Bèo cái có chữa được Mẩn ngứa, Mề đay không?

Bèo cái là vị thuốc dân gian, rất thông dụng, dễ tìm nhưng tác dụng của nó thì không hề đơn giản như thế. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt. Cùng Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc Nam này nhé.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BS CKII Trần Thị Thu Huyền Trưởng khoa khám chữa bệnh tại phòng khám

Mề đay là gì?

Bác sỹ CK II Trần Thị Thu Huyền chia sẻ Mề đay là một bệnh ngoài da với biểu hiện là các sẩn phù cao hơn bề mặt da, có thể nổi vài phút hoặc vài tiếng rồi biến mất không để lại dấu vết gì.

Hình ảnh Mề đay ở lưng
Hình ảnh Mề đay ở lưng

Các thể của Mề đay:

 Mề đay dưới 6 tuần thì được coi là mề đay cấp và có thể dùng các thuốc kháng histamin để điều trị.

Còn mề đay trên 6 tuần là mề đay mãn tính, trong trường hợp này các thuốc kháng Histamin không còn tác dụng nữa nên sẽ cần đến thuốc Đông y điều trị vào gốc bệnh từ bên trong.

MỀ ĐAY VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!

Mề đay theo Y học Cổ Truyền là gì?

Mề đay là chứng bệnh phát ra ở ngoài bì phu, theo Đông y mề đay thuộc chứng ấn chẩn, ban chẩn, phong chẩn khối, tầm ma chẩn của Y học cổ truyền. Nếu nổi thành từng quầng đỏ thì gọi là ban, nếu mọc thành từng nốt lấm chấm thời gọi là chẩn.

Bèo cái có chữa được mề đay không?
Bèo cái có chữa được mề đay không?

Nguyên nhân sinh bệnh theo YHCT có thể là:

  •  Ngoại nhân:

Cảm thụ phong hàn hoặc phong nhiệt, uẩn tích tại bì phu khiến dinh vệ mất điều hòa.

  • Ăn uống:

Do trường vị thấp nhiệt lại cảm phong tà uất tại cơ bì, hoặc ăn chất tanh lạnh, ký sinh trùng đường ruột gây thấp nhiệt nội sinh.

  • Bẩm thụ cơ thể suy nhược:

Khí huyết bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn, huyết hư sinh phong, khí hư nên vệ khí không giữ được bên ngoài, phong tà xâm nhập sinh bệnh.

  • Tình chí:

Tình chí nội thương, hai mạch xung nhâm mất sự điều hòa, can thận bất túc, da cơ thiếu dinh dưỡng sinh phong sinh táo.

Bèo cái

Bèo cái, Bèo ván hay Bèo tai tượng – Pistia stratiotes L., thuộc họ Ráy – Araceae.

Hình ảnh cây Bèo cái
Hình ảnh cây Bèo cái

Mô tả:

Cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi, có nhiều lông như nhung và không thấm nước. Buồng hoa nhỏ độ 1cm, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang 2 hoa trần: hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau; ở phần giữa có hoa lép thành vẩy; hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mọng chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng:

Toàn cây tươi hoặc đã chế biến khô của bèo cái- Herba Pistiae.

Nơi sống và thu hái:

Bèo cái là loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới. ít khi gặp cây có hoa.

Thu hái toàn cây quanh năm, nhất là mùa hạ khi đang phát triển tốt thường dùng tươi, không phải chế biến gì đặc biệt.

Thành phần hoá học:

Bèo cái chứa 93,13% nước; 6.87% chất khô; 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulos, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, 0,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (75% kali chlorua, 25% kali sulfat). Toàn cây bèo cái có một chất gây ngứa tan trong nước.

BS Trần Thu Huyền và BS Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS Trần Thu Huyền và BS Đoàn Dung thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

Tính vị, tác dụng:

Bèo cái có vị cay, tính lạnh; có tác dụng giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Theo Bác sỹ CK II Trần Thị Thu Huyền Bèo cái là vị thuốc dân gian. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt… Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema. Bèo khô dùng hun trừ muỗi.

Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống, mỗi ngày 4-10g khô, Tươi: 20-40g. Dùng ngoài nấu nước rửa.

Lưu ý: Người tự ra mồ hôi, cơ thể yếu mệt không uống.

Bèo cái có chữa được mề đay không
Bèo cái có chữa được mề đay không ?

Ðơn thuốc:

  1. Dùng tươi: Chữa đau mặt sưng ngứa, đau mắt, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù, dùng Bèo cái bỏ rễ, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm (30g) sắc uống và xông rửa.
  2. Dùng khô: Bèo cái chữa Mề đay, mẩn ngứa, dùng 50g Bèo rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2-3 ngày.

Lưu ý:

  • Ðồng thời với việc bèo cái chữa Mề đay  đắp ở bên ngoài, nên uống những thang thuốc giải độc có Kim ngân hoa, Bồ công anh.
  • Khi uống nước Bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.
  • Mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và không có tác dụng thay thế cho chỉ định từ bác sĩ.
  • Chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ, trên da chưa xuất hiện tổn thương thứ phát hay bị nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không dùng khi tình trạng viêm nhiễm lan tỏa trên diện rộng hay có kích hoạt bội nhiễm.
  • Trước khi dùng cần chú ý rửa sạch thuốc đặc biệt là dùng tươi vệ sinh bằng nước muối loãng cho thật sạch.
  • Trong quá trình áp dụng mẹo chữa này nếu có bất thường phát sinh, cần ngưng ngay và có thể liên hệ với các bác sỹ tại Đông Y Tuệ Y Đường.
  • Bác sỹ Trần Thị Thu Huyền lưu ý mặc dù được ghi nhận là có thể đáp ứng với bệnh tổ đỉa nhưng mẹo dùng Bèo cái là kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Tốt nhất, người bệnh nên cẩn trọng tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng. Việc dùng không đúng cách rất đễ khiến các vấn đề rủi ro phát sinh làm tổn thương da nặng nề thêm.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline:0789.502.555– 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *