CAM THẢO – vị ngọt từ thiên nhiên

Nhắc đến cam thảo, người ta nghĩ ngay đến 1 vị thuốc rất quen thuộc trong những thang thuốc y học cổ truyền. Không chỉ vì sử dụng vị ngọt của nó để khiến thuốc bắc dễ uống hơn, mà ở trong nó còn ẩn chứa rất nhiều những công dụng tuyệt vời. Hôm nay mời quý bạn đọc cùng với Phòng khám Tuệ Y Đường đi tìm hiểu vị thuốc thông dụng này nhé!

Giới thiệu chung về Cam thảo

Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Cam thảo là loại cây thực vật có hoa thuộc bản địa châu Á, họ đậu (Họ cánh bướm) có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Ở Việt Nam tùy theo vùng miền mà sẽ có tên gọi khác nhau như sinh cam thảo, quốc lão,… Ở nước ta cam thảo được du nhập từ Trung Quốc sau đó được trồng nhiều ở các tỉnh thành Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yen và Hà Nội.

Cam Thảo
CAM THẢO – vị ngọt từ thiên nhiên

Thành phần hóa học của Cam thảo

Rễ chứa glucid 4,7-10,97%, tinh bột 4,17-5,92%. Hoạt chất thuộc nhóm sapanosid là glycyrrhizin; thuộc nhóm flavonoid là liquiritin, liquiritigenin, isoliquiritin, isoliquiritigenin, neo-liquiritin, neoisoliquiritin, licurazid. Dược liệu chứa các hoạt chất saponosid và flavonoid. Thuộc nhóm saponosid, có hoạt chất ngọt là glycyrrhizin, acid liquiritic..; thuộc nhóm các flavonoid có liquiritin, isoliquiritin, liquiritingenin, isoliquiritigenin, licurasid và các hợp chất oestrogen có nhân sterol.

Đặc điểm của Cam thảo theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị ngọt. Dùng sống thì tính bình, chích mật thì tính ôn.

Quy kinh: Quy 12 kinh( chủ yếu vào 2 kinh tỳ vị).

Công năng: Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị.

  >>> PHỤC LINH – loại nấm rất tốt trong đông y

Đặc tính:

Cam thảo bẩm được dương khí xung hòa của hành thổ, được xưng là tinh hoa của 9 loại đất, mệnh danh là Quốc lão. Phàm những thứ độc trên đời cứ đưa xuống đất là hóa tan, mà cam thảo lại bẩm thụ tinh hoa của hành thổ, nên giải được mọi loại độc. Ngọn thì có thể trừ được đau buốt trong niệu quản, đốt thân thì có thể tiêu được mụn nhọt ung đậu, quả thì trừ được hung trung phiền nhiệt, thân thì dùng để bổ khí điều trung.

Cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong các bài thuốc YHCT

Chủ trị:

  • Cam thảo dùng sống thì vị ngọt khí bình, bổ tỳ vị bất túc kiêm tả tâm hỏa. Bên ngoài vỏ màu đỏ, bên trong ruột vàng. Đỏ thuộc quẻ Ly, ứng hỏa, ứng tâm; vàng thuộc quẻ Khôn, ứng thổ, ứng tỳ. Cam thảo đầy đủ được đặc tính của 2 quẻ Khôn Ly nên có tác dụng bổ tỳ vị, kiêm đó là tả được hỏa tà tại tâm kinh. Những chứng hỏa thậm nên dùng nó để hoãn lại.
  • Cam thảo chích có vị ngọt khí ôn, bổ nguyên khí của tam tiêu bất túc, tán được hàn tà tại biểu.
  • Do là tinh hoa của hành thổ, “Thổ vi vạn vật chi mẫu” là nguồn phát sinh vạn vật nên có thể vào khắp lục phủ ngũ tạng. Đi cùng với thuốc phát hãn để giải cơ, đi với thuốc lương để giải tà nhiệt, đi cùng với thuốc tả hạ để hòa hoãn chính khí, đi cùng bổ tễ để điều vị hòa trung, vào thang thuốc nhuận để bổ âm huyết.
  • Hòa hoãn điều vị: Cam thảo đi với các bài khác để giảm bớt sự mạnh mẽ của các vị thuốc: Đi với thuốc nhiệt để nó bớt nhiệt, đi với thuốc hàn để bớt hàn, đi với thuốc tả hạ để giảm tính tả hạ quá mạnh khiến hao mất nguyên khí, …
  • Chữa chứng phế nuy, kiêm tả nhiệt tại phế tạng, trừ được các chứng như đau rát họng, ho gấp, mửa ra mủ, xích bạch lỵ, háo khát
  • Cam thảo có thể giải được mọi loại dược độc, nên nó thường dùng để tẩm giải độc Viễn chí, độc Phụ tử. Thường khi dùng để giải độc, nên dùng cam thảo sống sắc lên, uống lạnh mới có hiệu quả. Trẻ con sơ sinh, lấy nước cam thảo đặc để rửa miệng, cho uống để trừ nước thai độc nuốt phải trong quá trình sinh đẻ.

Liều dùng: 4-12g/24h. Cá biệt có thể dùng liều cao hơn.

Kiêng kị:

“Cam linh nhân mãn” Vị ngọt có thể gây đầy trướng. Những trường hợp tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức thì không dùng được.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Bào chế:

Theo Trung y:

  • Phấn cam thảo: Cạo sạch vỏ, ngâm rượu độ khoảng 1 ngày đêm, ủ 12h, sau đó thái mỏng phơi khô.
  • Lão cam thảo: Ngâm nước độ 4h( mùa đông thì 8h), ủ kín cho mềm, thái mỏng phơi khô.
  • Chích cam thảo: Rửa qua, ủ mềm, thái mỏng, lấy mật ong thêm 1 phần nước sôi tẩm vào cam thảo, vớt ra để se một lúc rồi sao vàng( không dính tay là được).

   Tham khảo: Sa sinh dục là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

 

Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Một buổi thăm khám trực tiếp của BS CKII Trần Thị Thu Huyền tại phòng khám Tuệ Y Đường

Một số bài thuốc thông thường có sử dụng Cam thảo

  1. Chữa ho lao, ho lâu ngày: Dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần (Nam dược thần hiệu).
  2. Loét dạ dày: dùng cao Cam thảo 2 phần, nước uống 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.
  3. Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt mỏi, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết): Dùng Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.
  4. Chữa mụn nhọt, ngộ độc: Dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.

 

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung⚕️

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555–  0789.503.555- 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *