Màu sắc kinh nguyệt- kênh thông tin phản ánh sức khỏe bên trong của phụ nữ.

Kinh nguyệt là 1 phần rất quan trọng trong đời sống sức khỏe của người phụ nữ, ở mỗi người sẽ khác nhau về ngày hành kinh, chu kì kinh, lương kinh và đặc biệt màu sắc kinh nguyệt rất quan trọng, nó giúp ta nhận biết những biến đổi về sức khỏe bên trong như thế nào, khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường, ngoài ra còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, ….

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCKII Trần Thu Huyền tại phòng khám Tuệ Y đường.

Màu sắc kinh nguyệt nói cho bạn biết điều gì?
                                                      Màu sắc kinh nguyệt nói cho bạn biết điều gì?

1. Đặc điểm sinh lý kinh nguyệt.

Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng sẽ xuất hiện khi phụ nữ bước vào tuổi dậy thì và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Chu kì kinh nguyệt được biết đến như sự thay đổi về mặt sinh lý được thực hiện bởi hệ thống hormon sinh dục của cơ thể người nữ, bao gồm estrogen và progesterone.

Hiện tượng sinh lý chu kì kinh nguyệt gắn liền với sự chảy máu có tính chất chu kì hằng tháng từ tử cung ra bên ngoài cơ thể, nguyên nhân do bong niêm mạc tử cung bởi ảnh hưởng của sự thay đổi đột ngột các hormon sinh dục trong cơ thể. Sinh lý kinh nguyệt được diễn ra bởi hoạt động của hệ trục dưới đồi, Tuyến Yên và buồng trứng.

Hoạt động của hệ trục này xảy ra và tác động lên tử cung gây ra hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ. Hormon GnRh được giải phóng từ vùng dưới đồi tác động lên thuỳ trước của tuyến yên, kích thích sản sinh ra FSH và LH. Hormon GnRH kích thích các nang noãn ở buồng trứng phát triển lớn dần. Mức độ LH tăng cao sẽ cùng FSH làm cho nang noãn chín, kích thích quá trình phóng noãn.

Khi các nang noãn đã lớn dần lên, các tế bào hạt ở vỏ nang sẽ tiết chế hormone sinh dục Estrogen. Sau khi quá trình phóng noãn xảy ra, hoàng thể được hình thành tại nơi nang noãn vỡ ở vị trí trên bề mặt buồng trứng, tiết chế Progesterone và một phần Estrogen.

Hormone Estrogen có tác dụng lên nội mạc tử cung làm nó trở nên dày hơn và tăng sinh các ống tuyến. Còn quá trình tiết chế Progesterone sẽ tác dụng lên các ống tuyến của nội mạc tử cung khiến cho bộ phần này trở nên ngoằn ngoèo và tiết dịch nhầy nhiều hơn.

Sau thời gian khoảng 14 ngày khi phóng noãn, nồng độ 2 hormone Estrogen và Progesterone giảm đột dẫn đến tình trạng bong niêm mạc tử cung và xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Khi estrogen và Progesterone tăng cao đến một mức độ nhất định sẽ tác động ngược lên vùng dưới đồi, ngưng tiết hormon GnRH và ngược lại.

>>>>Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viếtÁ SỪNG – NÊN và KHÔNG NÊN ăn gì?

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thể bắt đầu từ khi bước vào dậy thì (khoảng 12 đến 17 tuổi) cho tới khi hết thời kì mãn kinh (từ 45 đến 55 tuổi). Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể bao gồm các giai đoạn:

Chu kì kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt bình thường.

1.1. Giai đoạn kinh nguyệt (hành kinh)

Đây là thời kỳ mà lớp niêm mạc cùng dịch nhầy bong ra và được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo. Có rất nhiều triệu chứng xuất hiện khi đến giai đoạn kinh nguyệt như: đau lưng, đau bụng,… và thường hết hẳn khi kỳ hành kinh kết thúc.

Mỗi kỳ hành kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Nếu chu kỳ này thường xuyên kéo dài hơn thì có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề về sức khỏe sinh sản và cần đi thăm khám sớm.

1.2. Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng là giai đoạn bắt đầu của chu kỳ rụng trứng, diễn ra từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi rụng trứng.

Dưới tác dụng của tuyến yên, hormone sẽ được tiết ra và kích thích buồng trứng sản xuất ra từ 5-20 nang trứng. Những nang trứng này thường ở giai đoạn nguyên thủy (chưa trưởng thành) và chỉ có một nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành.

Cũng chính sự phát triển của các nang trứng sẽ kích thích lớp niêm mạc dày lên để trứng thụ tinh và làm tổ

1.3. Giai đoạn rụng trứng

Sự rụng trứng thường được diễn ra vào khoảng ngày thứ 14 của một chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Mỗi chị em có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau nên việc xác định thời điểm rụng trứng ở mỗi người, mỗi chu kỳ là khác nhau. 

Khi nang trứng phát triển sẽ dẫn đến sự gia tăng nồng độ Estrogen trong cơ thể và tiết ra hormone giải phóng Gonadotropin (GNRH). Hormone này sẽ làm nhiệm vụ thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra hormone Luteinising (LH) và FSH nhiều hơn. 

Sau đó, hormone LH sẽ kích thích sự rụng trứng. Trứng được phóng vào ống dẫn trứng và di chuyển về phía tử cung.

Sự rụng trứng thường diễn ra sau 28-36 giờ kể từ thời điểm hormone LH được tiết ra. Đây cũng chính là thời điểm vàng để thụ thai thành công. 

>>> SÙI MÀO GÀ – Dấu hiệu nhận biết & triệu chứng của bệnh

1.4. Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn hoàng thể được hình thành khi trứng rụng và nang trứng bị vỡ. Sau thời gian khoảng 2 tuần, nang trứng biến đổi thành một cấu trúc gọi là hoàng thể. Tại cấu trúc này sẽ giải phóng Progesterone cùng với một lượng nhỏ Estrogen. Các hormone này sẽ kết hợp lại và giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh làm tổ.

  • Nếu trứng được thụ tinh, chúng sẽ bám vào niêm mạc tử cung và tạo ra các hormone cần thiết duy trì hoàng thể gồm Gonadotropin (HCG). Sau đó, hoàng thể tiếp tục sản xuất Progesterone để duy trì niêm mạc dày lên và phục vụ cho quá trình mang thai.
  • Nếu quá trình mang thai không diễn ra thì hoàng thể sẽ dần tan rã sau khi rụng trứng hoặc tan rã khi bắt đầu một chu kỳ kinh mới. Khi hoàng thể bị vỡ, các tế bào sẽ ngừng sản sinh Progesterone và chính sự sụt giảm Progesterone dẫn đến việc nội mạc tử cung bị phá vỡ. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu.

Thông thường, giai đoạn hoàng thể sẽ kéo dài từ 12-16 ngày, tuy nhiên tùy theo chu kỳ kinh của từng người mà có thể khác. Nếu giai đoạn hoàng thể là 12 ngày thì nó sẽ diễn ra từ 11-13 ngày của chu kỳ kinh. Còn nếu kéo dài sau 13 ngày thì đó có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline  hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

2. Những biến đổi về màu sắc kinh nguyệt.

  • Màu hồng nhạt: Kinh nguyệt có màu hồng nhạt là màu sắc biểu thị nồng độ estrogen ở mức thấp. Khi chơi thể thao quá mức đặc biệt là chạy bộ sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nồng độ estrogen bị giảm xuống. Nếu 1 tháng xảy ra hiện tượng đó thì không đáng lo ngại, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì cần chú ý vì có thể sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ.
Sắc kinh màu hồng- liệu có phải là bệnh lý?
Sắc kinh màu hồng- liệu có phải là bệnh lý?
  • Màu trong như nước: Kinh nguyệt hầu như không có màu như màu đỏ thông thường mà gần giống như nước hay có màu hồng rất nhạt. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu chất dinh dưỡng.
  • Màu nâu đậm hoặc đỏ đậm: Khi kinh nguyệt có màu nâu đậm thường sẽ xảy ra ở đầu hoặc cuối kì kinh khi mà kinh nguyệt vẫn còn sót lại ở bên trong, bị oxy hóa mà biến thành màu nâu. Đây là hiện tượng sinh lý mà không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Vón cục kèm máu đông: Lượng máu kinh bị vón cục, dẻo và kèm theo các cục máu đỏ đậm là do nồng độ progesterone thấp và estrogen cao gây ra. Tình trạng này không đáng ngại nếu như cục máu đông xuất hiện ít và nhỏ.
  • Nhưng nếu kích thước lớn và lượng máu đông ra nhiều thì cơ thể đang bị mất cân bằng nội tiết tố hoặc mắc bệnh u xơ tử cung. Cần theo dõi vài tháng và kết hợp với các triệu chứng kèm theo để có thể sẽ đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Hình thái kinh ra máu đông vón cục.
Hình thái kinh ra máu đông vón cục.
  • Màu xám và màu đỏ lẫn lộn: Nếu xuất hiện kinh nguyệt có màu hỗn hợp này có thể do dấu hiệu đang mang thai hoặc có thai mà ra máu bất thường như trên là dấu hiệu nguy cơ xảy thai sớm. Nếu không có thai mà xuất hiện kinh nguyệt có màu đỏ xám lẫn lộn thì đó là tín hiệu bị nhiễm trùng qua đường tình dục.
  • Màu đỏ tươi: Màu đỏ tươi như dâu tây trong thời kì kinh nguyệt được xem là cơ thể khỏe mạnh. Điều đó có nghĩa là lớp niêm mạc được rơi ra và máu chảy qua hệ thống sinh dục nhanh chóng.
  • Màu cam: Kinh nguyệt có màu cam là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Nếu kinh nguyệt có màu cm và có mùi hôi và kèm theo đau bụng nhiều thì cẩn thận chú ý các nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
    Các hình thái màu sắc kinh nguyệt thường gặp
    Các hình thái màu sắc kinh nguyệt thường gặp

    3. Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

Nếu có kèm theo các bất thường sau đây thì bạn nên gặp bác sĩ:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường 
  • Chu kì kinh bất thường: Thay đổi về độ dài và lượng từ tháng này qua tháng khác.
  • Mất kinh hơn 3 chu kì liên tiếp.
  • Ra máu âm đạo sau mãn kinh.
  • Kinh ra có mùi khó chịu bất thường.
  • Ngứa ở ngoài hoặc xung quanh âm đạo.
  • Đau bụng.
Hình ảnh bác sĩ tại Tuệ Y Đường đang khám bệnh
Hình ảnh bác sĩ tại Tuệ Y Đường đang khám bệnh

Trên đây là bài chia sẻ của Bác sĩ Huyền về các hình thái màu sắc kinh nguyệt.  Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể tìm được phương pháp điều trị thích hợp cho bản thân hoặc những người xung quanh nếu gặp phải tình trạng này.  Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *