18, 31 và 33. Ít nhất có 14 chủng dễ gây ung thư cổ tử cung nhưng 4 tuyp trên là hay gặp hơn. Người bệnh nhiễm cùng lúc nhiều chủng HPV có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn. Sùi phát triển ở cổ tử cung dễ phát triển thành ung thư hơn, ngoài ra có có thể gặp ung thư ở âm đạo hoặc hậu môn.

Sùi phát triển ở hầu, họng hoàn toàn có thể phát triển thành ung thư vòm họng. Vì vậy, khuyến cáo bạn đọc nên quan hệ tình dục an toàn và chung thủy để tránh nguy cơ nhiễm HPV gây ung thư.

Sùi mào gà nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
Sùi mào gà nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

5.2. Gây vô sinh

Nam mắc sùi mào gà gây biến dạng dương vật, tắc niệu đạo gây bí tiểu, viêm tiết niệu. Tắc ống dẫn tinh làm giảm khả năng xuất tinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. HPV có trong tinh dịch làm giảm khả năng di động của tinh trùng gây tinh trùng khó di chuyển, khó thụ tinh và tăng nguy cơ gây sảy thai, thai nhi dị dạng.

5.3. Thai kỳ bị ảnh hưởng

Khi mang thai, sùi mào gà phát triển to hơn, lan rộng hơn do tác động của hormone thai phụ tăng cao. Các nốt sùi gây chảy máu, vỡ, loét, bội nhiễm, hôi thối gây khó khăn khi tiểu tiện. Mô âm đạo cũng giảm độ co giãn, khiến thai phụ khó sinh thường. Trẻ được sinh ra từ mẹ bị sùi mào gà cũng có nguy cơ lây nhiễm. 4/100.000 trẻ sinh ra bị lây nhiễm bệnh có nguy cơ bị u nhú thanh quản khiến trẻ khàn giọng, khóc yếu, gây viêm khí, phế quản gây tắc nghẽn đường thở. Vì vậy, mẹ bị sùi mào gà nên sinh con bằng biện pháp sinh mổ. 

Sùi mào gà nếu không điều trị ảnh hưởng đến thai kỳ
Sùi mào gà nếu không điều trị ảnh hưởng đến thai kỳ

6.  Điều trị

6.1. Điều trị nội khoa

Bôi các chất như: Axit Trichloraxetic 80- 90%.

-Dung dịch Podophyllin 10- 25%. bôi rất tốt tổn thương biến mất sau 2-3 ngày bôi thuốc, bôi đúng vào tổn thương sau 4 giờ rửa đi, nếu cần tránh dây thuốc ra xung quanh bằng cách bôi vùng da lành quanh tổn thương bằng mỡ oxyde kẽm. Không dùng cho phụ nữ có thai và sùi mào gà ở vị trí cổ tử cung.

– Bôi dung dịch podophylotoxin, dung dịch Immiquimod, Interferon.

>>>>Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Á SỪNG – NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì?

6.2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh nên sử dụng biện pháp phẫu thuật để loại bỏ nốt sùi.

Đốt Sùi mào gà là phương pháp trị triệu chứng bệnh

– Phẫu thuật lạnh bằng ni tơ lỏng (cryotherapy): Nito lỏng ở -196 độ C gây bỏng lạnh vùng da bị sùi mào gà, khi da lành tổn thương sẽ bong đi và thay bằng lớp da mới. 

Laser đốt nốt sùi to, ở diện rộng, khó điều trị. Cắt bỏ tổn thương. Đốt điện, đốt CO2.

8. Tiên lượng và biến chứng 

– Bệnh dễ tái phát.

– Ở phụ nữ sùi mào gà ở âm đạo, cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời dễ hư biến thành ung thư cổ tử cung.Cần kiểm tra kính phết cổ tử cung (PAP Smear)

8. Phòng bệnh

+ Dùng bao cao su (condoms) trong quan hệ tình dục có thể giảm sự lây truyền của bệnh.

+ Tất cả phụ nữ đều nên làm xét nghiệm kính phết dịch cổ tử cung (PAP smear) hàng năm để phát hiện  có nhiễm HPV và phát hiện sớm ung thư.

+ Tất cả các bệnh nhân sùi mào gà cần đ­ược làm huyết thanh chẩn đoán giang mai và xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV.

B. SÙI MÀO GÀ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Bệnh danh sùi mào gà theo đông y

BS CK II Trần Thu Huyền chia sẻ: theo Đông y, sùi mào gà là biểu hiện của các chứng “táo hậu”, ‘’ táo vưu “ được hình thành do vệ sinh vùng kín không đảm bảo, gây thấp nhiệt ứ tại bì, lâu dần khiến cho niêm mạc hư tổn và phát bệnh.

2. Bệnh nguyên

Căn nguyên hình thành sùi mào gà là do thấp nhiệt hạ chú, vì vậy các bài thuốc uống được sử dụng thường có tác dụng tán kết, giải độc, thanh nhiệt và lợi thấp, ngoài ra còn nâng cao thể trạng của người bệnh đồng thời giảm thiểu những triệu chứng khó chịu bên trong cơ thể.

3. Điều trị

Vậy sử dụng Đông y điều trị Sùi mào gà trong những trường hợp nào?

  • Các trường hợp bệnh nhẹ, trong giai đoạn ủ bệnh hoặc giai đoạn bệnh mới khởi phát, đông y điều trị rất tốt
  • Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, hoặc đã có biến chứng, người bệnh vẫn cần sử dụng các phương pháp can thiệp Tây y. Đông y sẽ hỗ trợ cho Tây y điều trị và cải thiện các triệu chứng.
  • Các trường hợp sau khi điều trị can thiệp bằng các phương pháp Tây y, Đông y sẽ được sử dụng điều trị để nâng cao sức khỏe, và dự phòng tái phát sau điều trị hiệu quả.
  • Về mặt trị liệu, nguyên tắc chung là phải thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết bằng các bài thuốc kết hợp giữa cả thuốc dùng ngoài và dùng trong.
  • Vì đặc tính của bệnh là do virus nên sức khỏe của hệ miễn dịch có tác dụng rất lớn trong điều trị và phòng tránh tái phát. Đông y quan niệm hệ miễn dịch, sức đề kháng là ‘’chính khí ‘’. Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y còn chú trọng đánh vào gốc rễ, tăng cường sức khỏe, bồi bổ chính khí, từ đó làm cho hệ miễn dịch được nâng cao, giảm thiểu khả năng mắc bệnh, dự phòng tái phát rất hiệu quả.

Bài thuốc 1: Thương truật, Chi tử, Liên kiều , Sơn đậu căn, Cam thảo, Thổ phục linh, Hoàng bá, Hoàng cầm, Xạ can, Bản lam căn, Kim ngân hoa, Cúc hoa

Đem tất cả dược liệu đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang

Bài thuốc 2: Tỳ giải, thương truật, hoàng bá, đại thanh diệp, ý dĩ, thổ phục linh, đan bì, tử thảo, thông thảo, mã xỉ hiện (rau sam).

Đem tất cả dược liệu đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang

Bác sĩ Trần Thu Huyền điều trị cho bệnh nhân tai phòng khám Tuệ Y Đường
Bác sĩ Trần Thu Huyền điều trị cho bệnh nhân tai phòng khám Tuệ Y Đường

4. Thuốc dùng ngoài điều trị sùi mào gà

Tất cả các bài thuốc bôi ngoài da dùng điều trị trong bệnh sùi mào gà đều có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da, giảm sưng nóng tại vị trí nốt sùi.

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *