MỀ ĐAY VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT !? [2]

Bệnh mề đay là gì? Có nguy hiểm hay không? Các cách chữa trị theo Tây y và Đông y khác nhau như thế nào? Hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường đi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Dưới góc nhìn của Tây y mề đay (còn gọi là bệnh mày đay) là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

1. Bệnh mề đay là gì?

Mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.

Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,… Trên cùng một bệnh nhân, đôi khi có nhiều yếu tố kết hợp gây mề đay.

2. Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Mề đay mẩn ngứa là một bệnh thường xuyên và dễ mắc phải do các yếu tố dị nguyên từ môi trường

Thậm chí, người bệnh mề đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm.

Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.

Trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu từ lá khế”

Đặc biệt, bệnh mày đay thường rất khó phát hiện nguyên nhân dù đôi khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, việc điều trị mề đay gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.

3. Bệnh mề đay có lây không?

Theo các bác sĩ, mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm. Nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần ở các bệnh nhân nhưng không thể lây từ người này sang người khác. Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,…

4. Bệnh mề đay có tự khỏi được không?

Mề đay có tự hết khôngMề đay bao lâu thì khỏi? Trả lời cho câu hỏi này, theo các bác sĩ, mề đay cấp tính có thể mất dần theo thời gian và khỏi hoàn toàn trong một vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nếu là bệnh mề đay mãn tính thì rất lâu khỏi, có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau nhức, khó thở,… bệnh nhân nên sớm điều trị dị ứng, nổi mề đay để đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

Để chữa khỏi bệnh mề đay, người bệnh cần loại bỏ các nguyên nhân gây kích ứng, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng histamin, corticosteroid hay các loại thuốc điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Riêng các trường hợp bị nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi rất thấp. Đặc biệt, nổi mề đay do di truyền thường tái phát nhiều lần dù bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với các trường hợp này, các phương pháp điều trị chỉ là giải pháp tạm thời để giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.

“Mề đay và những xét nghiệm máu cần biết”

5. Phòng ngừa bệnh mề đay như thế nào?

Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng thì sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh. Cách phòng ngừa bệnh như sau:

  • Người có cơ địa dị ứng với các chất trong phấn rôm, xà bông tắm, hải sản,… không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nữa;
  • Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Nếu bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ;
  • Người bị nổi mề đay do hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… không nên sử dụng hoặc dùng găng tay có độ dày thích hợp khi tiếp xúc với các tác nhân này;
  • Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,… Đồng thời, không mặc đồ quá chật để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng tại chỗ;
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, mạt nhà,…
  • Hạn chế sinh hoạt trong các môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da khô, kích ứng, tái phát bệnh da dị ứng theo mùa;
  • Người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này;
  • Lông thú cũng là một trong các dị nguyên gây mề đay thường gặp
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh;
  • Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc nếu nguyên nhân nổi mề đay là do stress;
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giải nhiệt như đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng,… và các loại nước ép cà rốt, cam, mật ong, bưởi,…;
  • Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.

Tuy bệnh mề đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,… người bệnh nên sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn da liễu.

Dưới góc nhìn của Đông y Chứng mề đay trong sách Trung y gọi là ” Ẩn chẩn ” , tên gọi này có trong sách ” Tố Vấn – Tứ thời thích nghịch tùng luận ” .Sự sản sinh của mề đay là do thấp nhiệt nội ẩn, lại bị nhiễm phong hàn, uất kết ở cơ phu mà thành .

  1. Chứng mề đay phát sinh như thế nào?

Thông thường người ta cho rằng chứng mề đay cũng rất có quan hệ với sự nhạy cảm của cơ thể đối với loại vật chất nào đó. Lúc phát bệnh trên da dẻ sẽ xuất hiện mảng phong ngứa lớn nhỏ không nhất định, ngứa dữ dội, đôi khi kèm có đau bụng, hít thở khó khăn. Theo ” Thiên kim yếu phương ” nói rằng, ẩn chẩn ( mề đay ) có hai loại là Xích chẩn và Bạch chẩn.

Chỗ bị đau đều như bị muỗi chích, trong lòng phiền muộn, da ngứa, phát sinh lặp đi lặp lại, khi dùng tay gãi ngứa luôn từ đó mà nối mảng đỏ. Xích chẩn( mề đay dạng nóng ) hay phát bệnh vào lúc khí hậu nóng bức, lúc trời lạnh thì dần dần biến mất.

Bạch chẩn (mề đay dạng hàn) thì phát bệnh lúc trời lạnh. Bất kể Xích chẩn hoặc Bạch chẩn,thường xuyên dễ bị mắc phải nhất là người cảm mạo. Phong thấp và mề đay luôn có quan hệ mật thiết với nhau, người bị bệnh phong thấp dễ mắc chứng mề đay, ngược lại người bị bệnh mề đay cũng dễ mắc chứng phong thấp.

2. Làm cách nào phòng ngừa mề đay?

Nguyên tố gây ra bệnh mề đay rất nhiều, dạng thường gặp có như: dị ứng khí hậu, dị ứng thức ăn, dị ứng dược vật. Chủ yếu có dạng phong nhiệt tương bác. Dạng này có nổi mảng phong đỏ, khi sờ có cảm giác nóng, gặp trời nóng bệnh nặng thêm, được lạnh thì giảm nhẹ, có chứng trạng như lòng phiền muộn, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Thứ yếu có dạng phong hàn ngoại tập. Dạng này nổi mảng phong màu nhạt hơn hoặc màu trắng, khi gặp gió nhiễm lạnh, hoặc tiếp xúc nước lạnh thì bệnh tình thêm nặng, được ấm thì giảm nhẹ, đôi khi có chứng trạng sợ gió, sợ lạnh, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng. Với dạng phong nhiệt tương bác, nên dùng cách chữa bằng sơ phong thanh nhiệt, có thể dùng Phòng phong thông thánh tán, hoặc Long đảm tả cản thang.

Với dạng phong hàn ngoại tập, có thể chọn dùng cách chữa bằng sơ phong tán hàn và uống Quế chi thang, hoặc Ma hoàng thang gia giảm. Ngoại trị có thể dùng Bách bộ tây phương sắc nước ngâm nửa, hoặc dùng Cửu hoa phấn thoa ngoài, phấn này thích hợp với các dạng bệnh mề đay, nhưng khi da bị gãi xước lúc dùng nên thận trọng.

Ngoài ra có thể dùng 500 gam mì cám cho vào chảo xào nóng, vừa xào vừa rưới Giấm vào, lấy xoa thân lúc còn nóng. Nhưng đó chỉ thích hợp cho chứng mề day do phong hàn ngoại tập gây ra. Về phương diện phòng ngừa, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, để mà bài trừ.

Ví dụ như nên kiêng dùng những thức ăn nào hoặc dược vật nào sẽ gây dị ứng cho cơ thể, tránh tiếp xúc những vật phẩm nào dễ gây dị ứng. Còn phải chú ý đến sự biến hóa của khí hậu, điều tiết nóng lạnh cho thích hợp, tăng cường tập luyện thể thao, cải thiện thể chất, tùy theo sự biến đổi của thời tiết mà kịp thời gia giảm quần áo.

Phàm gặp nóng hoặc lạnh kích thích mà bệnh tái phát, không cần thiết lánh tránh quá độ, có thể tiếp xúc từng bước và tăng dần thời gian tiếp xúc, để cần thích ứng.

3. Những phương chữa mề đay

1. QUẾ CHI THANG ( ” Thương hàn luận ” )
Hiệu quả: Chữa bệnh mề đay.

Thành phần dược liệu: Quế chi 9 gam, Bạch thược 9 gam, Gừng tươi 9 g, Táo đỏ 4 quả.

Cách thực hiện: Đem tất cả dược vật trên sắc nấu với nước. Lấy nước trong bỏ bã thuốc.

Cách dùng: Uống lúc thuốc còn nóng. Sau khi uống thuốc ăn một cháo loãng hoặc nước nóng, để khiến thân thể hơi vã mồ hôi. Giải thích: Phương này thích hợp cho những người nổi mảng phong ngứa màu trắng trên da, nhất là những bộ vị để lộ ra ngoài, gặp thời tiết giá rét hoặc sau khi ra gió thì bệnh sẽ tái phát hoặc thêm nặng, gặp phải thời tiết nóng thì giảm nhẹ, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoãn.

Quế chi trong phương là vị thuốc phát tán phong hàn, có thể tận ôn thông dương, hòa dinh giải cơ, có thể trừ đi phong tà tại biểu Quế chi và Bạch thước hợp lại dùng có thể điều hòa khí dinh vệ của cơ thể con người. Gừng tươi có thể trợ giúp Quế chỉ giải biểu tán hàn. Táo đỏ có thể trợ giúp Bạch thược ích dương hòa dinh. Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

Năm vị thuốc hợp dùng có tác dụng giải cơ khu phong, điều hòa dinh vệ. Trung y cho rằng: Tà khí khách trú tại da, lại gặp phong hàn tượng chiết, thì nổi ẩn chẩn ( mề đay ) phong ngứa.

( Theo ” Chư bệnh nguyên hầu luận “.Phong hàn tà khí xâm nhập vào giữa tấu đến bệnh mề đay.Vì phương này có công hiệu sơ phong tán hàn, lý của cơ phu và bì mao, không thể thấu đạt ra ngoài thì sẽ dẫn điều hòa dinh vệ, nên chứng mề đay do phong hàn gây ra có hiệu quả chữa trị rất tốt.

2. PHƯƠNG HOA BÌ TÁN ( ” Ngự dược viên phương ” )

Hiệu quả: Chủ trị chứng mụn ghẻ toàn thân, mề đay và mụn trứng cá trên mặt.

Thành phần dược liệu: Hoa bì 150 gam, Kinh – giới tuệ 75 gam, Chích Cam thảo 75 gam, Hạnh nhân 75 gam, Chỉ xác 150 gam . Cách thực hiện: Hoa bì đem thiêu thành tro. Cam thảo sao mật ong. Hạnh nhân bỏ vỏ, cho vào nồi cho thêm một chén nước sắc cô, cô đến lúc còn nửa chén nước, thì vớt Hạnh nhân ra để nguội.

Chỉ xác bỏ vỏ, dùng than nướng, đến lúc sắp nướng thành tro, lấy ra để trên một tờ giấy đã thấm nước, để Chỉ xác nguội tự nhiên trên giấy . Tiếp sau là đem Hoa bì, Kinh giới tuệ, Chích Cam – thảo, Chỉ xác cùng tán thành bột mịn hỗn hợp. Hạnh nhân tán riêng; yêu cầu tán càng mịn càng hay. Rồi đem hai loại bột thuốc trộn đều là thành.

Cách dùng: Mỗi lần uống 7 gam bột thuốc sau mỗi bữa cơm rượu ấm, một ngày uống ba lần.

Giải thích: Phương này là phương hữu hiệu dùng chữa bệnh ngoài da, như mề đay, mụn trứng cá trong cung đình đời Nguyên . Hoa bì trong phương là vỏ cây Hoa thụ, có thể thanh nhiệt giải độc, giỏi về chữa nhọt độc ung sưng. Kinh – giới tuệ có thể tán phong nhiệt, tiêu nhọt sưng. Hạnh nhân tức là hạt của trái Hạnh tử, có thể chữa các chứng ghẻ lở và loại trừ mụn trứng cá trên mặt. Ngoài ra Hạnh nhân còn khổ tiết giáng khí, nhuận trường thông tiện.

Đại tiện thông thì có lợi cho loại trừ mụn trứng cá. Chỉ xác hành khí , chữa phong mề đay toàn thân. Trong y cho rằng sự sản sinh của chứng mề đay và mụn trứng cá đều có quan hệ với phong. Y học hiện đại cho rằng sự phát sinh của mề đay phần nhiều có liên quan đến dị ứng.

Mà nghiên cứu dược lý tỏ rõ Chỉ xác có tác dụng chống dị ứng .Cam thảo có thể thanh nhiệt giải độc, đồng thời còn tác dụng chống viêm, chống dị ứng.Toàn phương tuy chỉ có năm vị dược vật, nhưng lại có thể sở phong thanh nhiệt, giải độc giảm ngứa, có hiệu quả chữa trị tốt về các bệnh ngoài.

3. PHÒNG PHONG THÔNG THÁNH TÁN ( ” Tuyên minh luận phương ” )

Hiệu quả: Chữa trường vị thấp nhiệt gây ra chứng mề đay.

Thành phần dược liệu: Phòng phong, Kinh giới, Liên kiều, Ma hoàng, Bạc hà, Xuyên khung, Đương qui , Bạch thược ( sao ) , Bạch truật , Sơn chi , Đại hoàng , Mang tiêu mỗi loại 15 gam . Thạch cao , Hoàng cầm , Cát cánh , mỗi loại 30 gam . Cam thảo 60 gam , Hoạt thạch 90 gam.

Cách thực hiện : Trước tiên sao qua Bạch truật. Dùng rượu chung Đại hoàng. Tiếp đó đem tất cả dược vật cùng tán thành bột mịn hỗn hợp.

Cách dùng: Mỗi lần uống 6 – 12 gam bột thuốc, pha với nước để uống. Mỗi ngày 2 – 3 lần.

Giải thích: Phương này thích hợp trong trường hợp những người nổi mảng phong ngứa trên da màu đỏ, ngứa ngáy kèm có hiện tượng vùng ngực dạ dày khó chịu, vùng bụng sinh đầy, táo bón, hoặc có nôn mửa, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt sác. Trong phương, Kinh giới , Phòng phong , Ma hoàng , Bạc hà nhẹ phù thăng tán, giải biểu tán hàn có thể khiến phong nhiệt bệnh tà theo mồ hôi ra ngoài mà giải.

Đại hoàng, Mang tiêu, có thể phá kết thông phủ.Chi tử, Hoạt thạch giáng hỏa lợi thủy, khiến tà của phong nhiệt tiết ở hạ, theo đại tiện mà ra. Thạch cao, Cát cánh, thanh phế tả vị. Xuyên khung, Đương qui, Thược dược có thể điều can hòa huyết. Liên kiều, Hoàng cầm có thể thanh tả nhiệt ở trung thượng tiêu, Bạch truật kiện tỳ táo thấp, Cam thảo hòa dược hộ vị.

Tất cả vị thuốc trên hợp dùng, có thể làm cho phong nhiệt thấp và phân tán từ trên và dưới, có công hiệu giải biểu thông lý, sơ phong thanh nhiệt, hóa thấp giải độc.

Trung y cho rằng, ngày thường ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều những thức ăn cay nóng, mùi vị nồng nặc và các món tôm cá, thì táo thấp. Cam thảo có thể khiến nội sinh thấp nhiệt, lúc thấp nhiệt mà bên trong không sợ tiết được, bên ngoài không thể tuyên thông thì sẽ uất kết ở da thịt mà từ đó phát sinh bệnh mề đay. Bởi vì phương này có thể sơ phong giải biểu, lại có thể thanh lợi thấp nhiệt ở trường vị, nên có thể chữa lành chứng mề đay do thấp nhiệt trường vị gây ra.

Mọi thắc mắc hay câu hỏi về da liễu bạn đọc có thể liên hệ với BS.CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp kịp thời.

Tin liên quan

10 thoughts on “MỀ ĐAY VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT !? [2]

  1. Thongdong says:

    Tốt quá ạ, tôi đang tìm cách chữa bệnh mề đay 8 năm rồi mà không có hiệu quả. Đến khám có phải đặt lịch trước không nhỉ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      bạn bị những vị trí nào? bạn có thể nhắn trực tiếp qua số 0789.502.555 để bác sĩ hỗ trợ đặt lịch sớm nhất cho bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      tuỳ từng thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kết hợp thuốc uống và thuốc lau bôi bên ngoài để điều trị bệnh hiệu quả nhất bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      bạn có thể nhắn trực tiếp qua số 0789.502.555 để bác sĩ hỗ trợ đặt lịch sớm nhất cho bạn nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      em nên kiêng ăn các đồ ăn như hải sản, thịt gà , không tắm bằng xà phòng hoá chất, nên tắm bằng các loại lá có tính sát khuẩn như lá kinh giới, lá tía tô bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *