Khi đến kì kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên yếu và nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tử cung và buồng trứng.
Kì kinh nguyệt là gì?
Ngày “đèn đỏ” là cụm từ được ám chỉ cho ngày hành kinh của chị em phụ nữ, bắt đầu từ tuổi dậy thì (trung bình là 12 tuổi) kéo dài đến trước thời kỳ mãn kinh (thường là 50 tuổi).
BS.CKII.Trần Thu Huyền cho biết một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài trong 28 ngày (bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo).
Tuy nhiên, thời gian hành kinh (ngày “đèn đỏ”) chỉ xảy ra từ 3-5 ngày, một số kéo dài đến 7 ngày gọi là rong kinh.
Ngày “đèn đỏ” mang ý nghĩa cơ bản khẳng định “bạn đã trưởng thành và có khả năng sinh sản”. Một phụ nữ không hành kinh rất khó thụ thai tự nhiên.
Khi chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tự nhiên mất nghĩa là đã xảy ra vấn đề với hệ thống sinh sản trong cơ thể, ví dụ như có thai hoặc bạn đang rơi vào thời kỳ mãn kinh, một số báo hiệu các dấu hiệu không tốt cho sức khỏe sinh sản……
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Ngày “đèn đỏ” cơ thể và tâm lý chị em thay đổi như thế nào?
Khi bước vào những ngày hành kinh, cơ thể chị em sẽ có những thay đổi, chúng tác động đến thể chất lẫn cảm xúc, đó là lý do, chúng ta dễ nhận thấy, vào những ngày “đèn đỏ”, chị em trở nên thất thường, khó ở và hay cáu giận.
Cụ thể hơn, có thể điểm qua một vài biểu hiện thường thấy của chị em vào những ngày “rụng dâu” như sau:
– Người mệt mỏi, khó chịu
– Đau bụng dưới, căng tức ngực, đau lưng, chóng mặt, đầy hơi…
– Dễ cáu gắt với những chuyện nhỏ nhặt
– Dễ tủi thân, nhạy cảm, dễ khóc
– Thèm ăn đồ ngọt
– Nổi mụn
Những điều không nên làm khi đến kì kinh nguyệt
Đấm lưng trong ngày đèn đỏ
Đau lưng là hiện tượng thường gặp trong những ngày “đèn đỏ”, vì thế rất nhiều người thường có thói quen đấm lưng cho đỡ mỏi.
Thế nhưng việc đấm lưng trong những ngày này không những không có tác dụng giảm đau mà còn khiến cơn đau trở nên dữ dội, máu kinh ra nhiều và kéo dài ngày kinh nguyệt hơn.
Các chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng: đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu gây ra. Nếu như đấm lưng lúc này sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng thêm cảm giác đau.
Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ “đèn đỏ”.
Nếu đau nhức lưng thì bạn chỉ nên dùng tay xoa bóp, massage nhẹ để giảm cảm giác đau chứ không nên đấm lưng đặc biệt và tuyệt đối không dùng dụng cụ đấm.
Ăn đồ chua, cay, nóng trong ngày đèn đỏ
Ăn đồ chua cay là sở thích thường gặp ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên vào những ngày “đèn đỏ” tốt nhất bạn nên kiêng ăn những loại đồ ăn này bởi khi ăn đồ chua cay sẽ làm co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung, hậu quả là bạn bị đau bụng và ra huyết nhiều hơn bình thường và có thể dẫn đến rong kinh.
Uống rượu
Cũng là do ảnh hưởng của hormone trong cơ thể mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi nên người bị đèn đỏ dễ bị say. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới gan do “gánh nặng” phải mang khi cơ thể không hỗ trợ.
Vì vậy trong thời gian này uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường, tăng thêm các nguy cơ bệnh tật cho gan.
Quan hệ trong ngày đèn đỏ
Do nội mạc tử cung bong ra, bề mặt giống như là “đang bị thương” nên nếu “yêu” vào kỳ “nguyệt san” dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm trong tử cung.
Ăn uống đồ lạnh
Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến việc co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.
Uống trà đặc, cafe
Caffeine trong trà xanh và cà phê ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch, dễ gây kích thích thần kinh, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài, tâm trạng bất ổn, bồn chồn, khó chịu.
Bên cạnh đó trong trà xanh có hơn 30% là axit tannic – chất kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, làm hao hụt lượng vitamin B trong cơ thể và gây giảm sự hấp thu của đường ruột.
Mặc quần quá chật
Những chiếc quần bó sát, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”. Việc mặc quần quá chật trong những ngày này sẽ tạo áp lực cho hệ thống mao mạch tại vùng kín ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn máu, và có thể làm tăng ma sát âm đạo nguy cơ dẫn đến phù nề.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Không nên làm việc quá sức
Trong những ngày này bạn tuyệt đối không nên làm việc quá sức. Bởi đến những ngày “đèn đỏ” việc lao động nặng nhọc sẽ khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi hơn rất nhiều lần so với bình thường. Bên cạnh đó, làm việc nặng nhọc trong những ngày này sẽ khiến những cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội, máu kinh ra nhiều, làm cho kỳ nguyệt san của bạn kéo dài hơn
Trên đầu có rất nhiều huyệt đạo quan trọng, vì vậy chị em cần cẩn thận gội đầu vào ngày “đèn đỏ”. Nếu chị em gội đầu vào thời điểm này mà không chú ý đến việc sấy khô, việc này sẽ dẫn tới một lượng khí ẩm và lạnh thấm vào đầu, dễ gây ra cảm lạnh, đau đầu và tử cung cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, việc gội đầu bằng nước lạnh cũng liên quan việc không thể loại bỏ được máu đông, khiến nó tích tụ lại trong tử cung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực này.
Vì vậy, vào ngày “đèn đỏ” chị em nên hạn chế việc gội đầu quá thường xuyên bằng nước lạnh. Nếu có thể gội đầu cách nhau nhiều ngày, sấy khô tóc hoàn toàn trước khi đi ngủ.
Không kỳ cọ, rửa vùng eo quá mức
Tử cung nằm ở vị trí vùng bụng dưới và thắt lưng. Nếu eo lạnh có thể khiến tử cung lạnh, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh đang diễn ra. Những độc tố, máu đông không được thải ra kịp thời sẽ khiến cho sức khỏe của tử cung suy giảm.
Do đó, trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em cần hạn chế kỳ cọ vùng eo quá mức. Nếu cảm thấy bẩn, chị em có thể chọn dùng khăn ướt để lau nhanh.
Không quan hệ tình dục trong và sau kì kinh nguyệt
Chúng ta đều biết rằng việc sinh hoạt tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt là không nên bởi thời điểm này tử cung ở trạng thái mở, dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy nhiên, kể cả khi vừa hết kinh nguyệt thì chị em phụ nữ cũng không nên quan hệ ngay bởi vì thời điểm này, các lớp biểu bì vừa bị bong tróc do cọ xát.
Dù không còn chảy máu nữa nhưng vẫn chưa thực sự hồi phục và tái tạo. Quan hệ tình dục trong thời điểm này có thể khiến chị em đối mặt với nguy cơ viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung…
Kết thúc kỳ kinh nguyệt được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Âm đạo không có máu và không còn dịch tiết màu nâu hoặc vàng nhạt. Thứ hai là tình trạng trên được duy trì trong 3 ngày.
Do đó, tốt nhất nên chờ 3 ngày sau khi vùng kín không ra máu để bảo vệ cơ quan sinh sản.
Những điều nên làm để kì kinh nguyệt trôi qua nhẹ nhàng hơn
Giữ ấm bàn chân
Người ta thường nói, “lạnh bắt đầu từ bàn chân”. Do đó, trong ngày “đèn đỏ” chị em cần chú ý giữ ấm đôi bàn chân của mình.
Lòng bàn chân là nơi có rất nhiều huyệt, để kích thích các huyệt đạo này, chị em có thể ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp thúc đẩy lưu thông máu, làm ấm cơ thể.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô thoáng
Đối với một số chị em, trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ cảm thấy lười biếng và không muốn thay quần lót thường xuyên, thậm chí 2,3 ngày không thay.
Trong trường hợp này, mặc dù sử dụng băng vệ sinh nhưng việc không thay quần lót, nhất là vào những ngày nóng nực sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Việc không chú ý vệ sinh, thay đồ thường xuyên vào ngày “đèn đỏ” có thể dễ dàng tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào khu vực nhạy cảm này.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho tử cung và cho toàn bộ cơ thể, chị em cần chú ý thay quần áo, đặc biệt là đồ lót thường xuyên.
Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Rửa tay sạch sẽ trước khi thay băng vệ sinh
Rửa tay là thói quen tốt, thường xuyên rửa tay mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhưng trong những ngày “đèn đỏ”, chị em cần chú ý tránh dùng nước lạnh để rửa tay.
Nguyên nhân là trong thời kỳ kinh nguyệt, sức đề kháng của cơ thể tương đối kém. Do vậy, nếu rửa tay bằng nước lạnh sẽ khiến cho khí ẩm và lạnh “luồn” vào cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung và chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em có thể thay thế nước lạnh bằng nước ấm để bảo vệ sức khỏe cho tử cung chính mình.
Lượng kinh nguyệt hàng tháng giảm đáng kể, máu không được đào thải ra kịp thời, dẫn đến chất độc, “rác thải” vẫn lưu lại trong tử cung.
Từ đó có thể gây tổn thương cho tử cung, làm mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bởi vậy, lúc này chị em cần phải kịp thời điều hòa lượng kinh nguyệt.
Trong trường hợp này, chúng ta nên ăn uống gì cho hợp lý để giúp lưu thông kinh nguyệt?
Táo tàu
Táo tàu là loại quả rất giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bổ sung máu, thúc đẩy lưu thông máu.
Chị em kinh nguyệt ra ít nên ăn nhiều hơn táo tàu, vừa giúp thúc đẩy kinh nguyệt, vừa giúp làm ấm tử cung, bảo vệ buồng trứng.
Ngoài ra, trong táo tàu có nhiều chất chống oxy hóa, có thể trì hoãn sự lão hóa da, cân bằng sự tiết hormone trong cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt không đều hay lượng kinh nguyệt ít của chị em
Nước đường nâu
Nước đường nâu không chỉ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị đau bụng kinh mà còn thúc đẩy kinh nguyệt. Nó giúp lưu thông máu, giảm ứ máu, từ đó tăng lượng kinh nguyệt.
Chị em trong kỳ kinh nguyệt, buổi sáng có thể uống một cốc nước đường nâu khi bụng đói để thải độc tố, giữ ấm cơ thể, kích thích sự lưu thông khí huyết.
Ngoài ra, nước đường nâu còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào da, cải thiện sự vàng da, tăng tính đàn hồi cho da.
Nhãn
Nhãn chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất khác nhau, có tác dụng nuôi dưỡng khí huyết.
Chị em nào kinh nguyệt ra ít ăn nhãn có thể giúp thúc đẩy sự bài tiết estrogen trong có thể, đẩy nhanh quá trình đào thải máu và khí lạnh từ trong tử cung. Từ đó làm giảm tình trạng máu kinh nguyệt ra ít, duy trì và bảo vệ tử cung.
Củ sắn dây
Theo y học cổ truyền, củ (hay rễ) sắn dây là một loại thuốc, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Nó giàu isoflavone có hoạt tính cao, có thể giúp điều chỉnh nội tiết của cơ thể, bổ sung estrogen và nuôi dưỡng, bảo vệ buồng trứng.
Củ sắn dây giúp đẩy nhanh hoạt động thải độc tố, cải thiện môi trường bên trong tử cung, làm tử cung ấm và khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn giúp nữ giới làm mờ sẹo, duy trì làn da
Nho khô
Nho khô chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt đối với sức khỏe. Chị em nào kinh nguyệt ra ít có thể ăn nho khô như một món ăn vặt hàng ngày. Mỗi tháng trước khi có kinh mỗi ngày có thể ăn khoảng 30 quả nho khô nhỏ.
Điều này giúp cải thiện lưu lượng kinh nguyệt cho chị em. Đồng thời, loại quả này giàu chất xơ, carbohydrate và protein, có lợi cho sức khỏe.
Ngay cả khi chị em đang ở trong thời kỳ giảm cân, nó cũng không làm chúng ta tăng cân đâu chị em nhé!
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Đông y Tuệ y đường sẽ giúp chị em vượt qua ngày đèn đỏ thoải mái và dễ chịu nhất.
Mọi vấn đề thắc mắc các bạn hãy liên hệ trực tiếp với BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường qua hotline 0789503555 để được giải đáp kịp thời !