PHÒNG NGỪA BỆNH DA LIỄU MÙA HÈ

Bệnh da liễu mùa hè thường gặp là bệnh gì? Làm thế nào để phòng ngừa và xử lý?

Chúng ta thường dành nhiều thời gian hơn ở ngoài trời hơn vào mùa hè để đi tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời, côn trùng và thực vật độc có thể gây ra một số căn bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè. Vì vậy hãy cùng mình là Trần Hoa lắng nghe Ths BsCKII Trần Thị Thu Huyền – trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Đông Y Tuệ Y Đường  chia sẻ Một số mẹo đơn giản sau đây mà mọi người có thể thực hiện để tránh một số bệnh da liễu thường gặp vào mùa hè nhé.

1. Thưa bác sĩ, một câu hỏi mà Trần Hoa nhận được từ rất nhiều khán giả đó là một trong những bệnh da liễu hay gặp vào mùa hè thì tình trạng mụn trứng cá trên da mặt trở nên nặng hơn, thì không biết là bác sĩ có cách nào khắc phục được tình trạng trên không ạ?

Bác sĩ Huyền trả lời: 

Khi mồ hôi trộn lẫn với vi khuẩn và dầu trên da, nó có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Đây cũng là một tình trạng bệnh da thường gặp. Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, nên thực hiện các mẹo sau:

– Thấm mồ hôi trên da bằng khăn hoặc vải sạch. Tuy nhiên chỉ nên thấm mồ hôi mà không nên lau mồ hôi vì có thể gây kích ứng da, dẫn đến nổi mụn. Ngoài ra các bạn cũng nên giặt sạch quần áo thấm mồ hôi, băng đô, khăn tắm và mũ trước khi mặc lại  kèm với việc sử dụng các sản phẩm không gây mụn trên mặt, cổ, lưng và ngực của bạn. Hạn chế trang điểm vì mùa hè mồ hôi da nhiều cộng với lớp trang điểm sẽ làm bít tắc lỗ chân lông của bạn và làm nặng hơn tình trạng mụn.

Hạn chế trang điểm khi da bị nổi mụn
Hạn chế trang điểm khi da bị nổi mụn

2. Thế còn tình trạng Da khô cũng là một trong những tình trạng bệnh da liễu, với bệnh này thì nên làm gì thưa bác sĩ?

 Bác sĩ Huyền trả lời: 

Khi không khí ngoài trời nóng và ẩm, bạn vẫn có thể bị khô da kích ứng. Thủ phạm lớn nhất là dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời, hồ bơi và ngồi phòng máy lạnh kéo dài. Nếu da của bạn bắt đầu khô và kích ứng, thì bác sĩ có một vài mẹo nhỏ như sau:

Tìm hiểu thêm: VIÊM NANG LÔNG – NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Các bạn cần luôn nhớ bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời, và nên sử dụng các loại kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng, SPF 30+ và khả năng chống nước. Ngoài ra bạn cũng nên dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa sạch da, chú ý một số loại xà phòng và sữa tắm có nhãn “kháng khuẩn” hoặc “chất khử mùi” có thể làm khô da của bạn.

Một tip nữa đó là hãy tắm vòi hoa sen và ngâm mình trong nước ấm thay vì tắm nước nóng, bởi vì nước nóng dễ làm khô da của bạn hơn. Và sau khi tắm xong chúng ta nên thoa kem dưỡng ẩm để dưỡng da, giữ cho da có một độ ẩm thích hợp, giúp giảm thiểu tình trạng khô da.

Với những bạn hay phải làm việc trong môi trường điều hòa cả ngày thì nên bật máy phun sương để tạo ẩm. Và da khô cũng được coi là một tình trạng bệnh da liễu.

Nên bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da
Nên bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da

3. Vâng thưa bác sĩ, một căn bệnh da liễu mà cũng rất hay gặp vào mùa hè đó là bệnh Viêm nang lông, thì chúng ta có cách gì để phòng tránh tình trạng này ko ạ?

 Bác sĩ Huyền trả lời: 

Mùa hè khí hậu nóng ẩm, da thường tiết ra nhiều mồ hôi kèm với bụi bẩn bám vào từ bên ngoài khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc làm xuất hiện tình trạng viêm nang lông. Các nang lông bị nhiễm trùng trông giống như mụn nhọt, nhưng chúng có xu hướng ngứa và mềm.

Để giảm nguy cơ bị viêm nang lông trong mùa hè này các bạn nên: Thay quần áo thường xuyên, đặc biệt sau khi tập thể dục thể thao, đồng thời tẩy da chết đều đặn để giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông – căn bệnh da liễu gây mất thẩm mĩ rất nhiều. Ngoài ra bạn cũng nên Mặc quần áo rộng rãi và được làm từ các chất liệu nhẹ, thấm hút mồ hôi.

Không thực hiện các biện pháp như triệt lông, was lông hay sử dụng các loại dầu làm bít tắc lỗ chân lông, như vậy sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm. Ngoài ra khi tắm, bạn cũng không nên tắm nước quá nóng. Các loại mỹ phẩm dưỡng da cũng cần phải lưu ý để tránh tình trạng viêm nang lông.

Dùng dao cạo chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông
Dùng dao cạo chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm nang lông

4. Vâng thưa bác sĩ, mùa hè thì có rất nhiều em bé bị tình trạng Rôm sảy, thì không biết chúng ta có cách nào có thể khắc phục được tình trạng bệnh da liễu này không thưa bác sĩ?

 Bác sĩ Huyền trả lời: 

Rôm sảy là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Mùa hè nóng bức khiến Các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn và gây ra rôm sảy ở trẻ nhỏ. Do mồ hôi không thoát ra được nên sẽ đọng lại dưới da, gây phát ban và các nốt mụn nhỏ li ti, ngứa ngáy.

Các bà mẹ nên cho các bạn nhỏ mặc quần áo nhẹ, rộng rãi bằng chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi. Không nên ủ các bé quá chặt khiến bé nóng, nên bật điều hoà để hút ẩm và làm khô thoáng lỗ chân lông của bé.

Nếu rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu, ba mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi giảm ngứa. Tuy nhiên cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng. Tuyệt đối không để bé gãi nhiều, gây trầy xước, vỡ mụn, khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, gây bội nhiễm. 

Ngoài ra khi trẻ xuất hiện các nốt rôm sảy thì các bà mẹ có thể tắm cho trẻ các loại nước lá như lá kinh giới, lá khổ sâm,… để tình trạng bệnh da liễu này được ổn định. Các loại lá này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp điều trị hiệu quả tình trạng rôm sảy của bé.

Rôm sảy là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè
Rôm sảy là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè

Nếu có bất kì câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ tới 0789502555 để được trợ giúp kịp thời.

6. Ngoài ra thì tình trạng da bị cháy nắng vào mùa hè cũng rất được quan tâm ạ, mong bác sĩ có thể tư vấn cho khán giả được biết các cách phòng tránh bệnh da liễu gặp vào mùa hè.

 Bác sĩ Huyền trả lời: 

Bị cháy nắng có thể làm hỏng niềm vui mùa hè và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Bạn có thể ngăn ngừa da bị cháy nắng bằng cách Đội mũ rộng vành, đeo kính râm, áo dài tay và quần dài khi có thể ngoài ra luôn nhớ Bôi kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng, SPF 30+ và khả năng chống nước mỗi khi ra ngoài trời.

>>> NẤM DA 1 NĂM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU 1 ĐỢT THUỐC

Chú ý: Thoa kem chống nắng đúng cách là thoa trước khi ra nắng 20 – 30 phút, thoa lại sau mỗi 1 – 2 giờ hoặc ngay sau khi chơi thể thao, tiếp xúc nước. Nếu bạn bơi nhiều, nên chọn kem chống nắng không thấm nước. Một lưu ý nữa là nên thoa toàn bộ cơ thể, đừng bỏ sót vùng tai, gáy, môi, quanh mắt, ngón chân,…

Ngoài ra: Thoa kem chống nắng thôi cũng chưa đủ, bạn cũng cần bảo vệ da bằng các lớp quần áo. Nếu bạn không muốn mặc quá nhiều quần áo thì cũng đừng quên đeo kính râm và đội mũ rộng vành nhé! Kính và mũ giúp bảo vệ mắt và mái tóc – những bộ phận mà kem chống nắng không thể bảo vệ được.

Gió ở biển rất mạnh, cộng với nắng nóng khiến bạn ra mồ hôi và mất nước nhiều. Vì thế, để làn da không bị khô nứt, thiếu sức sống, bạn nên uống đầy đủ nước. Lượng nước này nhiều hơn bình thường và nên được chia nhỏ, đều trong ngày. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thêm trái cây, rau xanh để tăng cường Vitamin C và E, giúp da chống nắng tốt hơn.

Nếu vùng da cháy nắng đỏ lên và rát thì nên tránh nắng ngay và thoa các loại kem dưỡng dịu nhẹ giúp nhanh làm lành vùng da bị cháy nắng.

Hiện tại, tại Phòng khám Tuệ Y Đường, bác sĩ Trần Thị Thu Huyền đã và đang điều trị thành công rất nhiều trường hợp bệnh da liễu bằng thuốc y học cổ truyền phù hợp với từng người một. Có thể là thuốc thang sắc, hoặc sẽ được Bác sĩ cô thành cao hay viên thành thuốc hoàn để mọi người dễ bảo quản, dễ sử dụng.

BS Huyền điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh về da tại Tuệ Y Đường
BS Huyền điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh về da tại Tuệ Y Đường

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về bệnh da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác Sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Người viết: Bs Nguyễn Dương

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *