VIÊM NANG LÔNG – NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Viêm nang lông không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nếu thời tiết thay đổi nhanh, quá nóng hoặc quá lạnh thì nguy cơ viêm nang lông trẻ em càng cao. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng về tình trạng viêm nang lông. Nếu biết cách chăm sóc, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị tại bệnh viện. Ngày hôm nay hãy cùng mình lắng nghe BS Trần Thị Thu Huyền, BS CKII YHCT, Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường chia sẻ về căn bệnh viêm nang lông ở trẻ em nhé!

1. Bác sĩ giải thích rõ hơn về tình trạng Viêm nang lông trẻ em cho các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn được không ạ?

Bác sĩ Huyền: Viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở trong nang lông của trẻ. Đó là một túi nhỏ trong lớp biểu bì của da có chức năng kiểm soát sự phát triển của lông và tóc. Ở trẻ em, viêm lỗ chân lông thường xảy ra trên các bộ phận của cơ thể bị ma sát chẳng hạn như da tay chân, lưng và mông. Ma sát do quần áo và mồ hôi có thể làm tắc nghẽn và kích ứng các nang lông. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh có trên bề mặt da dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây viêm nhiễm. 

2. Vậy Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông ở trẻ em được kể đến nhiều nhất là gì ạ. 

Bác sĩ Huyền: Viêm nang lông ở trẻ em thường xảy ra do một trong những nguyên nhân sau: 

  • Di truyền: Ba mẹ bị viêm nang lông có nguy cơ lây bệnh cho trẻ. 
  • Do trẻ chưa được vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Vệ sinh cá nhân hàng ngày là điều quan trọng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu da không sạch sẽ có nguy cơ bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông, làm tắc nghẽn và gây ra phản ứng viêm trên lỗ chân lông. Ở trẻ nhỏ, việc tắm rửa, vệ sinh da hàng ngày cần phải được chú ý hơn. 
  • Vào mùa hè là thời điểm các bé thường đi bơi ở các công viên nước, bể bơi công cộng. Nếu hồ bơi không được vệ sinh thường xuyên theo tiêu chuẩn, trẻ em tắm ở hồ bơi có thể mắc một số bệnh ngoài da trong đó có bệnh viêm nang lông. 
  • Việc sử dụng một số loại thuốc mỡ làm tắc nghẽn nang lông của trẻ. 
  • Các bệnh về tuyến bã nhờn, trẻ còn quá nhỏ, hoạt động của tuyến bã nhờn chưa ổn định nên nếu tiết nhiều dầu sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm. 
  • Một số trẻ có nguy cơ bị viêm nang lông cao hơn những trẻ khác trong các trường hợp sau trẻ bị chàm hoặc bị mụn trứng cá. Trẻ phải dùng kháng sinh quá lâu, trẻ có vết thương hở, nhiễm trùng da,trẻ bị tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch,…

Mời các bạn tham khảo: Phân biệt Viêm nang lông và Mụn trứng cá

3. Làm thế nào để biết được  trẻ có đang bị viêm nang lông không ạ, thưa bác sĩ?

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông

Bsĩ HuyềnKhi trẻ em bị viêm nang lông, có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Các nang lông sưng lên, phát ban nhỏ, thường có màu đỏ hoặc trắng. 
  • Các nốt ban này có thể chứa mủ, dễ vỡ ra và sau đó đóng vảy. 
  • Viêm nang lông thường gây ngứa ngáy, thậm chí đau đớn. Đặc biệt khi bệnh đã gây nhiễm trùng thì biểu hiện này càng rõ ràng hơn. 
  • Bất kỳ vùng nào trên cơ thể cũng có thể bị viêm nang lông nhưng những vùng ẩm ướt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là vùng nách, bẹn, mông và bộ phận sinh dục. 
  • Lông quăn dưới da: Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nang lông. Lông không mọc thẳng trên da như bình thường mà cuộn vào trong. Các bậc cha mẹ hãy chú ý quan sát cơ thể trẻ để nhận biết sớm các triệu chứng bệnh và điều trị viêm nang lông.

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề da liễu cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789502555 để được tư vấn trực tiếp

4. Vậy khi có con bị viêm nang lông thì bố mẹ nên lựa chọn cách điều trị nào ạ.

BS Huyền thăm khám cho các bé tại Tuệ Y Đường
BS Huyền thăm khám cho các bé tại Tuệ Y Đường

Bác sĩ Huyền: Ở mức độ viêm nang lông nhẹ, ba mẹ có thể cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ ngay tại nhà

  • Tắm rửa cho trẻ hàng ngày: Trẻ bị viêm nang lông nên tắm thường xuyên để giữ vệ sinh cơ thể. Điều này có thể giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, ngăn ngừa bội nhiễm, giúp nang lông nhanh lành hơn. Mẹ có thể dùng các loại sữa tắm dành cho bé. Dùng khăn mềm lau khô người cho trẻ. Tránh gãi mạnh và tắm nước nóng cho trẻ.
  • Duy trì độ ẩm: Viêm nang lông ở trẻ em có thể gây ngứa dữ dội hơn khi làn da khô. Do đó, giữ ẩm cho da của trẻ có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Hãy nhớ rằng chỉ nên chọn những sản phẩm được thiết kế riêng cho trẻ.
  • Ba mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn. Ngoài nước lọc ba mẹ nên cho trẻ uống nước hoa quả, nước canh, nước luộc rau. Đây là một nguồn rất giàu vitamin và khoáng chất. 
  • Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái cho trẻ giúp vùng da bị thương khô ráo, không bị ma sát và tốc độ tái tạo da nhanh hơn. Các mẹ nên lựa chọn chất liệu mỏng, thoáng mát và có khả năng thấm hút cao. Thay quần áo cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là sau khi trẻ tập thể dục hoặc ra nhiều mồ hôi. Quần áo và khăn tắm của trẻ em nên được giặt riêng, phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ nấm và vi khuẩn. 

5. Vậy Đối với trường hợp nặng thì sẽ điều trị như thế nào ạ?

Bác sĩ Huyền: Trường hợp da bị viêm nặng, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện da liễu khám và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được sản xuất dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da. 
  • Thuốc trị nấm: Nếu có nguy cơ bị nấm, hãy liên hệ với bác sĩ để có lời khuyên dùng thuốc trị nấm để ức chế sự phát triển của mầm bệnh. 
  • Thuốc NSAID: Tác dụng chống viêm nang lông và giảm đau. 
  • Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm ngứa nhanh chóng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Khi bệnh chuyển sang mãn tính, bệnh viêm da này sẽ khó điều trị hơn. Nếu trẻ không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc một số phương pháp như liệu pháp ánh sáng, triệt lông vĩnh viễn bằng laser, tiểu phẫu nếu da có mụn nhọt quá to.

Nhìn chung, bệnh viêm nang lông trẻ em nếu được điều trị sớm sẽ giúp da nhanh lành và hạn chế để lại sẹo trên da. Tùy vào tình trạng của bé và nguyên nhân gây viêm nang lông mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất. 

6. Vậy Biến chứng có thể gặp nếu trẻ em bị viêm nang lông là gì ạ thưa bác sĩ?

Bsi HUyền: Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây ra các biến chứng như:

  • Bội nhiễm vi khuẩn, lở loét da
  • Nhiễm trùng máu
  • Hình thành mụn nhọt, mụn đinh râu
  • Viêm mô tế bào
  • Khu vực da bị bệnh tổn thương vĩnh viễn, để lại sẹo và các đốm thâm đen mất thẩm mỹ trên da bé.
  • Rụng tóc nhiều dẫn đến hói do ảnh hưởng của bệnh viêm nang lông ở da đầu.

7. Viêm nang lông nên ăn những loại thực phẩm gì?

 Viêm nang lông là bệnh ngoài da phổ biến. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng viêm da. Các bác sĩ đã liệt kê một số loại thực phẩm nên ăn để bệnh nhanh chóng khỏi. Vậy viêm nang lông nên ăn những loại thực phẩm gì ạ?

Những thức phẩm giàu vitamin C rất tốt cho người bị viêm nang lông
Những thức phẩm giàu vitamin C rất tốt cho người bị viêm nang lông

Bsi Huyền: Các chuyên gia da liễu cho biết, viêm lỗ lông không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể tái phát suốt cả đời. Bằng cách hạn chế kích ứng và chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian bị tái phát. Chế độ ăn ưu tiên các nhóm sau: 

Chất chống oxy hóa 

  • Đây là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng vì khi cơ thể nhận đủ dưỡng chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ làm lành tổn thương và giảm viêm nhiễm nhanh chóng. Nhóm trái cây có chứa chất chống oxy hóa cao như các loại quả mọng dâu tây, việt quất, mâm xôi, dứa,…

Nhóm thực phẩm thải độc da

  • Viêm lỗ chân lông là tình trạng viêm da chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu tiết ra độc tố phá hủy nang lông và gây viêm nhiễm. Do đó, việc giải độc từ các nhóm thực phẩm sẽ hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó tốt nhất là bạn nên uống nhiều nước. Trung bình uống 2 lít nước lọc mỗi ngày giúp thanh lọc máu trong cơ thể và giảm tiết dầu trên da. 
  • Các loại nước ép trái, nước chanh giúp giải độc da và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho làn da khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung đậu xanh vào thực đơn hàng ngày. Đây là thực phẩm thanh nhiệt giải độc rất hiệu quả và được đông y công nhận.

Nhóm thực phẩm phục hồi da

Khi làn da đang bị tổn thương bạn nên cung cấp các chất dinh dưỡng giúp tái tạo và phục hồi lại da nhanh chóng.

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành sẹo do viêm da. Nhờ bổ sung vitamin C mà làn da trở nên trắng sáng hơn.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: Khoai lang, đu đủ, cà chua,… Có hàm lượng vitamin A cao nhanh chóng sản sinh ra collagen và giúp tái tạo da. 

Đọc thêm: Thăm khám bệnh nhân Viêm nang lông / Mề đay mẩn ngứa

8. Vậy với những trường hợp nhẹ thì bố mẹ có thể xử lý cho con bằng những cách nào tại nhà ạ. Mong bsi cho biết ạ.

Bác sĩ Huyền: 

Cách trị viêm nang lông ở trẻ nhỏ bằng lá trầu không

Lá trầu không từ xa xưa tới nay được biết đến là loại nguyên liệu có tính nóng giúp tiêu viêm, khử trùng nhẹ nhàng. Dùng lá trầu không là lựa chọn phù hợp để trị viêm nang lông cho bé, đem tới sự an toàn với da của trẻ.

  • Lấy 10 – 15 lá trầu không rửa sạch
  • Cho lá trầu không vào nồi nước rồi đun sôi
  • Sau đó, pha nước lá trầu không với 1 chậu nước
  • Sử dụng nước này tắm cho bé hoặc vệ sinh vùng da bị viêm nang lông
Điều trị viêm nang lông ở trẻ bằng cách tắm lá trầu không
Điều trị viêm nang lông ở trẻ bằng cách tắm lá trầu không
  • Chữa viêm nang lông ở trẻ em với lá trà xanh

Ngoài trầu không, bạn cũng có thể sử dụng lá trà xanh để đun nước tắm cho bé hàng ngày. Nhờ khả năng sát khuẩn, diệt trùng, lá trà xanh sẽ giúp tình trạng viêm nang lông của trẻ cải thiện rõ rệt.

  • Lấy một nắm lá trà xanh (15 – 20 lá) rửa với nước muối
  • Bỏ lá trà xanh vào nồi nước to đun rồi để nguội
  • Sử dụng nước lá trà xanh tắm hoặc vệ sinh cơ thể cho trẻ nhỏ.
Tắm lá chè xanh cho trẻ bị viêm nang lông
Tắm lá chè xanh cho trẻ bị viêm nang lông
  • Trị viêm nang lông cho trẻ bằng dầu dừa

    Dầu dừa trong điều trị viêm nang lông
    Dầu dừa trong điều trị viêm nang lông
  • Ngoài công dụng trị hăm, ngăn ngứa, tưa lưỡi ở trẻ nhỏ, dầu dừa còn có tác dụng điều trị viêm nang lông hiệu quả, đơn giản.
  • Dầu dừa có một lượng axit vừa đủ để loại bỏ vi khuẩn, chống viêm nhưng không gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.

Mỗi ngày, mẹ chỉ cần lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên vị trí viêm da của bé, rồi xoa nhẹ nhàng khoảng 10 phút. Sau đó, ủ trên da thêm 30 phút và rửa lại với nước ấm, tình trạng viêm da sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Như vậy, Bác sĩ Huyền đã trả lời các thắc mắc của bạn đọc qua video trên, các bạn có câu hỏi gì thắc mắc về Phụ khoa – Nam khoa – Da liễu – Cơ xương khớp có thể liên hệ tới các hình thức dưới đây để được trợ giúp: 

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *