ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG THEO YHCT

Đau lưng là một bệnh lý rất thường gặp trong các bệnh lý cơ xương khớp. Hôm nay mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị theo Y học cổ truyền nhé.

I. YHHÐ

1.1. Đại cương

Theo  BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, đau lưng là một hội chứng thể hiện bằng hiện tượng đau ở vùng được giới hạn từ đốt sống D1 đến ngang đĩa đệm L5-S1 bao gồm: da, tổ chức dưới da, cân, cơ, dây chằng, khớp xương và các bộ phận ở sâu. Đau có thể kèm theo biến dạng, hạn chế vận động hoặc không.

Phân loại đau lưng:

  • Đau lưng cấp
  • Đau lưng mạn
Đau lưng
Đau lưng là một bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng

1.2. Nguyên nhân

1.2.1. Đau lưng do nguyên nhân cơ học

Do căng giãn cơ dây chằng cột sống quá mức (chấn thương, động tác sai tư thế, thoái hóa đĩa đệm cột sống, thoát vị đĩa đệm CSTL, trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1), …

1.2.2. Đau lưng do một bệnh toàn thân- Các bệnh do thấp:

Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng và các bệnh lý khác trong nhóm bệnh lý cột sống, viêm khớp cùng chậu..) Nguyên nhân nhiễm khuẩn: Viêm đĩa đệm đốt sống do lao hoặc nhiễm khuẩn khác: tu cầu, nấm, ký sinh trùng. Áp xe cạnh cột sống, áp xe ngoài màng cứng.

  • Do u lành hoặc ác tính: Ung thư nguyên phát, di căn ung thư vào cột sống, bệnh đa u tủy xương…
  • Do nội tiết: Loãng xương, nhuyễn xương, vôi hóa sụn khớp
  • Do nguyên nhân nội tạng: Sỏi thận, viêm quanh thận, ứ nước bể thận, viêm phần phụ ở nữ, loét hành tá tràng, viêm tụy cấp tính mạn tính, bệnh lý động mạch chủ bụng….

    Tham khảo: ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.3. Triệu chứng

1.3.1. Đau lưng do nguyên nhân cơ học

1.3.1.1. Lâm sàng

Đau lưng do giãn dây chằng quá mức: Đau xuất hiện đột ngột sau, bê vác vật nặng, sau những hoạt động sai tư thế (đi dép cao gót, cử động đột ngột), – rung xóc do đi xe đường dài… Đau thường kèm co cứng khối cơ cạnh cột sống, đường cong sinh lý cột sống mất, tư thế cột sống lệch vẹo theo tư thế chống đau hoặc do khối cơ cạnh sống co cứng đẫn đến hình dáng cột sống ở tư thế ưỡn hoặc gù, vẹo lệch sang trái hoặc phải.

Thầy thuốc khám ấn ngón tay dọc các gai sau đốt sống, khe liên đốt ở hai bên cột sống có thể xác định được điểm đau và đo độ giãn cột sống giảm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng: Tùy vị trí thoát vị mà có thể biểu hiện đau lưng hoặc đau thần kinh tọa (nếu bị chèn ép ở L5 đau thắt lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón chân cái; nếu tổn thương S1 thì đau thắt lưng lan xuống mặt sau mông, đùi, cẳng chân, gân Achin, mắt cá ngoài, bờ ngoài gan chân tới ngón 5).

Khám: bệnh nhân có hội chứng chèn ép rễ (dấu hiệu bấm chuông và lasegue dương tính), phản xạ gân xương chi dưới giảm hoạc mất, nếu chèn ép nặng có thể rối loạn cơ tròn, có thể teo cơ mông đùi và cẳng chân nếu bị đau kéo dài.

1.3.1.2. Cận lâm sàng

– Các xét nghiệm sinh học thường trong giới hạn bình thường

– Xq thường qui ít có giá trị chẩn đoán

– MRI có giá trị chẩn đoán các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, viêm, u…

1.3.2. Đau lưng do một bệnh toàn thân

Đau thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân: Người bệnh thương có triệu chứng khác đi kèm.

+ Nếu nguyên nhân nhiễm khuẩn thường có hội chứng nhiễm trùng.

+ Nếu nguyên nhân do ung thư: Đau ngày càng tăng không có đáp ứng với thuốc giảm đau kèm gầy sút cân nhanh.

+ Nếu nguyên nhân do phình tách động mạch: Bệnh nhân đau dữ dội vùng thắt lưng ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu shock, da xanh, thiếu máu.

Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thát lưng thầy thuốc cần hướng dẫn bệnh nhân khám chuyên khoa.

Chẩn đoán: Dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh Cần chẩn đoán phân biệt đau lưng do nguyên nhân cơ học với đau vùng chắt lưng do một bệnh toàn thân.

Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Đau lưng là một bệnh lý điển hình trong nhóm bệnh về cơ xương khớp, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu

1.4 Điều trị

Nguyên tắc điều trị:

– Nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều

– Dùng các thuốc giảm đau

– Dùng thuốc giãn cơ nếu co cơ nhiều

– Điều trị nguyên nhân (nếu có thể)

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

II. YHCT

1. Bệnh danh: 

Yêu thống

2. Bệnh nguyên và bệnh sinh

2.1. Tà khi phong hàn thấp nhiệt xâm phạm:

Ở nơi ẩm lạnh, lội nước, dầm mưa, mặc áo ướt lạnh, ra mồ hôi lại gặp gió lạnh, thay đổi thời tiết khí hậu nóng lạnh đột ngột làm cho phong hàn thấp nhân lúc chứng khí có thể suy về khí hư xâm phạm cơ thể làm cho kinh lạc tắc trở khí huyết vận hành không thông mà gây bệnh.

2.2. Khi trệ huyết ứ:

Do bị chấn thương (bị đánh, vấp ngã, mang vác quá sức, chơi ten nít, bóng bàn…), hoạt động sai tư thế (đi xe máy, lái xe) làm tổn hại kinh mạch, khí huyết trở trệ không thông mà sinh đau nhức.

2.3. Can thận bất túc, phong hàn thấp tà xâm phạm:

Người bẩm tố tiên thiên không đủ, người có tuổi thiên quí suy hoặc phòng dục quá độ làm cho thận tinh suy tổn; thận hư không tư dưỡng được can mộc can thận hư không nuôi dưỡng được cân cốt mà sinh bệnh.

3. Biện chứng luận trị

Bệnh có cả ngoại cảm nội thương, khi biện chứng cần phân biệt biểu lý hư thực. Nếu bị ngoại cảm phong hàn thấp, khí trệ huyết ứ thì bệnh phát sinh gấp. Bệnh thuộc biểu thuộc thực, điều trị nên tán tà hay hóa ứ thông lạc.

Nếu do can thận bất túc phong hàn thấp tà xâm phạm thường mắc bệnh ở người có tuổi, bênh phát từ từ tái đi tái lại nhiều lần thì cần phù chính khu tà cần bổ can thận khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh hoạt lạc.

Trường hợp chính khí hư bị ngoại cảm phong hàn thấp hoặc khí trệ huyết ứ tức là hư trung hiệp thực thì khi chữa cần xem xét tiêu bản hoãn cấp mà điều trị cả ngọn lẫn gốc; cách chữa là hoạt huyết hành ứ, lý khí thông lạc hoặc khu phong tán hàn trừ thấp ích khí dưỡng huyết.

Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
BS CKII Trần Thị Thu Huyền thăm khám bệnh nhân trực tiếp tại Phòng khám Tuệ Y Đường

4.Các thể bệnh và điều trị

4.1. Đau lưng do hàn thấp

4.1.1. Chứng trạng:

Đau lưng xảy ra đột ngột, sau khi bị lạnh, mưa ẩm thấp, đau nhiều khi thời tiết lạnh ẩm âm u, quay trở khó khăn, nằm yên không đỡ đau, thường đau một bên, các cơ sống lưng bên đau co cứng, chườm nóng thì đỡ, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi nhờn, mạch trầm trì hoãn hoặc huyền khẩn.

4.1.2. Biện chứng:

Đau lưng xảy ra đột ngột thuộc thực chứng; Biểu chứng: sợ gió, sợ lạnh; đau tăng khi trời lạnh ẩm, chườm nóng thì đỡ, sợ gió, sợ lạnh, râu lưỡi trắng nhờn.

4.1.3. Chẩn đoán

Bệnh danh: Yêu bối thống

Bát cương: Biểu thực hàn

Bênh nguyên: Hàn thấp tà

Bệnh cơ: Vì tà khí hàn thấp lưu trệ ở kinh lạc, trở tắc khí huyết mà gây ra bệnh. Mà hàn tà thịnh hơn; hàn là âm tà có tính ngưng kết gây đau có chỗ nhất định, đau dữ dội. Đ ược nhiệt khí huyết có phần lưu thông nên bớt đau; gặp lạnh làm cho huyết càng ngưng sáp gây đau dữ dội.

Hàn thuộc âm tà nên cục bộ không đỏ, không nóng, rêu lưỡi trắng cũng thuộc hàn, mạch huyền khẩn là đau do hàn. Thấp là âm tà được dương vận hóa, nằm yên thấp tà càng đình trệ cho nên khi nằm mà đau không đỡ, trời lạnh âm u là trong khí trời hàn thấp nhiều gây đau tăng lên.

4.1.4. Pháp điều trị:

Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.

4.1.5. Phương:

Phương thuốc:

Bài 1: Thuốc kinh nghiệm:

Qué chi, Rễ lá lốt, Kê huyết đằng, Trần bì, Thiên niên kiện, ý di, Cỏ xước, Tỳ giải, Rễ cây xấu hổ

Quế chi: tán hàn, ôn thông kinh lạc; Rễ lá lốt, Thiên niên kiện: tán hàn, trừ thấp; Ý dĩ: kiện tỳ, trừ thấp, tỳ giải trừ thấp lợi niệu; Kê huyết đằng, cỏ xước, Rễ cây xấu hổ: hoạt huyết; Trần bì: ôn trung, hành khí.

Bài 2: Can khương thương truật thang gia giảm:

Can khương, Khương hoạt, Tang ký sinh, Thương truật, Ngưu tất, Phục linh, Quế chi

Can khương: ôn trung, trừ hàn; Thương truật: trừ thấp; Khương hoạt: khu phong, tán hàn, trừ thấp; Quế chi: tán hàn, ôn thông kinh lạc; Tang ký sinh;  Ngưu tất: bổ thận. Ngưu tất còn hoạt huyết.

Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Những thang thuốc chữa đau lưng tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Phương huyệt:

Tại chỗ: A thị huyệt. Nếu đau từ D12 trở lên thêm Kiên tỉnh 2 bên, nếu đau từ thắt lưng trở xuống thêm Uỷ trung, Dương lăng tuyền cùng bên đau

Toàn thân: Phong trì

Xoa bóp – bấm huyệt: Làm các động tác xoa bóp trên vùng cơ lưng bị co, cứng, bấm các huyệt như trên, nếu từ thắt lưng trở xuống day Côn lôn cùng bên. Chú ý không nên làm quá mạnh và đột ngột ở lần đầu tiên. Nếu có điều kiện nên giác, cứu, ôn châm.

Muối rang chườm nóng tại chỗ đau Lá Ngải cứu sao rượu đắp chỗ đậu

   >>>  TIÊU DAO TÁN – Giải tỏa căng thẳng cho mọi nhà

4.2. Đau lưng do huyết ứ:

4.2.1. Chứng trạng:

Sau mang vác nặng lệch tư thế, hoặc sau 1 động tác thay đổi tư thế đột ngột bị đau một bên sống lưng, đau như dùi đâm, đau ở một chỗ nhất định. Nếu chứng nhẹ thì cúi ngẩng khó khăn; nặng thì không quay trở được; chỗ đau cự án, chất lưỡi có ban tím, mạch sáp.

4.2.2. Biện chứng:

Đau như dùi đâm, một chỗ nhất định, chất lưỡi tím tối có ban ứ huyết, mạch sáp, ngày nhẹ đêm nặng đều là dấu hiệu ứ huyết ở trong. Bệnh phát cấp, đau cự án là thuộc thực chứng.

4.2.3. Chẩn đoán:

Bệnh danh: Yêu thống ứ huyết.

Bát cương: Bệnh thuộc Biểu thực.

Bệnh nguyên: Do chấn thương, vi chấn thương, lao động nặng sai tư thế.

Bệnh cơ: Do chấn thương, vi chấn thương, lao động nặng sai tư thế làm lạc mạch bị tổn thương, ứ huyết trở trệ huyết mạch, làm cho khí huyết không được thống lợi gây đau lưng như dùi đâm, đau ở một chỗ nhất định, đè vào đau tăng.

4.2.3. Pháp:

Hành khí hoạt huyết, thư cân hoạt lạc

4.2.4. Phương thuốc:

Bài: Thân thống trục ứ thang gia giảm:

Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất, Xuyên khung, Hương phụ, Một dược, Ngũ linh chi

Có thể gia thêm Địa long để thông lạc, khử ứ

Nếu kiêm thêm phong thấp gia thêm Độc hoạt 12g, Tang chi để trừ phong Cẩu tích 12g, Tục đoạn 12g, Đỗ trọng 12g để làm mạnh eo lưng bổ thận

4.2.5. Phương huyệt:

Châm cứu, xoa bóp, thuỷ châm vào huyệt A thị như đau lưng cấp do lạnh.

Huyệt toàn thân: Huyết hải, Cách du

4.3. Đau lưng do can thận bất túc phong hàn thấp tà thừa cơ xâm phạm (thoái hoá cột sống)

4.3.1. Chứng trạng: Lưng đau mỏi là chính, thường không có điểm đau rõ ràng, các cơ sống lưng không co cứng, đau lâu ngày, hay tái phát, nghỉ ngơi thì giảm, khó nhọc đau tăng, kèm theo là các biểu hiện của hội chứng:

Thận dương hư như: Người mệt mỏi, gối mỏi, đái đêm, nhiều lần, di tinh liệt dương, người lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh, lưỡi nhạt, ít rêu, mạch trầm tế…..

Thận âm hư như: Người mệt mỏi, cốt chưng, triều nhiệt, ngủ ít, ngũ tâm phiền nhiệt, thỉnh thoảng có cơn bốc hoả, tiểu vàng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch trầm, tế sác.

Khi có phong hàn thấp xâm nhập, đau lưng trở nên rõ ràng hơn, có thể có cơ lưng co cứng làm bệnh nhân vận động lưng hạn chế. Và lúc này thường là BN phải đi khám.

4.3.2. Chẩn đoán:

Bát cương: Biểu lý tương kiêm hư trung hiệp thực. Nếu thiên về dương hư: hư hàn. Nếu chứng trạng thiên âm hư: bệnh hư nhiệt

Bệnh nguyên: Thận dương hư hoặc thận âm hư kết hợp phong hàn thấp.

Bệnh cơ: Lưng là phủ của thận, thận chủ cốt tủy, tinh khí của thận suy hư cho xương sống mất sự nuôi dưỡng gây đau mỏi lưng. Lao động khó nhọc làm cho khí hao nên gặp khó nhọc đau tăng. Dương khí không ôn ấm được chân , làm cho chân tay không được nuôi dưỡng, chân tay lạnh, sắc mặt trắng nhợt, mạch trầm tế. Âm hư làm cho âm tân không đủ làm cho hư hỏa bốc lên y tâm phiền, mất ngủ họng khô miệng ráo

4.3.3. Pháp điều trị: Bố thận dương hoặc bổ thận âm (tuỳ theo bệnh cảnh cụ thế), Khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

4.3.4. Phương:

Phương thuốc:

Dương hư: Dùng bài Hữu qui hoàn để ôn hỏa của mệnh môn gia thêm các khu phong, tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

Âm hư: Dùng bài Tả qui hoàn để bổ thận âm mạnh lưng gối và gia thêm các vị trừ ngoại tà như trên.

Phương huyệt:

Tại chỗ: A thị, Thận du, Đại trường du, Giáp tích

Toàn thân: Uỷ trung, Mệnh môn, Thái khê, Tam âm giao. Xoa bóp bấm huyệt: Làm các động tác xoa bóp vùng lưng, bấm các huyệt trên, hướng dẫn bệnh nhân tập luyện.

4.4. Đau lưng do thấp nhiệt

4.4.1. Chứng trạng: Đau lưng kèm sưng nóng đỏ, vùng cột sống lưng đau, vận nước tiểu vàng, mạch hoạt sác. Đau lưng kèm sưng nóng đỏ là thuộc nhiệt,

4.4.2. Chẩn đoán:

Bệnh danh: Thấp nhiệt yêu thống

Bát cương: Biểu thực nhiệt Bệnh nguyên: Thấp nhiệt

4.4.3. Pháp: Thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp hành khí hoạt huyết.

4.4.4. Phương thuốc:

Bài 1: Bạch hổ quế chi thang gia giảm:

Thạch cao, Tri mẫu, Hoàng bá Quế chi, Thương truật, Ngạnh mễ, Tang chi, Kim ngân

Bài 2: Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm:

Quế chi, Bạch thược, Tri mẫu, Phòng phong, Bạch truật, Kim ngân hoa, Liên kiều, Ma hoàng, Cam thảo

4.4.5. Phương huyệt: Như trên.

Xoa bóp bấm huyệt: Không nên vận động mạnh, vận động từ từ tăng dần theo sự tiến triển tốt của khớp viêm

 

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung⚕️

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *