Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt- giải pháp nào cho bạn?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Bạn có đang gặp 1 loạt vấn đề về tâm lý và thể chất trước kì kinh không?

Kích thích, lo lắng, không ổn định về tình cảm, trầm cảm, phù, đau ngực và đau đầu. Xảy ra trong 7 đến 10 ngày trước và thường kết thúc vài giờ sau khi bắt đầu kinh nguyệt… Nếu có, vậy hãy cùng Ths. BSCKII. Trần Thu Huyền tại Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu và đưa ra giải pháp nhé!

Sự thật thì có đến 20 – 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), và có khoảng 5% có một dạng hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.

Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt
Rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt

1. Ai có thể bị hội chứng tiền kinh nguyệt

Theo Bác sĩ Trần Thu Huyền bất kì phụ nữ nào có kinh nguyệt đều có thể bị hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng một số phụ nữ có khả năng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

  • Phụ nữ trong độ tuổi từ 20-40.
  • Phụ nữ đã từng mang thai ít nhất 1 lần dễ bị PMS hơn.
  • Phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác có thể có nhiều triệu chứng PMS hơn.

Các triệu chứng của PMS có thể giống hoặc trùng lặp với các tình trạng khác như tiền mãn kinh, trầm cảm hoặc lo lắng, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh tuyến giáp hoặc hội chứng ruột kích thích. Sự khác biệt là các triệu chứng PMS đến và đi theo 1 mô hình rõ ràng, tháng này qua tháng khác.

PMS cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh mãn tính như hen suyễn, dị ứng, trầm cảm và lo âu.

2. Nguyên nhân

Cho đến bây giờ, giới y khoa đều nhận định nguyên nhân của PMS không rõ ràng, có thể có các yếu tố đóng góp gồm:

  • Thiếu serotonin: Các nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hội tiền kinh nguyệt có nồng độ serotonin thấp hơn và vì khi dùng thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin làm tăng serotoni đôi khi làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Các yếu tố nội tiết: Vd hạ đường huyết, các thay đổi khác trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, tăng prolactin máu, biến động về nồng độ tuần hoàn estrogen và progesterone….cũng có thể làm ảnh hưởng đến phụ nữ.
  • Thiếu magie và canxi cũng có thể góp phần.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

3. Triệu chứng và dấu hiệu.

Mức độ và cường độ của các triệu chứng của PMS thay đổi khác nhau giữa phụ nữ này sang phụ nữ khác và giữa các chu kì với nhau. Triệu chứng kéo dài vài giờ tới trên 10 ngày, thường kết thúc khi kinh bắt đầu có.

Nó sẽ trở nên trầm trọng hơn khi căng thẳng hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.

BS CKII Trần Thu Huyền chia sẻ các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Dễ bị kích thích, lo lắng, kích động, tức giận.
  • Mất ngủ, khó tập trung.
  • Lơ mơ, và mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Vì có thể là do nguyên nhân tăng các hocmon nội tiết nên có thể xuất hiện giữ dịch mà gây phù, tăng cân nhanh, vú căng tức và đau.
  • Cảm giác tức nặng và đau vùng chậu lưng, có thể xuất hiện đau bụng khi bắt đầu kì kinh.
  • Các triệu chứng không đặc hiệu:
  • Có thể gồm nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp trống ngực.
  • Táo bón, buồn nôn, nôn và thèm ăn.
  • Có thể có các vấn đề xấu hơn như các vấn đề về hô hấp( dị ứng,…) và các vấn đề về mắt( như rối loạn thị giác, viêm kết mạc)

Triệu chứng thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt.

4. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

Một vài phụ nữ có triệu chứng PMS trầm trọng, xảy ra thường xuyên và chỉ trong nửa sau của chi kì kinh nguyệt, các triệu chứng kết thúc bằng thời kì kinh nguyệt hoặc ngay sau đó.

Triệu chứng xảy ra nghiêm trọng hơn so với PMS:

  • Tâm trạng chán nản rõ rệt, và lo lắng, dễ cáu gắt, cảm xúc không ổn định.\
  • Những tư tưởng tự sát có thể có mặt.
  • Sự quan tâm đến các hoạt động hằng ngày giảm đáng kể.

PMDD gây ra các triệu chứng mà mức độ nghiêm trọng của nó đủ để ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày thông thường hoặc hoạt động tập thể, gây nhiều sự lo lắng thậm chí làm mất khả năng lao động.

Tuy nhiên, nó thường dễ bị chẩn đoán sai với một vài bệnh lý khác.

5. Chẩn đoán

PMS được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng về thể chất (VD chướng bụng, tăng cân, đau căng vú, sưng bàn tay và bàn chân)

  • PMDD được chẩn đoán phải có trên 5 trong số các triệu chứng sau trong hầu hết tuần trước khi có kinh nguyệt, và các triệu chứng phải giảm thiểu hoặc biến mất trong tuần sau khi có kinh nguyệt, các triệu chứng gồm có:
  • Sự thay đổi tâm trạng rõ rệt (VD buồn đột ngột)
  • Sự cáu kỉnh hoặc tức giận rõ rết gia tăng mâu thuẫn giữa các cá nhân.
  • Khí sắc giảm đáng kể, cảm giác tuyệt vọng.
  • Ghi nhận sự lo lắng, căng thẳng hoặc một cảm giác chơi vơi.
  • Ngoài ra phải có > 1 điểm sau:
  • Giảm sự quan tâm trong các hoạt động bình thường.
  • Khó tập trung.
  • Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi.
  • Ghi nhận thay đổi trong sự thèm ăn, ăn quá nhiều, hoặc thèm ăn thức ăn đặc biệt.
  • Mất ngủ hoặc chứng tăng ngủ.
  • Cảm giác bị choáng ngợp hoặc mất kiểm soát.
  • Các triệu chứng thể chất liên quan đến PMS (VD phù, vú căng).

Các triệu chứng phải xuất hiện trong hầu hết 12 tháng trước đó và các triệu chứng phải đủ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

6. Khi nào cần đến gặp bác sĩ.

Theo BS Trần Thu Huyền, Khi các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt khiến bạn lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày thì nên gặp bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ của rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt bao gồm tiền sử cá nhân gia đình bị trầm cảm, rối loạn tâm trạng hoặc chấn thương thì dễ khởi phát xuất hiện hội chứng tiền kinh nguyệt hơn.

7. Điều trị

PMS có thể khó điều trị, không có phương pháp điều trị đơn độc nào chứng minh có hiệu quả cho tất cả phụ nữ, và một phụ nữ được chữa khỏi hoàn toàn với một phương pháp điều trị nào đó. Do đó điều trị có thể đòi hỏi phải thử và có thể sai.

Các biện pháp chung:

  • Điều trị PMS là điều trị triệu chứng là chủ yếu, bắt đầu với nghỉ ngơi và tập thể dục đầy đủ, có các hoạt động thư giãn
  • Thay đổi chế độ ăn uống- tăng lượng protein, giảm đường và ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên.
  • Điều chỉnh giấc ngủ và điều chỉnh hành vi nhận thức.
  • Một số biện pháp khác bao gồm tránh các thức ăn và thức uống có chất kích thích như cà phê, coca) và ăn nhiều loại khác hơn (VD như trái cây, rau, sữa, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin B và E…)
Các thực phẩm nên ăn để phòng và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Các thực phẩm nên ăn để phòng và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Thuốc:

  • NSAIDs có thể giúp làm giảm đau nhức và đau bụng kinh
  • Các thuốc ức chế giải phóng serotonin chọn lọc là những thuốc được lựa chọn để làm giảm căng thẳng, dễ bị kích thích và các rối loạn cảm xúc khác.

VD: fluoxetine 20mg uống 1 lần/ngày) có hiệu quả làm giảm triệu chứng của PMS và PMDD. Liều liên tục hiệu quả hơn liều gián đoạn. Những thuốc này có thể được kê toa liên tục hoặc chỉ trong giai đoạn hoàng thể 14 ngày (Nửa thứ hai) của chu kì kinh nguyệt.

  • Thuốc chống lo âu có thể giúp ích nhưng thường ít mong đợi hơn vì có thể có sự phụ thuộc hoặc nghiện thuốc. Buspirone có thể được cho trong suốt chu kì hoặc giai đoạn cuối của hoàng thể, giúp làm giảm các triệu chứng của PMS và PMDD. Tác dụng không mong muốn bao gồm buồn nôn, nhức đầu, lo lắng, chóng mặt.

Trên đây là bài chia sẻ về hội chứng rối loạn tâm lý tiền kinh nguyệt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể tìm được phương pháp điều trị thích hợp cho bản thân hoặc những người xung quanh nếu mắc phải căn bệnh này.  Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ về các bệnh lý kinh nguyệt điều trị tốt nhất qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *