Sa sinh dục là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Sa sinh dục là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa xuống trong âm đạo hay nặng hơn cổ tử cung ra khỏi âm hộ. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động của phụ nữ, đặc biệt là gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng.

Bài viết dưới đây Tuệ y đường sẽ giúp bạn hiểu thêm về sa sinh dục và cách điều trị bệnh này.

Sa sinh dục là gì?

BS.CKII.Trần Thu Huyền cho biết sa sinh dục thường được gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Nhưng trên thực tế, không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo.

Trong trường hợp nặng, các tạng trên có thể sa ra ngoài âm đạo. Tuy là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ.

Các chị em thường cam chịu, giấu bệnh vì căn căn bệnh khó nói này nên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là rắc rối trong quan hệ vợ chồng và các rối loạn tiểu tiện mà người phụ nữ gặp phải như tiểu không hết nước tiểu hoặc khó tiểu.

Tử cung là một bộ phận nằm sâu trong ổ bụng. Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông.

Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận cố định hay giữ tử cung bị giãn, nhão ra và một khi áp lực trong ổ bụng tăng (như khi thở, rặn, ho) và sức nặng của tử cung sẽ đẩy, kéo nó tụt dần xuống thấp gây nên sa sinh dục với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Theo kết quả của Bộ Y tế công bố khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh và phần lớn nằm trong độ tuổi từ 40-60 tuổi. Những phụ nữ sinh đẻ nhiều, đẻ quá sớm, không được đỡ đẻ an toàn và đúng kỹ thuật đều dễ mắc căn bệnh này.

Đặc biệt những người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó càng dễ bị sa sinh dục và đặc biệt được đỡ đẻ không an toàn gây chấn thương sinh dục. Những người đi làm quá sớm sau sinh cũng có nguy cơ bị sa sinh dục cao.

Những phụ nữ lao động nặng nhọc, vất vả cũng lọt vào đối tượng dễ bị sa sinh dục, nhất là những nữ công nhân, nông dân, lao động tay chân suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội vác nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn cao.

Sa sinh dục cũng có thể gặp cả ở phụ nữ chưa sinh đẻ do thể trạng yếu, dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung xa dần xuống.

Còn ở những người đã sinh đẻ nhiều lần, các dây chằng yếu, tầng sinh môn rách hay giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực lên ổ bụng, thành âm đạo bị sa và kéo tử cung sa theo.

Các bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh

Nguyên nhân sa sinh dục

BS.Trần Thu Huyền cho biết bất cứ nguyên nhân nào gây áp lực tăng lên trong bụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan vùng chậu. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

– Mang thai, chuyển dạ và sinh con (những nguyên nhân phổ biến nhất)

– Béo phì

Các vấn đề về bệnh hô hấp ho mãn tính

– Táo bón

– Ung thư cơ quan vùng chậu

– Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

– Di truyền cũng có thể đóng một vai trò trong sa cơ quan vùng chậu.

Các mô liên kết có thể yếu hơn ở một số phụ nữ, khiến họ gặp nhiều rủi ro hơn. Đẻ sớm, đẻ dày, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, sau đẻ lao động sớm hoặc lao động nặng, người ốm yếu suy dinh dưỡng sau sinh hoặc thiếu ăn.

Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng các dây chằng của tử cung và các cơ vùng đáy chậu bị giãn mỏng, suy yếu hoặc bị rách, không đủ sức giữ tử cung ở vị trí cũ.

Vì vậy, khi có một động tác nào làm cho áp lực trong ổ bụng bị tăng lên như khi ho liên tục, đại tiện phải rặn nặng khi táo bón,… sẽ đẩy tử cung xuống dưới và ra ngoài âm đạo

Mang thai, chuyển dạ và sinh con là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sa sinh dục
Mang thai, chuyển dạ và sinh con là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sa sinh dục

Các triệu chứng sa sinh dục

Tùy theo từng người, tùy mức độ sa sinh dục ít hay nhiều, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp, có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng.

Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn, ban đầu kích thước khối sa nhỏ, không thường xuyên xuất hiện, chỉ xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được, càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên và không tự đẩy lên được nữa.

Nếu bạn bị sa tử cung ở mức độ nhẹ, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào ngoại trừ việc nhìn thấy hoặc cảm thấy âm đạo căng phồng, đau nhức lưng do căng các dây chằng treo tử cung.

Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể liên hệ trực tiếp với BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ y đường qua số hotline 0789503555 để được hỗ trợ kịp thời.

Tuy nhiên, khi tử cung bị trượt ra khỏi vị trí xa hơn, điều này có thể gây áp lực lên các cơ quan vùng chậu khác – chẳng hạn như bàng quang hoặc ruột – và gây ra các triệu chứng như:

Các triệu chứng đường âm đạo

– Cảm giác nặng nề hoặc áp lực trong vùng chậu;

– Nhìn thấy hoặc cảm thấy khối phồng;

– Cảm giác nặng nề, có sức ép ở âm đạo;

– Tiết dịch bất thường hoặc quá nhiều từ âm đạo;

– Cổ tử cung tụt qua lỗ âm đạo;

– Đau ở vùng khung chậu, bụng dưới hoặc lưng.

Triệu chứng tiết niệu

– Nhiễm trùng bàng quang với mức độ thường xuyên;

– Các vấn đề về tiểu tiện, bao gồm đi tiểu không tự chủ với tần suất đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp hoặc són tiểu.

Triệu chứng ruột

– Không kiểm soát được tình trạng đầy hơi, phân lỏng hoặc rắn

– Táo bón

– Cần dùng tay hoặc rặn ép (tác động xung quanh âm đạo hoặc đáy chậu) để việc đại tiện dễ dàng hơn.

Các triệu chứng tình dục

– Đau hoặc khó khăn khi giao hợp;

– Giảm cảm giác tình dục.

Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài. Ở những  hoạt động này trọng lực tạo thêm áp lực lên các cơ vùng chậu.

Dấu hiệu nhận biết Mụn rộp sinh dục

Đối tượng nguy cơ bị sa sinh dục

– Mang thai

– Sinh con có sử dụng kẹp Forceps

– Bà mẹ trẻ sinh lần đầu tiên

– Thời gian chuyển dạ kéo dài

– Cân nặng khi sinh của trẻ > 4,500 g

– Có vấn đề về hình dáng khung xương chậu

– Tiền sử gia đình bị sa cơ quan vùng chậu

– Nghề nghiệp đòi hỏi phải nâng vật nặng

– Táo bón

– Rối loạn mô liên kết

– Cắt tử cung

– Điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (selective estrogen receptor modulators)

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị sa sinh dục nhất
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị sa sinh dục nhất

Các mức độ của bệnh

Dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 3 độ sa sinh dục.

Sa sinh dục độ I:

+ Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng.

+ Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.

– Sa sinh dục độ II:

+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng.

+ Cổ tử cung sa thập thò âm hộ.

– Sa sinh dục độ III:

+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.

+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng.

+ Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.

Ngoài ra còn một số tổn thương phối hợp như:

Cổ tử cung thường viêm loét, phì đại;

Tử cung teo nhỏ do người già đã mãn kinh;

Tầng sinh môn có vết rách cũ, cơ tầng sinh môn mềm nhão, suy yếu;

Một số trường hợp có thể có u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng kết hợp, có sỏi bàng quang, viêm bàng quang, xuất huyết bàng quang,…

Sa sinh dục có 3 cấp độ
Sa sinh dục có 3 cấp độ

Các biến chứng khi không điều trị kịp thời

Nếu tình trạng sa tử cung không được điều trị, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong vùng chậu như cản trở ruột và bàng quang, đồng thời tác động tiêu cực đến đời sống tình dục của bạn và đối tác, gây đau đớn mất cảm giác khi giao hợp.

Chẩn đoán sa tử cung

Để chẩn đoán sa sinh dục, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí của tử cung, xem tử cung đã nằm đúng vị trí bình thường hay đã có dấu hiệu sa.

Trong khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ sử dụng một mỏ vịt kiểm tra âm đạo và tử cung, giúp phát hiện khối phồng do tử cung sa xuống ống âm đạo.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kiểm tra sàn chậu bằng cách yêu cầu bạn rặn xuống ở tư thế nằm ngửa hoặc đứng, điều này có thể giúp đánh giá mức độ tử cung đã trượt vào âm đạo của bạn.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn siết chặt cơ sàn chậu như thể ngăn dòng nước tiểu để kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu. Bài kiểm tra này có thể được thực hiện khi bạn đang nằm hoặc khi đứng lên.

Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể liên hệ trực tiếp với BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ y đường qua số hotline 0789503555 để được hỗ trợ kịp thời

Điều trị sa sinh dục

Để điều trị sa sinh dục, tùy vào mức độ bệnh và đối tượng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa (thuốc, tập phục hồi chức năng…) hoặc phẫu thuật.

Điều trị nội khoa thường được áp dụng với bệnh nhân mắc sa sinh dục độ I II, hoặc với bệnh nhân cao tuổi, mắc các bệnh mãn tính hay người không đủ điều kiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp tình trạng bệnh tiến triển chậm hơn và không cải thiện đáng kể, với bệnh nhân mắc sa sinh dục từ độ III trở đi nên thực hiện phẫu thuật sớm để bệnh không trầm trọng và gỡ bỏ những khó khăn trong đời sống sinh hoạt.

Như trước đây, để điều trị sa sinh dục, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung âm đạo, may phục hồi lại thành trước và sau âm đạo thường được áp dụng, tuy nhiên phương pháp này có khuyết điểm lớn nhất đó là dễ tái phát.

Hơn nữa người phụ nữ đã bị mất đi tử cung thường gây tâm lý thiếu tự tin và mặc cảm.Hiện nay, với phương pháp điều trị tiên tiến, phương pháp Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép tổng hợp nâng tử cung và bàng quang cố định vào mõm nhô đã được sử dụng.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục này là hầu như không tái phát, vẫn bảo tồn được tử cung, giải quyết luôn những triệu chứng són tiểu kèm theo.

Phòng ngừa bệnh Sa sinh dục

Nhiều yếu tố nguy cơ cho sự phát triển cơ quan vùng chậu mà không thể thay đổi như:

 – Tiền sử gia đình

– Tăng tuổi

– Khó khăn khi sinh thường

– Cắt tử cung

Nhưng người khỏe mạnh có thể giảm khả năng mắc bệnh bằng cách sau:

– Tập Kegel hàng ngày để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở vùng xương chậu

– Duy trì cân nặng

– Tránh táo bón

– Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể ảnh hưởng đến các mô và ho mãn tính thường thấy ở những người hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc sa sinh dục.

Tập Kegel hàng ngày để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở vùng xương chậu
Tập Kegel hàng ngày để duy trì sức mạnh cơ bắp tốt ở vùng xương chậu

Sa tử cung có tái phát không?

Hầu hết thời gian, điều trị sa tử cung sau sinh là hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi sa có thể tái phát.

Điều này thường xảy ra hơn nếu bạn bị sa cổ tử cung rất nặng, hoặc bạn bị béo phì hoặc phụ nữ trẻ tập thể thao, thể hình nặng. 

Trong hầu hết các trường hợp, triển vọng điều trị rất khả quan khi kết hợp điều trị với thay đổi lối sống (duy trì cân nặng và tập thể dục) để giúp phòng ngừa tái phát.

Hãy trao đổi với bác sĩ về bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải trong quá trình điều trị để bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. 

Hy vọng với những chia sẻ về bệnh sa sinh dục được Đông y Tuệ y đường chia sẻ có thể giúp chị em phần nào có thêm được những thông tin cần thiết để sớm phát hiện có cách phòng tránh bệnh này.

Mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn có thể liên hệ trực tiếp với BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ y đường qua số hotline 0789503555 để được hỗ trợ kịp thời

Tin liên quan

10 thoughts on “Sa sinh dục là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Huyen, với người thuộc lứa tuổi trung niên sa sinh dục thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, mỗi lần đẻ đáy chậu phải giãn căng hết mức để thai nhi chui ra, sau đẻ dù có co lại nhưng không còn được bền chắc như trước nữa. Nhiều lần sinh đẻ sẽ làm đáy chậu không khác sợi dây chun bi căng giãn nhiều nên nhão ra và dễ đứt. Những trường hợp phải trải qua cuộc chuyển dạ kéo dài, đẻ khó cũng là nguyên nhân sa sinh dục sau này. Nếu người thân của em có biểu hiện bất thường e nên đưa đi khám và điều trị sớm e nhé

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Minh Thu, sau đây là các triệu chứng của sa sinh dục em tham khảo nhé
      – Đường tiểu dưới: Người bệnh có thể có các biểu hiện như tiểu không thể kiểm soát, tăng số lần đi tiểu, dòng nước tiểu yếu hoặc tiểu kéo dài, tiểu ngập ngừng, cảm giác tiểu không hết, đôi khi phải dùng tay để đẩy búi sa trước và sau khi tiểu.
      – Sa các tạng vùng chậu: Cảm giác có khối phồng ở âm đạo, cảm giác bị đè ép hoặc nặng vùng chậu/âm đạo, sờ thấy khối phồng.
      – Rối loạn tình dục: Giao hợp bị đau, có cảm giác bị cản trở, âm đạo rộng ra.
      – Rối loạn đường hậu môn trực tràng: Táo bón, đi ngoài phải rặn, cảm giác tống phân không hết, xuất huyết hoặc chất nhầy trực tràng.
      – Có cảm giác đau ở đường tiểu dưới và các cơ quan khác trong vùng chậu: Đau bàng quang, niệu đạo, âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn… khi cảm thấy có các triệu chứng bất thường e nên đi thăm khám và điều trị sớm nhé

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Mẹ Bi, các biến chứng do sa sinh dục gây nên gồm:
      Viêm loét, chảy máu cổ tử cung kéo dài (do bị cọ sát), làm cho việc vệ sinh chăm sóc hàng ngày rất bất tiện.
      Thành âm đạo sa dễ bị viêm, khô, rát, có thể xuất huyết do bị cọ sát; người bệnh đau đớn khó chịu, mất dần khả năng sinh hoạt tình dục.
      Tử cung – phần phụ dễ bị viêm ngược dòng do viêm cổ tử cung.
      Bàng quang và niệu đạo bị sa (theo thành trước âm đạo) gây rối loạn tiểu tiện, bí đái, lâu ngày dẫn đến viêm bàng quang, sỏi bàng quang, xuất huyết bàng quang, rò bàng quang – âm đạo, thận ứ niệu, em tham khảo nhé, em nên đi thăm khám điều trị sớm nêu thấy biểu hiện bất thường em nha

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Nguyệt, sa sinh dục cũng có thể gặp cả ở phụ nữ chưa sinh đẻ do thể trạng yếu bạn ạ, dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung sa dần xuống, em nên chú ý bảo vệ sức khỏe của mình em nha

  1. Lặng thầm says:

    hôm qua mẹ em mới chia sẻ mẹ thấy có gì như u ở vùng kín khoảng một năm nay, do mẹ ngại nói con cháu nên kệ ko đi khám, dạo gần đây hay đi tiểu són và đau rát vùng kín thì mới nói thật với e, e cho bà đi khám bs chẩn đoán sa sinh dục độ 3 và cũng cho thuốc uống, nhưng e muốn cho mẹ dùng thuốc đông y sẽ lành tính và hiệu quả lâu dài hơn, bác sĩ tư vấn giúp e đc ko ạ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào em, với trường hợp của mẹ khá nặng rồi, em đưa mẹ đến để bác sĩ khám và điều trị cho mẹ em nhé, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn em ạ, em cần bác sĩ hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ 0789.502.555 để được tư vấn em nha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *