CHẾ ĐỘ ĂN DÀNH CHO NGƯỜI VIÊM ĐẠI TRÀNG

Viêm đại tràng là một bệnh đường tiêu hóa có biểu hiện điển hình tình trạng rối loạn đại tiện, bệnh tiến triển nặng nhẹ tùy thuộc chế độ sinh hoạt ở mỗi cá thể. Theo BS.CKII Trần Thị Thu Huyền & Đông Y Tuệ Y Đường: “Người mắc bệnh viêm đại tràng cần có chế độ sinh hoạt điều độ, hợp lý để cải thiện bệnh lý tiêu hóa.” Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài đọc phía dưới nhé!

da, viêm đại tràng

1. Tổng quan bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện đa dạng trên lâm sàng, diễn biến phức tạp. 

Thông thường người bệnh sẽ gặp các triệu chứng trên đường tiêu hóa như: “Đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.”

Viêm đại tràng gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp cho sinh hoạt và công việc của người bệnh.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng

2.1 Dấu hiệu viêm đại tràng cấp:

  • Viêm đại tràng cấp tính do nhiễm khuẩn lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.
  • Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: ban đầu xuất hiện sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.
  • Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:THỨC ĂN TỐT CHO NGƯỜI BỊ MỤN

2.2 Dấu hiệu viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau:

  • Thể đi ngoài phân lỏng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 – 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều.

Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần đi tiêu sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống.

Trước mỗi lần đi tiêu có thể có dấu hiệu đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.

  • Thể táo bón: ngược lại với thể đi ngoài phân lỏng, người bệnh thể táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.
  • Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng?
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng?

3.1 Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn

Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh

  • Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim
  • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao
  • Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em
  • Nấm, đặc biệt là nấm Candida

Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn

Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột,…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:3 NGUYÊN TẮC VỚI THỨC ĂN, 2 NGUYÊN TẮC ĐỐI VỚI TINH THẦN

3.2 Nguyên nhân viêm đại tràng mạn tính

Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mạn:

  • Bệnh viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Bệnh viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

5. Chế độ ăn phù hợp cho người viêm đại tràng

5.1 Nên xây dựng thực phẩm lành mạnh cho đường tiêu hóa

Nên ăn các thực phẩm như: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, rau xanh, củ quả, trái cây (nhất là những loại giàu kali: chuối, đu đủ, …)

Một số loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn bao gồm:

Quả táo: Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ và đường fructose cao trong quả táo có thể khiến bạn khó tiêu hóa trong thời kỳ bùng phát;

Cá hồi: Cá hồi cung cấp nhiều axit béo Omega-3, có lợi cho sức khỏe ngoài đường tiêu hóa;

Quả bí: Bí đao hấp thu tốt bệnh nhân viêm đại tràng. Tuy nhiên, trong thời gian bùng phát, một số loại bí chứa nhiều chất xơ có thể khiến bệnh nhân khó tiêu;

Quả bơ: Đây là loại quả giàu chất dinh dưỡng và chất béo có lợi cho sức khỏe mà người bệnh viêm đau đại tràng nên ăn;

Một số thực phẩm lên men: bao gồm sữa chua, có chứa lợi khuẩn hoạt động. Các vi khuẩn “tốt” trong những thực phẩm có thể hỗ trợ tiêu hóa,…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:8 LOẠI THỰC PHẨM GIẢM STRESS

Bột yến mạch ăn liền: Bột yến mạch ăn liền không có thêm hương liệu sẽ dễ tiêu hóa hơn một chút so với các dạng ngũ cốc và yến mạch khác;

Ngũ cốc tinh chế: Tốt nhất người bệnh viêm đại tràng nên ăn bánh mì và ngũ cốc làm từ ngũ cốc tinh chế. Ngũ cốc nguyên hạt thường khó tiêu hóa hơn ở bệnh nhân viêm đại tràng. Một số loại bánh mì và các sản phẩm ngũ cốc được bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe;

Trứng: Cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm cả việc bổ sung omega-3. Trứng thường dễ tiêu hóa nên rất tốt cho chế độ ăn khi bị viêm đại tràng;

Bổ sung nhiều nước: Những người mắc các bệnh như viêm đại tràng cần uống thêm nhiều nước, vì tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Tránh sử dụng ống hút vì có thể dẫn đến nuốt phải không khí và gây đầy hơi.

4.2 Hạn chế thực phẩm gây bất lợi cho đường tiêu hóa

Hạn chế ăn trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống

Không dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên.

Một số loại thực phẩm sau đây được bác sĩ xác định là tác nhân tiềm ẩn làm nặng hơn bệnh viêm đại tràng. Bao gồm:

Caffeine: Mặc dù không có nhiều dữ liệu về tác động của caffeine đối với các triệu chứng viêm đại tràng, nhưng trong một cuộc khảo sát năm 2013 với 442 người bị viêm đại tràng đã phát hiện ra rằng 22% số người mắc bệnh cho biết caffeine làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Caffeine là thành phần của cà phê, trà, soda và socola.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:NHỮNG THỰC PHẨM DINH DƯỠNG DÀNH CHO MẸ BẦU

Các sản phẩm từ sữa: Mặc dù đây không phải tất cả những người bị viêm đại tràng xuất hiện triệu chứng nặng hơn khi dùng sữa, nhưng những người không dung nạp lactose nên tránh dùng sữa.

Rượu: có thể gây tiêu chảy ở một vài người bệnh.

Đồ uống có ga: Một số loại nước ngọt và bia có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và gây đầy hơi. Nhiều đồ uống có ga cũng chứa đường, caffein hoặc chất làm ngọt nhân tạo, góp phần làm gia tăng các triệu chứng.

Thực phẩm giàu chất xơ: như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng, đậu Hà Lan và các loại đậu. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn gây ra đau bụng, chướng khí và làm tăng số lần đi ngoài.

Bỏng ngô: Bệnh nhân viêm đại tràng thường khó tiêu hóa thực phẩm này, tương tự như các loại hạt và quả hạch khác.

Khoai tây: Có chứa glycoalkaloids, làm phá vỡ tính toàn vẹn của màng tế bào của ruột. Những chất này có trong vỏ và khoai tây chiên nhiều hơn khoai tây nướng hoặc luộc.

Người bệnh viêm đại tràng nên tránh các thực phẩm không lành mạnh.
Người bệnh viêm đại tràng nên tránh các thực phẩm không lành mạnh.

Thực phẩm có chứa lưu huỳnh hoặc sulfit: Sản sinh nhiều khí gây nên tình trạng chướng bụng. Một số loại thực phẩm này bao gồm bia, rượu, hạnh nhân, rượu táo, đậu nành, bánh mì, đậu phộng, nho khô và các loại thịt chế biến sẵn.

Thịt mỡ: Trong giai đoạn bùng phát, đường ruột không hấp thụ hết chất béo từ thịt, điều này làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.

Các loại hạt: Chúng có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Khi người bệnh đang trong giai đoạn bùng phát, ngay cả với một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các triệu chứng.

Đường fructose: Cơ thể của người bị viêm đại tràng thường không có khả năng hấp thụ tốt lượng đường fructose như bình thường, sử dụng sẽ gây ra đầy hơi và tiêu chảy. Kiểm tra thành phần của một số thực phẩm như nước trái cây, mật ong và mật đường trước khi sử dụng vì tất cả đều chứa fructose.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DỊP CUỐI NĂM

Rau củ quả chưa nấu chín: Đây là những thực phẩm thường chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa trong thời gian bùng phát, gây đầy hơi, chướng bụng và đau quặn bụng. Những người bị viêm đại tràng nên ăn rau đã nấu chín sẽ tốt hơn so với ăn sống.

Thực phẩm cay: Đối với những người bị viêm đại tràng, thức ăn cay và nóng có thể gây khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng giai đoạn bùng phát.

Gluten: Đây là một thành phần của lúa mì và lúa mạch.

Chất nhũ hóa thực phẩm: Chúng bao gồm carboxymethylcellulose và polysorbate-80, được các nhà sản xuất thêm vào nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết:4 NHÓM THỰC PHẨM CHỐNG OXI HÓA

4.3 Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối

Cung cấp đủ nước, muối khoáng và các vitamin cần thiết

Chế độ ăn dành cho từng người bị viêm đau đại tràng sẽ khác nhau. Một chế độ ăn của người bệnh nên chú ý đến các điểm sau:

  • Ăn những thực phẩm không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
  • Tránh các thực phẩm cụ thể đã biết là tác nhân làm các triệu chứng trầm trọng hơn.
  • Chia làm các bữa ăn nhỏ, 4-6 bữa mỗi ngày. Dùng kỹ thuật nấu ăn đơn giản bao gồm nướng, luộc, nướng và hấp để chế biến thức ăn.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Một trong những biến chứng đối với người bị viêm đại tràng là dinh dưỡng không đủ do dung nạp thức ăn hạn chế. Người bệnh nên tìm cách thay đổi cách chế biến thực phẩm hơn là tránh để không làm mất đi các lợi ích dinh dưỡng từ thực phẩm đó. Ví dụ, gọt vỏ hoặc nấu chín trái cây hoặc rau củ giúp dễ dung nạp hơn.
  • Thực phẩm bổ sung: Bệnh nhân có thể cần phải bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng do không dung nạp một số thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng quan trọng. Trong trường hợp này, họ có thể dùng thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng. Nói chuyện với bác sĩ về việc lựa chọn thực phẩm bổ sung vì nhu cầu cá nhân sẽ khác nhau.
  • Lập kế hoạch cho bữa ăn một cách cụ thể: Điều này phải tính đến chế độ làm việc và nên bao gồm cả đồ ăn nhẹ. Việc lập kế hoạch cho bữa ăn càng tốt thì khả năng người bệnh tránh những thức ăn làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ càng cao.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Vì các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc cân bằng chế độ ăn uống hoặc đề xuất các lựa chọn thực phẩm thay thế tốt hơn, khi mà người bệnh không thể quyết định được.

Bạn đọc có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

*Bài viết được tham vấn bởi Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh – của Phòng khám Tuệ Y Đường*

Người viết: BS Lan Anh

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *