SÙI MÀO GÀ – NIỀM VUI CỦA BỆNH NHÂN SAU DÙNG MỘT ĐỢT THUỐC

Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do virut Human papilloma (HPV) – là một loại virut gây u nhú ở da và niêm mạc người gây nên. Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không an toàn.

Sùi mào gà là những u nhú màu hồng tươi hoặc hơi nâu, mềm, không đau, có dạng giống như hoa lơ hay mào của con gà, dễ chảy máu, đôi khi thấy ngứa.

Đây là một bệnh phổ biến lây qua đường tình dục. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và dương vật….

Hãy cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu về căn bệnh SÙI MÀO GÀ và phản hồi điều trị từ bệnh nhân thực tế tại phòng khám nhé!

Sùi mào gà – Bệnh dễ lây qua đường tình dục

Theo Bác sĩ Trần Thu Huyền, bệnh sùi mào gà là một căn bệnh xã hội khá phổ biến và ngày càng nhiều do thói quen sinh hoạt cùng sự phát triển của xã hội.

Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do virut Human papilloma (HPV) – là một loại virut gây u nhú ở da và niêm mạc người gây nên. Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không an toàn.

Mọi biểu mô của tổn thương sùi bong ra đều có chứa HPV, có thể lây dễ dàng do tiếp xúc trực tiếp ở những nơi có tổn thương. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.

SÙI MÀO GÀ DO HPV GÂY RA
SÙI MÀO GÀ DO HPV GÂY RA

Sùi mào gà gây tổn thương cơ quan sinh dục

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà từ 1 – 6 tháng. Người bệnh thấy xuất hiện những tổn thương u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, có dạng giống như mào của con gà, dễ chảy máu.

U nhú có thể mọc bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục: âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, thậm chí gặp cả ở miệng, họng.

Khi bệnh nặng, các u nhú có thể phát triển và thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

Ở phụ nữ u nhú thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Ở nam giới thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn.

Căn bệnh xuất hiện ở cả 2 giới, tuy nhiên, theo thống kê nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn do cấu trúc bộ phận sinh dục và thường đón nhận tinh dịch từ nam khi quan hệ. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng hơn 50% nữ giới mắc bệnh lý này do quan hệ tình dục.

Triệu chứng sùi mào gà ở nam

  • Dương vật, bìu xuất hiện các nốt sùi nhỏ li ti có màu hồng tươi hoặc hồng nhạt.
  • Hậu môn xuất hiện các nốt sần.
  • Khi nốt sần vỡ thấy chảy dịch màu trắng sữa.
  • Nam giới gặp khó khăn khi giao hợp hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu.

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ

  • Các nốt sùi có thể xuất hiện ở bên trong hoặc bên ngoài âm đạo, hậu môn và miệng.
  • Dịch âm đạo có mùi hôi, ngứa ngáy, nóng rát và chảy máu khi quan hệ.
  • Màu môi cô bé bất thường.
  • Đau rát khi tiểu, tiểu khó.
  • Môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, thiếu tự tin.

SÙI MÀO GÀ – THÓI QUEN KHÔNG NGỜ KHIẾN BẠN BỊ NHIỄM

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà là do Virus Human Papillomavirus (HPV). Loại này có khoảng 150 chủng với ít nhất 40 chủng lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, trong đó đặc biệt là HPV-16 và HPV-18.

Theo chuyên gia các yếu tố gây nhiễm bệnh bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không có dụng cụ bảo vệ an toàn: Không đeo bao cao su, đây là con đường gây bệnh phổ biến, có khoảng 90% bệnh nhân lây qua quan hệ tình dục do không an toàn.
  • Quan hệ bừa bãi không quan tâm đến tiền sử tình dục của bạn tình: Khi bạn tình mắc các bệnh lý đường tình dục, đặc biệt là sùi mào gà, người có quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
  • Có nhiều bạn tình: Việc quan hệ với nhiều bạn tình trong cùng 1 lúc có thể thỏa mãn nhu cầu, sở thích cá nhân song cũng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
  • Quan hệ tình dục sớm: Ngoài các căn bệnh như rối loạn nội tiết, rối loạn cương dương hay xuất tinh sớm thì việc quan hệ sớm có thể dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Sùi mào gà, giang mai, lậu, HIV,…
  • Có mẹ bị nhiễm virus HPV: Tuy rất hiếm gặp nhưng một số trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh lây truyền cũng có nguy cơ bị u nhú ngay từ khi còn bé.

Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà

Nếu bệnh nhẹ, tổn thương u nhú ít sẽ không hoặc ít gây đau đớn. Nếu khi các u nhú phát triển nhiều có thể gây đau, khó chịu khi đi lại, các u nhú có thể bị sây xát, chảy máu khi va chạm hoặc bội nhiễm, có mủ, sốt, nổi hạch ở bẹn.

Trong một số trường hợp, những triệu chứng của bệnh sùi mào gà có thể không rõ ràng hoặc không biểu hiện nên người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm virut.

Hoặc ở người bệnh có biểu hiện nhưng chủ quan không đi khám và điều trị, bệnh tiến triển thành mạn tính, dẫn đến các biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi ở phụ nữ mang thai và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, và dương vật….

TỔN THƯƠNG TRONG SÙI MÀO GÀ
TỔN THƯƠNG TRONG SÙI MÀO GÀ

Cảnh báo ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh sùi mào gà

Mụn cóc sinh dục là bệnh nguy hiểm với khả năng lây truyền nhanh, khiến người  mắc cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, tự ti,… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ

Ảnh hưởng tới tâm sinh lý xã hội

Sùi mào gà có thể gây ra sự kỳ thị, dẫn tới tình trạng phân biệt đối xử. Điều này khiến cuộc sống của người mắc trở nên căng thẳng, kèm theo đó là tâm lý tự ti, ngại giao tiếp, không thích chia sẻ. Kéo dài có thể khiến người bệnh mất ổn định về tâm lý.

Phát triển thành ung thư

Theo thống kê, có khoảng 10,2% sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở âm đạo, 5% ở hậu môn có thể phát triển thành ung thư. Ở nam giới, 15% trường hợp nhiễm virus HPV chuyển thành ung thư dương vật. Người nhiễm bệnh qua đường miệng có thể dẫn đến ung thư vòm họng, cổ họng…

Ảnh hưởng tới thai kỳ

Mắc bệnh trong thời gian mang thai, sùi mào gà sẽ phát triển nhanh hơn so với bình thường, có thể lan rộng và phá hủy mô, làm tắc đường sinh nở, tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp u nhú phát triển quá mức ở thành âm đạo, thành sẽ kém chun giãn và gây khó khăn khi sinh.

Biện pháp chẩn đoán chính xác

Hiện nay, để chẩn đoán bệnh sùi mào gà có rất nhiều phương pháp như:

  • Xét nghiệm máu: Được thực hiện trên mẫu máu của bệnh nhân, kết quả thường được trả sau 15 – 30 phút.
  • Xét nghiệm thông qua mẫu dịch: Xét nghiệm bằng việc lấy mẫu dịch của người mắc giúp các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán bệnh.
  • Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm ở u nhú hay nốt mụn để thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử, từ đó tìm virus gây bệnh.
  • Xét nghiệm bằng dung dịch axit axetic: Bệnh nhân sẽ được bôi dung dịch axit axetic lên phần da có nốt sùi trong khoảng từ 2 đến 5 phút, đối với vùng da nhiễm bệnh như hậu môn cần 15 phút. Khi mắc bệnh, các nốt sùi sau khi được bôi sẽ có dấu hiệu chuyển sang màu trắng.
  • Xét nghiệm type HPV – PCR: Là phương pháp xét nghiệm tìm type bệnh trong âm đạo của nữ giới, các bác sĩ khuyên rằng kết hợp HPV – PCR với xét nghiệm Pap để nâng cao hiệu quả chẩn đoán.
  • Xét nghiệm giang mai, HIV: Phương pháp này bác sĩ sẽ trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm qua vết loét trên da, dịch âm đạo, đem soi dưới kính hiển vi trường tối, tìm kiếm sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh.

Phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả nên áp dụng

Sùi mào gà có thể điều trị bằng thuốc, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất người mắc nên thực hiện một số thủ thuật để loại bỏ nốt sùi. Các biện pháp giúp điều trị triệt và được đánh giá cao hiện nay bao gồm:

Điều trị bằng mẹo dân gian

Chữa mụn cóc sinh dục bằng mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm, thực hiện ngay tại nhà, tiết kiệm chi phí là những ưu điểm được đánh giá cao. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, với trường hợp nốt sùi mọc dày, kích thước lớn, bệnh nhân không nên tự ý chữa tại nhà mà cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị triệt để. Một số mẹo chữa nốt sùi tại nhà được áp dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm:

  • Điều trị nốt sùi bằng tỏi tươi: Theo nghiên cứu trong tỏi có chứa allicin, dòng kháng sinh có khả năng kiềm hãm, tiêu diệt virus gây ra một số tuýp HPV. Người bệnh có thể sử dụng nước tỏi hoặc đắp bã tỏi lên bị trí nốt sùi hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Điều bằng lá tía tô: Lá tía tô là loại thực vật có khả năng ức chế sự phát triển của một số tuýp HPV dẫn tới bệnh sùi mào gà Bệnh nhân có thể lấy lá tía tô rửa sạch sau đó giã nát rồi bôi trực tiếp vào vùng da bị nhiễm, sử dụng khăn gạc cố định vị trí, chờ tới khi khô lại thì bỏ ra và rửa sạch với nước ấm hoặc muối sinh lý. Bạn nên duy trì thói quen này từ 1 – 2 tuần để thấy sự hiệu quả.
  • Chữa bệnh bằng giấm táo: Giấm táo cũng là một trong các thực phẩm có chứa nhiều axit tự nhiên có thể loại bỏ được virus HPV. Người bệnh chỉ cần sử dụng một ít bông gòn y tế để thấm nước giấm táo, sau đó tiến hành thoa đều lên vùng da bị nhiễm vào mỗi tối trước khi ngủ, sáng hôm sau tiến hành rửa lại bằng nước ấm.

SÙI MÀO GÀ HẬU MÔN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh sùi mào gà bằng thuốc tây

Sùi mào gà là bệnh lây nhiễm gây phiền toái cho nhiều bệnh nhân. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để, chủ yếu các biện pháp tập trung làm giảm triệu chứng, giảm tổn thương. Một số loại thuốc bôi hoặc uống thường được bác sĩ chỉ định:

  • Imiquimod (Aldara): Thuốc có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Khi sử dụng, người bệnh không nên quan hệ tình dục vì có thể làm giảm chất lượng, gây kích ứng da vùng kín của bạn tình.
  • Axit trichloroacetic: Là loại tương tự axit axetic, có thể đốt cháy nốt sùi, tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm đỏ da, kích ứng nhẹ, ngứa rát, đau, sưng…
  • Sinecatechin (Veregen): Sử dụng để điều trị các nốt sùi quanh hậu môn hay ngoài vùng kín.
  • AHCC: Thuốc uống cải thiện miễn dịch, diệt virus bên trong cơ thể.
  • Podophyllin và Podofilox: Có khả năng phá hủy mô của các nốt u nhú, tuy nhiên podofilox không được sử dụng cho khu vực trong cơ quan sinh dục, chống chỉ định với thai phụ. Tác dụng phụ của thuốc gây sưng đau, kích ứng da, ngứa rát,…
  • Interferon hoặc 5-fluorouracil: Thuốc có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên qua đó tiêu diệt virus HPV, sử dụng qua đường tiêm, chỉ áp dụng cho các tổn thương nhỏ, ít nghiêm trọng và chi phí cao.

Thuốc điều trị nốt sùi phải được sự chỉ định từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị loại bỏ khối u nhú

Các phương pháp thường được sử dụng điều trị loại bỏ khối u nhú gồm:

  • Liệu pháp lạnh: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng nitơ lỏng có nhiệt độ là -196oC để đóng băng tế bào gây nhiễm, từ đó chấm dứt sự phát triển của các nốt sùi. Khi thực hiện, bác sĩ dùng tăm bông thoa hoặc xịt nitơ lên nốt sùi khoảng 5-20 giây, đến khi có quầng mô đông lạnh khoảng 1mm. Thao tác làm lạnh được thực hiện 1 – 2 chu kỳ/lần với thời gian điều trị tối đa là 12 tuần để đạt hiệu quả.
  • Chấm Bichloroacetic (BCA) 80-90%, Trichloroacetic (TCA): Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định bệnh nhân chấm các loại axit như Trichloroacetic hay Bichloroacetic khi người bệnh có vùng tổn thương dạng sẩn. Việc chấm thuốc định kỳ trong tối đa 10 tuần giúp phá hủy các mô xung quanh, biện pháp gây sẹo nên thường được khoanh vùng bằng vaseline hay bicarbonate.
  • Phương pháp phá hủy tổn thương: Biện pháp nạo, đốt laser CO2, cắt,… thường được chỉ định để phá hủy tổn thương do các nốt sùi gây ra. Người bệnh sẽ được gây mê khi thực hiện thủ thật vật lý loại bỏ. Phương pháp này mang lại hiệu quả đến 96%, nguy cơ tái phát khoảng 19-29%, tuy nhiên để lại sẹo, nút hậu môn, thay đổi sắc tố da,..
ĐỐT ĐIỆN TRONG SÙI MÀO GÀ
ĐỐT ĐIỆN TRONG SÙI MÀO GÀ

Cần điều trị sớm sùi mào gà

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời khi thấy có triệu chứng hoặc nghi ngờ khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.

Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương u nhú chứ không thể tiêu diệt được virut gây bệnh.

Tùy theo vị trí và mức độ của tổn thương mà sẽ có chỉ định điều trị thích hợp như: chấm dung dịch thuốc, đốt điện hoặc laser, đốt lạnh bằng ni-tơ lỏng,… Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị và tái khám để đề phòng tái phát.

SÙI MÀO GÀ ĐIỀU TRỊ TẠI TUỆ Y ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Bên cạnh Tây y, bệnh lây truyền qua đường tình dục sùi mào gà cũng có thể được chữa trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc Đông y. Theo Đông y, sùi mào gà là biểu hiện của chứng “táo hậu”, được hình thành do vệ sinh vùng kín không đảm bảo, gây thấp nhiệt ứ tại bì, lâu dần khiến cho niêm mạc hư tổn và phát bệnh.

Bác sĩ Trần Thu Huyền có chia sẻ một ca bệnh khá điển hình, đây là bệnh nhân khá đặc biệt, mặc dù tổn thương khá nặng và nhiều nhưng lại đáp ứng rất nhanh, chỉ sau một tuần đầu dùng thuốc bệnh đã chuyển biến rất rõ rệt.

Hãy cùng theo dõi phản hồi điều trị tích cực sau một đợt dùng thuốc của bệnh nhân sùi mào gà nhé!

PHẢN HỒI SAU ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ
PHẢN HỒI SAU ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ

Từ xa xưa, Y Học Cổ Truyền cho rằng bất kì chứng bệnh nào cũng phải có sự kết hợp của 1 bài thuốc dùng ngoài và 1 bài thuốc dùng trong. Nhưng hiện nay, các phương pháp Y Học Cổ Truyền đã dần được cải tiến, các bài thuốc có thể dùng trị liệu độc lập với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị các trường hợp bệnh nặng.

Đặc biệt hơn, các bài thuốc Đông y còn dùng để dự phòng những tái phát sau các liệu pháp gây hoại tử tổ chức do y học hiện đại.

Tuy nhiên, hiện tại việc chữa trị sùi mào gà bằng Đông y thường được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Với bệnh có mức độ nghiêm trọng, Đông y chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng. Ngoài ra ở một số trường hợp, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y sau khi điều trị bằng y học hiện đại nhằm dự phòng tình trạng tái phát.

Sùi mào gà là bệnh lý không thể điều trị triệt để. Vì vậy ngay cả khi bạn áp dụng các biện pháp từ Tây y, bệnh vẫn có thể tái phát sau một thời gian nhất định. Để hạn chế việc hình thành nốt sùi mới, bạn nên kết hợp giữa bài thuốc Đông y và các biện pháp từ y học hiện đại.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555

Tin liên quan

8 thoughts on “SÙI MÀO GÀ – NIỀM VUI CỦA BỆNH NHÂN SAU DÙNG MỘT ĐỢT THUỐC

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Em dùng thuốc gì rồi, dùng lâu chưa? Phòng khám Đông Y Tuuej Y Đường chuyên điều trị sùi mào gà rất hiệu quả bằng thuốc yhct dưới dạng thuốc uông, thuốc bôi và đắp em nhé
      Nếu ở gần em qua phòng khám ở 166 Nguyễn Xiển hoặc để lại sđt hoặc liên hệ qua hotline 0789503555 đặt lịch khám để các BS thăm khám cho mình sớm nhất nhé

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Thuốc đông y có rất nhiều loại, tùy theo từng bệnh, từng thể bệnh mà dùng thuốc khác nhau. Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường chuyên điều trị sùi mào gà bằng thuốc yhct gồm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đắp rất hiệu quả em nhé. Đã có nhiều bệnh nhân dùng thuốc đông y do các BS của phòng khám kê và có kết quả rất tốt.
      Em vui lòng để lại sđt hoặc liên hệ qua hotline 0789503555 để được khám và tư vẫn sớm nhất

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Sùi mào gà do virus HPV gây u nhú ở người gây nên. Việc đốt các nốt sùi chỉ có thể giải quyết các nốt sùi nhìn được bằng mắt thường còn các nốt sùi nhỏ li ti thì thường bỏ sót và virus vẫn còn tồn tại trong máu nên các nốt sùi hoàn toàn có thể mọc lại ở vị trí đã đốt hoặc bất kì vị trí nào bạn nhé

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Sùi mào gà trong hậu môn bạn có thể đốt bằng đốt điện hoặc laser. Trong trường hợp nhẹ bạn có thể dùng thuốc để điều trị bạn nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *