BỊ VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN THÌ PHẢI LÀM SAO ?

Viêm nang lông vùng kín là một vấn đề phổ biến trong cộng đồng, ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, do xuất hiện ở vùng tế nhị nên việc điều trị bị bỏ quên hoặc chậm trễ. Thường các triệu chứng trở nên rầm rộ, tiến triển nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống thì người bệnh mới tìm hiểu và chữa trị.

Cùng BS.CKII Trần Thu HuyềnPhòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về cách điều trị bệnh viêm nang lông vùng kín sao cho hiệu quả nhé!

Viêm nang lông vùng kín là gì?

Viêm nang lông vùng kín còn được gọi là viêm lỗ chân lông vùng sinh dục. Tình trạng nang lông bị viêm nhiễm do một số tác nhân, khi gặp điều kiện thuận lợi ẩm ướt, mồ hôi,… sẽ phát triển viêm nhiễm. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ.

Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân viêm nang lông vùng kín thường gặp như:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm, tụ cầu (Staphylococcus). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, da vùng kín bị nhiễm khuẩn.
  • Lông mọc ngược, gây ra bởi khối nang bị tắc nghẽn do mồ hôi và tế bào da chết. Việc lông mọc ngược vùng kín xảy ra phổ biến hơn những vùng cơ thể có lông cứng thường xuyên cạo. Lông ở vùng kín thô hơn, da nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm các tác nhân có hại.
  • Quần áo chật chội, thường xuyên ma sát, cọ xát giữa da và quần áo. Kết hợp thêm việc tăng tiết mồ hôi khi làm việc, thể tục liên tục, tạo môi trường thuận lợi cho viêm nang lông xảy ra. Nhất là vào những ngày thời tiết nóng nực khiến vùng kín tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt tồn đọng trên da.
  • Trong kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ có tình trạng viêm nang lông âm hộ cao do sự thay đổi nồng độ hormone.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm lỗ chân lông kèm theo viêm nhiễm vùng kín.
  • Nhiều người có lớp sừng trên da quá dày cũng dễ bị viêm nang lông vì lỗ chân lông chật chội ảnh hưởng quá trình bài tiết, lông không thể mọc ra ngoài và sưng lên, nổi mụn đỏ.
Tụ cầu vàng Staphylococcus là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu
Tụ cầu vàng Staphylococcus là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

Một số nguyên nhân khác:

  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Ngâm mình quá lâu trong bồn nước nóng.
  • Thường xuyên cạo, tẩy lông vùng kín.
  • Có tiền sử các bệnh viêm da khác.

CÓ NÊN DÙNG CHÈ XANH VỆ SINH VÙNG KÍN ?

Những dấu hiệu viêm nang lông

Giống như các triệu chứng viêm nang lông vùng khác, viêm nang lông vùng kín giai đoạn đầu khó có thể nhận biết nếu không chú ý:

  • Lỗ chân lông bị sưng tấy đỏ: Đây là dấu hiệu rõ ràng và điển hình nhất của bệnh. Vùng lỗ chân lông viêm lên, sưng và tấy đỏ.
  • Lông mọc ngược, cuộn vào trong: Các sợi lông không thể mọc ra ngoài mà cuộn lại hoặc mọc ngược vào trong làm hình thành các nốt mụn nước, phồng rộp.
  • Ngứa ngáy: Khó chịu nhất ở người bị viêm nang lông là cảm giác ngứa ngáy, muốn gãi cho đỡ ngứa. Tuy nhiên việc gãi mạnh gây xước và vỡ các nốt mụn, tạo điều kiện viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nốt sần và mụn đỏ: Trên bề mặt da vùng kín xuất hiện các nốt sần nhỏ, mộc rải rác hoặc tích tụ lại. Những nốt mụn này chứa mủ, gây ngứa, dễ vỡ. Khi vỡ sẽ bốc mùi tanh hôi, khó chịu.
Nốt sần, mụn đỏ trong viêm nang lông vùng kínêm nag
Nốt sần, mụn đỏ trong viêm nang lông vùng kín

Viêm nang lông vùng kín có nguy hiểm không?

Theo BS.CKII Trần Thu Huyền, vấn đề viêm lỗ chân lông vùng kín tuy không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

  • Tâm lý: Các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Gây nhiều lo lắng khi tìm giải pháp khắc phục việc tế nhị, chưa kể tâm lý cô bé có vấn đề khiến người bệnh tự ti, mặc cảm.
  • Lây lan, phát triển thành mụn nhọt: Tình trạng viêm nang lông nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lan rộng và phát triển thành mụn nhọt, dễ biến chứng thành áp xe…Khi đó, vùng kín bị nhiễm vùng, mưng mủ khiến việc điều trị khó khăn hơn. Ở người có miễn dịch tốt, bệnh có thể tự khỏi. Trường hợp suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng có thể gây ra các ổ áp xe lớn.
  • Giảm ham muốn: Cuộc sống tình cảm vợ chồng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ do tình trạng viêm nang lông khiến người bệnh lãnh cảm, giảm ham muốn, ngại ân ái.

Phân biệt

Viêm nang lông vùng kín dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Cần chú ý viêm nang lông vùng kín có lông mọc giữa mụn mủ trong khi mụn trứng cá mọc riêng lẻ và không chèn vào chân lông.

Điều trị viêm nang lông vùng kín

Theo BS.CKII Trần Thu Huyền, để điều trị đạt hiểu quả, càn tìm nguyên nhân gây ra viêm nang lông là gì? Thông thường sẽ dùng các loại thuốc chống viêm, kháng nấm, kháng sinh dạng kem bôi da, trường hợp nặng sử dụng thuốc uống hoặc tiêm. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ tổn thương viêm nhiễm mà bác sĩ có thể kê đơn và lựa chọn một số loại thuốc phù hợp.

  • Nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu: Sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân: Amocillin, Nhóm β-lactamin, Nhóm cephalosporin, Co-trimoxazol, Metronidazo…
  • Nguyên nhân do vi nấm: Các loại kem bôi tại chỗ: Nizoral, Mycoster, Canesten..Dùng thêm các thuốc điều trị nấm đường uống: Itraconazole, Terbinafine, Fluconazol, Itraconazole,…
  • Thuốc mỡ Bactroban: Thành phần chính là hoạt chất Mupirocin có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm sưng đau.
  • Thuốc giảm đau: Các mụn mủ sưng tấy gây đau nhức sẽ được kê thêm một số loại thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,…để làm giảm triệu chứng khó chịu.
  • Thuốc Kháng sinh, kháng nấm: Nhiều trường hợp nặng dùng thuốc bôi không đáp ứng thì có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh, kháng nấm đường uống để diệt vi khuẩn, virus, nấm giảm nguy cơ viêm nhiễm nặng.

Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh sản phụ khoa xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0789503555  để được hỗ trợ !

Ngoài thuốc bôi, uống và tiêm, một số trường hộ cần dùng dến các thủ thuật như:

  • Tiểu phẫu: Viêm nang lông biến chứng thành áp xe, Bác sĩ cần phải rạch ổ áp xe để dẫn lưu mủ. Sau đó vệ sinh và che phủ bằng gạc vô trùng.
  • Triệt lông bằng laser: Để hạn chế tái phát, triệt lông bằng laser hoặc ánh sáng IPL là một lựa chọn tốt. Hạn chế của phương pháp này là giá thành cao và phải thực hiện nhiều lần. Tuy giảm dược mật độ của lông nhưng tác dụng phụ khiến da bị đổi màu, herpes…
BS.CKII Trần Thu Huyền và BS Đoàn Dung khám và tư vấn cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS.CKII Trần Thu HuyềnBS Đoàn Dung khám và tư vấn cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

Các mẹo dân gian chữa viêm nang lông vùng kín

Với các trường hợp nhẹ, tâm lý e ngại, người bệnh có thể dùng các mẹo điều tị tại nhà. Với những nguyên liệu đơn giản, an toàn, dễ tìm, các trường hợp viêm nang lông giai đoạn đầu nên áp dụng sớm để cho ra hiệu quả tốt nhất:

  • Vệ sinh bên ngoài bằng nước muối sinh lý: Sử dụng nước muối vệ sinh, lau rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín có thể giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên nên tìm loại nước muối sinh lý phù hợp, không nên tự pha tại nhà.
  • Rửa vùng kín bằng lá trầu không: Lá trầu có tính kháng khuẩn cao, tiêu diệt các mụn viêm hiệu quả, thường được sử dụng trong các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Lấy lá trầu không rửa sạch, cho thêm chút muối đun sôi 5 – 10 phút, để nguội và ngâm rửa vùng kín.
  • Vệ sinh bằng lá chè xanh: Trong lá chè canh có nhiều hoạt chất tác dụng chống oxy hóa, giảm ngứa ngáy, trị viêm. Đun sôi lá chè xanh một lượng vừa đủ để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị mụn nhọt.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng nguyên liệu cần được rửa sạch với nước, ngâm chút muối dể loại bỏ bụi bẩn và kí sinh trùng. Không nên quá lạm dụng, mỗi tuần chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần.
  • Khi xuất hiện các phản ứng kích ứng vùng da lau rửa thì nên ngưng sử dụng và đi khám ngay.
  • Các mẹo dân gian có tác dụng trong trường hợp phòng bệnh, bệnh nhẹ giai đoạn đầu. Những trường hợp nặng cần đến ngay cơ sở uy tín để khám và điều trị.

ÍCH MẪU – VỊ THUỐC CHỮA BỆNH PHỤ NỮ TRONG VƯỜN BẠN

Làm sao để phòng ngừa viêm nang lông vùng kín?

  • Vệ sinh đúng cách: Lau rửa cô bé thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và nước ấm. Không dùng chung khăn tắm và đặc biệt thay khăn tắm thường xuyê, sử dụng khăn tắm mềm, khô ráo.
  • Trang phục: Hạn chế mặc trang phục bó sát, đồ lót quá chật. Thay đổi bằng quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu vải cotton.
  • Trong chu kỳ kinh, chú ý giữu vệ sinh âm đạo do thay đổi nội tiết tốt làm da nhạy cảm và dễ nhiễm trùng nang lông.
  • Trường hợp cạo lông vùng kín, nên vệ sinh vùng da trước khi cạo và bôi kem dưỡng sau khi cạo xong. Có thể xem xét bằng các phương pháp tẩy lông thay vì cạo nhiều lần.
lông vùng kín thô trong khi da lại nhạy cảm, cần chú trọng khi cạo lông vùng này
Lông vùng kín thô trong khi da lại nhạy cảm, cần chú trọng khi cạo lông vùng này

 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.503.555

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

4 thoughts on “BỊ VIÊM NANG LÔNG VÙNG KÍN THÌ PHẢI LÀM SAO ?

  1. Khánh Huyền says:

    Vài tuần trước cháu có hơi nguk ngok học theo bạn dọn cỏ vùng kín, giờ cỏ nó mọc lại mà nóc mọc ngược vào trong ý bác sĩ, chỗ đó của cháu nó đỏ lên, ngứa nữa, bác sĩ có thuốc nào bôi mà trị dc cho cháu hong

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Phòng khám có hỗ trợ điều trị viêm nang lông vùng kín.
      Cháu nhắn tin gửi hình ảnh vùng tổn thương qua zalo số 0789503555 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn điều trị sớm nhất nhé!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào cháu! Cháu để lại sdt hoặc gọi nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn đặt lịch khám nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *