MẨN NGỨA DƯỚI GÓC NHÌN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Mẩn ngứa khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, dễ tái phát và gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh thường không gây hậu quả quá nghiêm trọng nhưng rất khó chịu. Nhưng khi điều trị bằng thuốc Tây y bệnh thường dễ bị đi bị lại và kèm theo những tác dụng phụ của thuốc nên lựa chọn điều trị bằng YHCT sẽ giúp bệnh nhân tránh được những nhược điểm khi dùng thuốc Tây y mà hiệu quả tốt.

Hôm nay Bs Đoàn Dung – Bác sỹ khám bệnh tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường sẽ cùng các bạn tìm hiểu Mẩn ngứa trong YHCT gồm các thể nào, cơ chế và điều trị như thế nào nhé!

Hình ảnh tổn thương sẩn ngứa.
Hình ảnh tổn thương sẩn ngứa.

A. Mẩn ngứa theo đông y

Bệnh này là một loại bệnh viêm da cấp tính, á cấp tính hoặc mạn tính, Đông y do bộ vị phát sinh mẩn ngứa bất đồng mà có các tên gọi “Tẩm dâm sang”, “Toàn nhĩ sang”, “Thận nang phong”, “Thấp độc sang”. Đặc trưng chủ yếu là : Vùng bệnh ngứa ngáy, đồng thời ửng đỏ dày đặc, phù nề, mụn đỏ, bọc nước, bấy nhầy, rỉ dịch, kết mài, bong tróc, dạng như vảy nến, tổn hại nhiều hình thức, thường phân bố đối xứng, hay phát tác lặp đi lặp lại.
Bs Đoàn Dung chia sẻ bệnh nguyên của Mẩn ngứa theo YHCT đa số là do thấp nhiệt nội uẩn, ngoại cảm phong tà, phong thấp nhiệt tà kết tụ ở da mà gây ra:

  • Như thấp thiên thịnh, thì rỉ dịch, bấy nhấy ;
  • Nhiệt thiên thịnh, thì ửng đỏ dày đặc;
  • Phong thiên thịnh thì ngứa ngáy khó chịu.
  • Bệnh lâu không lành, hao tổn dịch huyết, có thể dẫn đến huyết hư hoặc huyết táo.
Bs Đoàn Dung và Bs Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Bs Đoàn Dung và Bs Thu Huyền đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

Bạn đọc có thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Bs Đoàn Dung cho biết trong YHCT mẩn ngứa sẽ được chia làm hai thể chính:

1. Mẩn ngứa cấp tính: 

Mẩn ngứa rất đa dạng, có thể thấy chấm đỏ, mụn đỏ, bọc nước, bọc mủ, nước vàng đầm đìa, mùi tanh mà dính, hoặc kết mài vàng, hoặc dần dần bấy nhầy, rất ngứa ngáy, hay phát ở vùng mặt, vùng cổ, nách, háng, bều dái, âm hộ, hậu môn. Tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo bón. Rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt sác.

  • Trị pháp: Khu phong thanh nhiệt lợi thấp
  • Phương dược
  • Nhiệt thịnh dùng Long đảm tả can thang khử Đương qui, gia Thiền thối 2 chỉ.
  • Thấp thịnh dùng Vị linh thang gia giảm: Hậu phác 35 chỉ, Trần bì 2–3 chỉ, Phục linh 3–5 chỉ, Trạch tả 3-5 chỉ, Trư linh 3 chỉ, Bạch tiên bì 1 lượng, Nhân trần 3–5 chỉ.
  • Ngoại trị pháp

(1) 5% Hoàng liên tố pha nước thoa hoặc rửa chỗ bệnh.
(2) Thanh đại tán: Thanh đại 2 chỉ, Hoàng bá 2 chỉ, Đoạn thạch cao 4 chỉ, Hoạt thạch 4 chỉ, hợp chung tán nhuyễn, dầu vừng trộn đều thoa ngoài.

(3) Tân tam diệu tán: Hàn thủy thạch 1 lượng, Hoàng bá 5 chỉ, Thanh đại 1 chỉ, hợp chung tán nhuyễn. Người có rỉ dịch có thể rắc trực tiếp, người không rỉ dịch dùng Dầu vừng hoặc Dầu đậu nành trộn đều thoa; ửng đỏ nổi bật, trước dùng Long đảm thảo nấu nước rửa, sau đó dùng phương này.

Hình ảnh tổn thương Mẩn ngứa
Hình ảnh tổn thương Mẩn ngứa

2. Mẩn ngứa mạn tính

Thường do cấp tính chuyển biến mà có, da biến dày và sần sùi, nếp da sâu thêm, mẩn nhô cao, ven biên đa số rõ ràng, sắc mờ nâu, ngứa ngáy dị thường, hay phát ở vùng đầu mặt, mu bàn tay, khoeo tay, khoeo chân, vùng mông, cẳng chân, bều dái. Chất lưỡi đỏ bệu, rêu vàng mỏng, mạch huyền tế sác,

  • Trị pháp: Dưỡng huyết khu phong trừ thấp.
  • Phương dược: Tứ vật thang gia Địa phu tử 4 chỉ, Phòng phong 3 chỉ, Bạch tật lê 3 chỉ, Thiền thoái 2 chỉ, Thương truật 3 chỉ.
  • Ngoại trị pháp
    (1) Ngũ thạch tán: Hàn thủy thạch, Thạch cao, Băng phiến, Xích thạch chỉ, Lô cam thạch, mỗi vị bằng nhau, tán nhuyễn, dùng nước, mật trộn đều thoa ngoài, mỗi ngày 2 – 3 lần.
    (2) Khô phàn, Đoạn thạch cao mỗi vị 20 gr, Hùng hoàng 7 gr, Băng phiến 1 gr, tán nhuyễn, gia vaselin 200gr, trộn đều thoa ngoài.
    Bác sỹ Da liễu Đoàn Dung lưu ý: Mẩn ngứa bất luận cấp tính hoặc mạn tính, nên tránh gãi, tránh kích thích cục bộ, ít ăn tôm cua, các thức ăn dễ gây dị ứng.

>> Bạn đọc tham khảo: MỀ ĐAY: Nguyên nhân, triệu chứng và các dạng thường gặp [1]

Mẩn ngứa điều trị bằng Y học Cổ Truyền
Mẩn ngứa điều trị bằng Y học Cổ Truyền

 Nghiệm phương.

Đông thảo dược
(1) Ý dĩ nhân 1 lượng, Hoàng bá 4 chỉ, Thương truật 4 chỉ, Bạch tiên bì 3 chỉ, Bồ công anh 5 chỉ, sắc uống. Thích hợp dùng cho dịch rỉ ra nhiều.
(2) Sinh địa 4 chỉ, Đương qui 2 chỉ, Bạch tiên bì 5 chỉ, sắc uống. Thích hợp dùng cho mẩn ngứa mạn tính.
(3) Xà sàng tử 3 chỉ, Địa phu tử 3 chỉ, Bạch tiên bì 3mchỉ, Khổ sâm 3 chỉ, sắc uống. Thích hợp dùng cho ngứa ngáy tương đối nhiều.
(4) Sao ngô thù du 1 lượng, Hải phiêu tiêu 7 chỉ, Lưu hoàng 2 chỉ. Hợp chung tán nhuyễn, người có rỉ dịch rắc khô, người không rỉ dịch trộn Dầu vừng thoa, cách ngày 1 lần, sau khi rắc hoặc thoa rồi băng lại.
2. Châm thích liệu pháp
Thủ huyệt : Khúc trì, Huyết hải, Dương lăng tuyền.Phương pháp: Mỗi ngày 1 lần, thủ pháp kích thích vừa phải.

B. Mẩn ngứa theo Tây Y

1. Chỉ điểm tác nhân khiến bạn bị nổi mẩn ngứa trên da

1.1. Như thế nào là nổi mẩn ngứa?

Nổi mẩn ngứa là hiện tượng da bỗng nhiên nổi lên các nốt mẩn đỏ gây ngứa rất khó chịu. Tùy thuộc vào tác nhân gây nên hiện tượng này ở từng người mà tính chất nốt mẩn sẽ có sự khác nhau, thời gian cùng tần suất lặp lại của cơn ngứa cũng không giống nhau.

Đại đa số mọi người thường bị nổi mẩn ngứa ở những vùng da hở như cổ, mặt, chân, tay,… hoặc cũng có người bị khắp toàn thân. Phản xạ chung khi các nốt mẩn xuất hiện là đưa tay lên gãi, việc làm này vô tình khiến cho tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn và da dễ phải chịu những tổn thương gây sẹo xấu về sau hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng.

1.2. Tác nhân khiến bạn bị nổi mẩn ngứa trên da là gì?

Mẩn ngứa nổi trên da có thể là do bệnh ngoài da nhưng cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý nội sinh. Cụ thể các tác nhân gây nên hiện tượng này gồm:

– Mề đay

Đây là một dạng phát ban dị ứng có thể tập trung thành từng mảng nhỏ trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng cũng có khi lan rộng khắp toàn thân. Mặc dù bệnh mề đay không nguy hiểm nhưng cơn ngứa do nó gây ra rất khó chịu, khiến cuộc sống và công việc bị giảm chất lượng, thậm chí có những người bị mất ngủ vì ngứa do nổi mề đay.

Triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay là: da nổi một vùng ban trắng hoặc đỏ gây ngứa ngáy. Các nốt mề đay không giống nhau về hình dạng và kích thước, thời gian mắc bệnh có thể chỉ vài tháng nhưng cũng có khi kéo dài tới vài năm.

– Hội chứng đỏ mặt

Triệu chứng điển hình của hội chứng này là da nổi mụn nhọt, đỏ, sưng tấy, làm cho các mạch máu bên dưới da giãn cách từ đó sinh ra cảm giác ngứa ngáy. Các chuyên gia cho rằng hội chứng đỏ mặt có liên quan đến cơ chế di truyền, yếu tố tâm lý, thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời.

– Chàm da

Chàm thường khiến cho da bị ngứa, nổi mẩn đỏ, đôi khi nốt mẩn có thể rỉ máu hoặc dịch. Nốt mẩn đỏ gây ngứa do chàm hay xuất hiện ở khuỷu tay, mặt, mắt cá chân, cổ,…

– Phát ban nhiệt

Khi thời tiết quá nóng, da đổ nhiều mồ hôi làm tắc nang lông cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các nốt phát ban nhiệt. Triệu chứng điển hình của ban là mẩn ngứa tập trung thành các mảng sưng, đỏ bên dưới da.

– Vảy nến

Triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến là: da có mảng đỏ ngứa, sần sùi, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp vảy mỏng. Do vảy nến có mối liên hệ mật thiết với hàng rào bảo vệ da và hệ miễn dịch nên việc bổ sung dưỡng ẩm, vitamin, khoáng chất sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng do bệnh gây ra.

– Liken phẳng

Liken phẳng là hiện tượng viêm da do rối loạn hệ thống miễn dịch với triệu chứng điển hình là có vết mẩn ngứa tạo thành mảng màu tím hoặc đỏ trên da. Bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với dị ứng da, nhiễm trùng và căng thẳng. Bệnh có thể cải thiện rất tốt sau 6 – 9 tháng nếu được điều trị bằng biện pháp phù hợp.

2. Điều trị mẩn ngứa

Nhìn chung, nổi mẩn ngứa chỉ là triệu chứng của một bệnh lý nhất định và tác nhân gây ra nó không giống nhau ở mọi trường hợp. Vì thế, muốn nhanh chóng chấm dứt nó một cách hiệu quả thì việc cần làm là phải tìm ra chính xác tác nhân khiến nó hình thành.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi bị nổi mẩn ngứa là cách tốt nhất giúp bạn biết được tình trạng mà mình đang gặp phải. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị bệnh phù hợp. Điều trị Tây y thường sử dụng các loại thuốc kháng histamin để xoa dịu, cắt nhanh cơn ngứa và loại bỏ các nốt mẩn ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này cần phải do bác sĩ chỉ định và người bệnh muốn điều trị hiệu quả cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Cách phòng tránh

Dù thực hiện trị nổi mẩn ngứa bằng Đông hay Tây y thì người bệnh cũng nên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ chăm sóc da và sinh hoạt hợp lý với một số lưu ý:

– Dùng khăn sạch nhúng nước lạnh rồi đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa ngay khi chúng xuất hiện.

– Cố gắng tránh cào gãi vào nốt mẩn để không tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công da, làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Lưu ý tránh các yếu tố dị nguyên nếu cơ thể có tiền sử dị ứng.

– Không sử dụng hóa chất hay mỹ phẩm trong thời gian bị mẩn ngứa vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tổn thương trên da.

– Không nên tắm nước nóng bởi nó dễ làm cho da bị mất nước và có các mảng bong tróc.

– Tăng cường bổ sung vitamin C và khoáng chất bởi đây chính là chất chống oxy vừa tăng cường đề kháng cho cơ thể vừa giúp cho nốt mẩn đỏ nhanh chóng biến mất.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề Mẩn ngứa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *