10+ câu hỏi phổ biến về Kinh Nguyệt

Bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé gái. Trong đó, hiện tượng kinh nguyệt chắc chắn là một trong những tâm điểm gây ra lo lắng.

Các thắc mắc được Tuệ Y Đường giải đáp dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, từ đó giúp chăm sóc bản thân được tốt hơn.

Bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé gái
Bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé gái

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có khi nào và mất khi nào?

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến sớm hay muộn. Theo nghiên cứu ước tính độ tuổi trung bình của nữ giới xuất hiện “đèn đỏ” lần đầu tiên là 12 tuổi. Đến khoảng 50 tuổi, chu kỳ này sẽ biến mất.

Vì sao có chu kỳ kinh nguyệt?

Theo BS.CKII. Trần Thu Huyền nguồn gốc dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt là sự thay đổi hormone sinh dục. Khi thiếu nữ đến tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động và bài tiết hormone, tác động vào lớp lót bên trong niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc).

Sự biến đổi nội tiết này làm đứt các mạch máu nhỏ khiến nội mạc tử cung không còn được nuôi dưỡng nên bong tróc ra. Đồng thời lúc này trứng chín mà không được thụ tinh sẽ rụng xuống. Cơn co tử cung sẽ đẩy các mảnh nội mạc bong tróc cùng với máu ra ngoài.

Hiện tượng kinh nguyệt là sự thay đổi hormone sinh dục
Hiện tượng kinh nguyệt là sự thay đổi hormone sinh dục

Vì sao phụ nữ cảm thấy đau bụng kinh?

Đau bụng kinh chia làm 2 loại:

– Thứ nhất là đau bụng kinh nguyên phát: thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì, kéo dài khoảng 2 đến 3 năm.

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.

Ngoài ra, một số người có cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng khi đến chu kỳ kinh.

– Thứ hai là đau bụng kinh thứ phát: Nguyên nhân thường gặp là bệnh lý lạc nội mạng tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, đặt vòng tránh thai…

Ngoài ra còn có yếu tố di truyền. Các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái có nguy cơ bị đau bụng kinh cao hơn. Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn cũng khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

BS.Trần Thu Huyền cho biết theo Đông y, tình trạng đau bụng kinh là do máu huyết bị ứ trệ trong cơ thể, không thoát ra ngoài bình thường là tác nhân chính gây đau.

Khi huyết ứ trong cơ thể gây nên tình trạng đau tức bụng tại thời điểm trước và mới hành kinh. Do lượng máu lưu thông kém, thoát ra chậm nên bụng trướng căng cứng, đau thành cơn, máu kinh ra ít, màu sẫm, ra huyết cục, khi xoa bụng thấy dễ chịu, khi kinh ra được nhiều thì sẽ đỡ đau.

Còn khi huyết hư sẽ dẫn đến cơ thể suy nhược khi hành kinh gây tình trạng bụng đau liên miên, dai dẳng trong và sau quá trình hành kinh, thần sắc nhợt nhạt, đau đầu, choáng váng, khó ngủ, máu huyết nhiều hoặc ít tùy cơ địa nhưng nhạt màu, có thể ra máu kèm theo khí hư, thời gian hành kinh kéo dài.

Vấn đề vùng kín ở trẻ nhỏ các mẹ cần lưu ý

Những dấu hiệu thường gặp báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sắp đến?

Đau tức ngực, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng dịch nhầy cổ tử cung là những thay đổi sinh học chuẩn bị cho việc sinh sản có thể xảy ra trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số người không cảm thấy có thay đổi cụ thể nào, số khác lại có triệu chứng dữ dội, thường gặp nhất là đau bụng dưới.

Màu sắc và trạng thái kinh nguyệt thường sẽ như thế nào?

Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm. Nếu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng hoặc màu đen giống như nước giọt gianh thì cần để tâm theo dõi.

Đông y cho rằng, hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải.

Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào). Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành hòn máu to và cứng thì có thể do máu ứ, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm
Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có đáng lo ngại không?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là hiện tượng không đáng lo ngại, đặc biệt là trong vài năm đầu tiên kể từ thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt.

Nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều có thể do trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài, vận động nhiều, yếu tố bệnh tật và tăng hoặc giảm cân quá nhiều. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi bạn đang mang thai.

Nếu không có kinh nguyệt nhiều hơn 2 chu kỳ liên tiếp thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nếu không có kinh nguyệt nhiều hơn 2 chu kỳ liên tiếp thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nếu không có kinh nguyệt nhiều hơn 2 chu kỳ liên tiếp thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Băng vệ sinh có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)?

BS. Thu Huyền cho biết băng vệ sinh hiếm khi gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (TSS). Để giảm khả năng bị nhiễm trùng, bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ hoặc lúc bẩn. Bạn cũng nên chọn các sản phẩm băng vệ sinh chất lượng tốt.

Nếu có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn hoặc phát ban từ 2 – 3 ngày sau khi bắt đầu có kinh nguyệt thì bạn nên đi khám ngay.

Bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ hoặc lúc bẩn
Bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ hoặc lúc bẩn

Số lượng máu trong thời gian hành kinh bao nhiêu là nhiều quá mức?

Lượng máu mỗi lần hành kinh khác nhau tùy người, và tùy từng tháng. Tuy nhiên, thường dao động từ 5 – 25 ml.

Lượng máu chảy ra trong thời gian hành kinh không nhiều như nhiều người vẫn nghĩ. Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 3 – 4 muỗng máu.

Nếu máu chảy ra nhiều đến mức bạn phải sử dụng 10 miếng băng vệ sinh mỗi ngày hoặc sử dụng 1 miếng băng vệ sinh mỗi giờ thì nên đi khám bác sĩ.

Lượng máu mỗi lần hành kinh khác nhau tùy ngườ
Lượng máu mỗi lần hành kinh khác nhau tùy ngườ

Thời gian diễn ra kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày?

Đối với đa số phụ nữ, thời gian hành kinh diễn ra trong 3 – 5 ngày. Bạn không cần phải lo lắng nếu nó không nằm trong khoảng trên vì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài ít nhất từ 2 ngày đến dài nhất là 7 ngày. Nếu bạn nằm ngoài khoảng 2 – 7 ngày thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám.

Tại sao băng vệ sinh lại có nhiều kích cỡ khác nhau?

Băng vệ sinh được thiết kế khác nhau dựa trên lượng máu kinh chảy ra trong kỳ kinh nguyệt của mỗi người.

Các loại băng siêu thấm và có kích thước lớn phù hợp với những người có lượng máu kinh nhiều, những loại có tính thấm ít hơn, kích thước nhỏ hơn thì lại phù hợp với người có lượng máu kinh ít hơn.

Vì vậy, bạn nên chọn loại băng vệ sinh dựa trên số lượng máu kinh. Bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ và sử dụng miếng đệm riêng vào ban đêm để giảm sự phát triển của vi khuẩn.

Tại sao băng vệ sinh lại có nhiều kích cỡ khác nhau?
Tại sao băng vệ sinh lại có nhiều kích cỡ khác nhau?

Có thể mang thai trong thời gian diễn ra kinh nguyệt không?

Bạn vẫn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh. Để hạn chế tối đa khả năng có thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các biện pháp tránh thai an toàn ở bất kỳ thời điểm nào trong tháng.

Bạn cũng nên kiểm tra phụ khoa và nhờ bác sĩ tư vấn để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Viêm nhiễm phụ khoa và những điều bạn cần biết

Giảm đau trong thời gian diễn ra kinh nguyệt bằng cách nào?

Để giảm đau trong thời gian hành kinh, bạn có thể sử dụng một số cách sau:

– Uống thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau được ưu tiên sử dụng bao gồm Acetaminophen, Ibuprofen và Naproxen.

– Dùng khăn chườm ấm ở lưng dưới và vùng dạ dày.

– Tắm với nước ấm.

– Tăng cường rau xanh, hoa quả và tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, cafe.

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong kì kinh nguyệt
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong kì kinh nguyệt

Vì sao trong thời gian kinh nguyệt lại cảm thấy phù?

Trong thời gian hành kinh, nước được giữ lại nhiều hơn trong cơ thể làm bạn cảm thấy phù. Để thoát nước ra khỏi cơ thể, Tuệ Y Đường khuyên bạn nên lựa chọn chế độ ăn ít muối và không nên uống cafe.

Có nên sử dụng loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao không?

Âm đạo người phụ nữ rất nhạy cảm nên cần lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp. Chọn băng vệ sinh thấm hút mạnh hay yếu phụ thuộc vào lượng máu kinh hàng ngày của bạn.

Nếu băng vệ sinh loại có độ thấm hút cao gây đau hay dị ứng thì không nên tiếp tục sử dụng. Thay vào đó, bạn nên chọn loại băng vệ sinh có độ thấm hút thấp hơn.

Tại sao phụ nữ lại thèm đồ ăn vặt trong thời gian hành kinh?

Hormone được cho là nguyên nhân chính gây ra cảm giác thèm ăn. Bạn có thể thèm ăn các thực phẩm ngọt như kem, sô cô la và khoai tây chiên trong thời gian hành kinh.

Tuy nhiên, đây không phải là những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên chọn các thực phẩm lành mạnh khác như trái cây, các thực phẩm giàu chất béo như cá hồi, các loại hạt hoặc bơ.

Hormone được cho là nguyên nhân chính gây ra cảm giác thèm ăn
Hormone được cho là nguyên nhân chính gây ra cảm giác thèm ăn

Làm thế nào để kiểm soát các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)?

Để giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên tập thể dục, không ăn thức ăn mặn và ít uống cafe trong thời gian 1 tuần trước khi có kinh nguyệt. Nếu bạn có cảm giác khó chịu hoặc đau đớn vượt khả năng kiểm soát thì nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn. Bạn cũng có thể đề nghị với bác sĩ về việc sử dụng thuốc.

Kinh nguyệt vẫn diễn ra có thể loại trừ khả năng có thai không?

Trong một số ít trường hợp, phụ nữ vẫn có thể hành kinh sớm trong kỳ mang thai. Vì vậy, nếu chảy máu không bình thường hoặc cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi trong thời gian hành kinh thì nên gặp bác sĩ để làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe trong đó có kiểm tra xem có thai hay không.

Kinh nguyệt vẫn diễn ra chưa thể loại trừ khả năng có thai
Kinh nguyệt vẫn diễn ra chưa thể loại trừ khả năng có thai

Không thấy ra máu kinh có đáng lo không ?

BS.Trần Thu Huyền cho biết không thấy ra kinh có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân hay gặp nhất là có thai hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, khi còn trẻ và mới bắt đầu có kinh, các chu kỳ kinh có thể không đều. Dẫn đến kinh ra muộn vài ngày.

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và thời kỳ này có thể kéo dài 2 năm. Vô kinh cũng có thể bắt nguồn từ những bất thường ở nội mạc tử cung, hoặc những sang chấn tâm lý. Đôi khi cũng có thể do dùng một số loại thuốc hoặc bị chứng chán ăn,…

Không thấy ra máu kinh có đáng lo không ?
Không thấy ra máu kinh có đáng lo không ?

Kinh nguyệt có làm thay đổi tính khí không ?

Thay đổi tính khí có thể xảy ra vài ngày trước khi có kinh.Một số phụ nữ thay đổi tính khí ở những mức độ khác nhau. Một số khác lại không sao cả. Những triệu chứng và dấu hiệu như : dễ bị kích thích, buồn, khó tập trung tư tưởng, hay cáu gắt, có thể nhức đầu, buồn nôn,…

Một số người khi đến kì kinh nguyệt thường buồn ngủ và đau đầu
Một số người khi đến kì kinh nguyệt thường buồn ngủ và đau đầu

Rối loạn tiêu hoá khi hành kinh?

Thực sự có một số phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa mỗi khi sắp có kinh và khi đang hành kinh. Nhưng cơ chế liên quan giữa đường ruột, dạ dày và tử cung thì còn chưa rõ.

Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy thường xuyên, cơn đau quặn bụng, sốt, và đôi khi có máu trực tràng. Biến chứng thường gặp là loạt sâu và thiếu dinh dưỡng do hấp thụ kém.

Có một số phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa mỗi khi sắp có kinh
Có một số phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa mỗi khi sắp có kinh

Những phụ nữ bị đau bụng kinh cũng dễ bị rối loạn chức năng đường ruột hơn. Giảm thiểu những khó chịu này bằng cách :

– Chọn chế độ ăn thích hợp : giàu chất xơ, gạo, đậu đỗ. Tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thực phẩm cay, ít muối và ít đường.

– Thực hành phương pháp chống stress : các kỹ thuật thư giãn, thiền, yoga, hay trò chuyện cùng người khác.

– Vận động hàng ngày : giúp chống stress, giúp hệ tiêu hóa hoạt động êm ái hơn.

Máu kinh màu đen là máu bẩn ?

Điều này không đúng. Khi máu kinh ra nhiều thì sẽ có màu đỏ sẫm. Máu sẽ thành màu nâu, thậm chí là đen khi lượng máu kinh ra ít và lưu lại trong tử cung lâu hơn. Khi ở trong tử cung, máu hoàn toàn sạch và vô khuẩn.

Điều trị Rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y

Có thể quan hệ tình dục khi đang có kinh không?

Việc có kinh không cản trở việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên có khá nhiều phụ nữ thực sự không thích quan hệ tình dục vào những ngày hành kinh vì cảm giác không sạch sẽ.

Ngoài ra, vào những ngày hành kinh, lỗ cổ tử cung hé mở nên dễ bị nhiễm khuẩn. Các bệnh lây lan qua đường máu sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Có thể quan hệ tình dục khi đang có kinh không?
Có thể quan hệ tình dục khi đang có kinh không?

Sau khi nạo phá thai, thấy rối loạn kinh nguyệt thì có sao không?

Sau phá thai, kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại sau 4 – 8 tuần (nội tiết tố đã ổn định). Tuy nhiên, sau phá thai mà kinh nguyệt bị rối loạn như máu kinh ra nhiều, kéo dài, xuất huyết…Chị em cần phải đi khám kiểm tra lại bởi khả năng có thể bị viêm nhiễm đường sinh dục, dính buồng tử cung do tổn thương phá thai hoặc do nội tiết tố thay đổi quá lớn sau phá thai.

Sau phá thai kinh nguyệt thường bị rối loạn
Sau phá thai kinh nguyệt thường bị rối loạn

 

Rối loạn kinh nguyệt do thay đổi hormone trong cơ thể có cần phải đi điều trị?

Trong trường hợp, người bệnh có thể tự điều chỉnh được qua các chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý… thì không cần phải điều trị. Nhưng nếu hormone thay đổi quá lớn, bản thân không tự cân bằng được hoặc nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì phải điều trị ngay.

Nên đi khám và điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Nên đi khám và điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Nên đi khám và điều trị kinh nguyệt không đều ở đâu?

Bạn có thể đến các Phòng Khám y tế, phòng khám chuyên khoa về phụ khoa gần nhà để khám. Nơi có uy tín và đáng tin cậy với có các bác sĩ chuyên khoe nhiều năm kinh nghiệm.

Hi vọng, những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt và giải đáp bên trên của Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường sẽ giúp ích cho bạn. Nếu chưa tìm thấy được câu hỏi mình quan tâm, hãy liên hệ trực tiếp cho BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường qua hotline 0789503555 để được giải đáp sớm nhất có thể !

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *