RƯỢU RẮN – TUỆ Y TỬU

Rượu rắn – một bài thuốc dân gian quen thuộc của người Việt. Từ lâu rượu rắn đã được biết đến với công dụng trị đau xương khớp, chân tay tê mỏi, điều trị đau thần kinh tọa, bồi bổ tăng cường sức khỏe,… Ngoài ra, nhiều người còn đồn thổi rằng rượu rắn giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý ở nam giới. Điều đó có đúng hay không?

Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh tìm hiểu sâu về công dụng, cách ngâm và sử dụng dụng rượu rắn như thế nào thông qua bài viết này nhé!

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Rượu kỷ tử – Tuệ Y Tửu

1. Rắn theo y học cổ truyền

  • Rắn, đông y gọi chung là xà. Rắn có nhiều loại khác nhau nhưng đa số rắn được chọn làm thuốc thường có nọc độc, có thể kể đến như: Rắn hổ mang bành, rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục…, những rắn này có nọc độc, rắn cắn rất nguy hiểm, nếu không cứu chữa kịp thời có thể gây chết người. Ngoài ra, ta còn có thể dùng nhiều loài rắn khác nữa như rắn ráo, hổ chuối,… loài rắn này không độc. 
  • Những bộ phận thường dùng: Thịt rắn, mật rắn, xác rắn, nọc rắn độc
  • Tính vị: Vị ngọt, mặn, có độc; tính ấm (thịt rắn)
  •  Quy kinh: Vào kinh Can
  • Công năng: Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ phong giải độc
  • Chủ trị:

+ Trừ phong thấp,thông kinh hoạt lạc, dùng trong các bệnh đau khớp xương, đau nhức xương, đau cột sống hoặc chân tay tê dại.

+ Chỉ kinh, giải co quắp, dùng trong các chứng kinh phong, bán thân bất toại.

+ Xác rắn (xà thoát): vị mặn, tính bình, có tác dụng trừ phong giải độc, như làm tan mộng mắt, chữa viêm họng, đau họng, chữa mụn nhọt, sang lở.

2.Rượu rắn – Cách ngâm và bảo quản

2.1. Cách ngâm rượu rắn

2.1.1 Nguyên liệu

  • Hũ thủy tinh
  • Rượu trắng 37 độ
  • Rắn
  • Gừng
  • Một số vị thuốc đông y khác

2.1.2 Cách chọn rắn

Bước chọn rắn là bước quan trọng nhất, dưới đây là một số lưu ý khi chọn rắn: 

  • Rắn hổ mang: Dài trung bình từ 1m trở lên, có thể dài tới 2m, khi gặp người thường ngẩng đầu và cổ lên, cổ bạnh ra, trên cổ ở mặt lưng có một hình tròn màu sáng chính giữa có một vết nâu đen. Lưng thường có màu nâu sẫm hoặc vàng lục, thường có những vạch ngang nhỏ hơi sáng.

Rắn hổ mang trưởng thành
Rắn hổ mang trưởng thành
  • Rắn cạp nong có thân dài 1,7-2m, thân có 24 hoặc 27 khoanh màu đen và vàng kích thước bằng nhau xếp đan xen, khoanh vòng cả qua bụng, sống lưng sắc cạnh, vẩy lưng hình 6 cạnh to.
Rắn cạp nong trưởng thành
Rắn cạp nong trưởng thành
  • Rắn xám: Chiều dài cơ thể khoảng 2m, đầu rắn dài phân biệt rõ ràng với cổ, mắt rất to, đuôi dài, mặt lưng có màu xanh xám, ở phần trước của mặt bụng có màu vàng tươi, phần sau mặt bụng màu trắng.
Rắn xám trưởng thành
Rắn xám trưởng thành

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Rượu sâm trường bạch – Tuệ Y Tửu

2.1.3. Tiến hành ngâm rượu rắn:

– Cách ngâm rượu rắn độc vị

  • B1: Rắn tươi vẫn còn sống dùng băng keo buộc quanh mồm con rắn
  • B2: Từ phần đầu con rắn đo xuống đối với rắn bé thì 10 – 15cm còn đối với rắn to khoảng 25 – 30cm dùng dao lam cứa một đoạn có độ dài khoảng 5cm rồi lấy tay moi mạch máu của con rắn ra ta tiến hành cắt mạch máu của nó dùng bát để đựng
  • B3: Dùng dây buộc vào đầu con rắn rồi treo lên tiến hành mổ bụng moi bỏ hết nội tạng chỉ lấy mật rắn rửa lại với nước sạch 1 lần 
  • B4: Đổ cồn 90% ra chậu ngâm con rắn vào chậu cồn đã chuẩn bị khoảng 30 phút vớt rắn ra rồi rửa lại 1 lần với nước sạch
  • B5: Tiếp đến cho rắn vào chậu đã chuẩn bị rượu gừng pha sẵn ngâm tiếp khoảng 2-3 tiếng lưu ý nước gừng phải ngập con rắn (để tránh rượu rắn có mùi tanh) rửa lại với nước sạch 1 lần nữa
  • B6: Vớt rắn ra ngâm rắn vào chậu có chứa sẵn rượu tiến hành ngâm khoảng 6 tiếng rồi vớt rắn ra
  • B7: Dùng thanh tre mềm luồn vào phần rạch ban đầu 5cm nhét thanh tre vào tạo thế con rắn đang bành đầu ra
  • B8: Nhét con rắn vào bình thủy tinh đầu tiên nhét phần đuôi con rắn vào trước rồi sau đó cuộn tròn nó lại đầu rắn ngóc lên rồi nhét củ sâm vào giữa con rắn cùng với đó ta bỏ kỷ tử và ý dĩ vào cùng rồi đổ rượu vào ngâm
Hình ảnh rượu rắn độc vị
Hình ảnh rượu rắn độc vị

– Cách ngâm rượu rắn với bọ cạp, tắc kè:

Chuẩn bị: Rắn 1 con, tắc kè 1 cặp, bò cạp 1 cặp, rượu trắng 20 lít

  • B1: Rắn làm sạch giống bước phía trên
  • B2: Tắc kè móc bỏ mắt rồi mổ bụng bỏ ruột gan cắt bỏ bàn chân rồi ngâm vào rượu gừng loại bỏ mùi tanh
  • B3: Bò cạp sống cho vào chậu hay nồi nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn, đậy nắp đun từ 3 – 4 giờ. Sau đó lấy bọ cạp ra phơi mát cho khô, không nên phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh
  • B5: Cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm rồi đổ rượu vào ngâm
Hình ảnh rượu ngâm rắn cùng bọ cạp,tắc kè và một số vị thuốc
Hình ảnh rượu ngâm rắn cùng bọ cạp,tắc kè và một số vị thuốc

2.1.4. Cách bảo quản rượu rắn

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

>>> Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline – 0789501555 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất

3. Rượu rắn Tuệ Y Đường

3.1 Thành phần

  • Rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn xám
  • Bọ cạp, tắc kè
  • Kỷ tử, ý dĩ
  • Rượu trắng 37 độ

3.2 Công dụng:

+ Rắn:

  •  Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc, dùng trong các bệnh đau khớp xương, đau nhức xương, đau cột sống hoặc chân tay tê dại.
  •  Chỉ kinh, giải co quắp, dùng trong các chứng kinh phong, bán thân bất toại
  •  Xác rắn (xà thoát): Vị mặn, tính bình, có tác dụng trừ phong giải độc, như làm tan mộng mắt, chữa viêm họng, đau họng, chữa mụn nhọt, sang lở.

+ Bọ cạp: Khu phong, trấn kinh

  • Bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý
  • Vỏ ngoài bọ cạp rất tốt cho sự hồi phục của cơ xương khớp
  • Điều trị chứng liệt nửa người do lạnh
  • Người bị đau nhức xương khớp dùng rất tốt
  • Đặc trị các bệnh về thần kinh 

+ Tắc kè: Bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, bổ phế khí

  • Chữa chứng ù tai do thận khí kém
  • Liệt dương, di tinh,…
  • Dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, ho lao, ho ra máu,…

+ Kỷ tử: Bổ thận ích tinh

  •  Tăng cường chức năng sinh lý, chức năng miễn dịch của cơ thể( bổ thận tráng dương, ích tinh)
  • Tăng cường chức năng gan
  •  Cải thiện thị lực, giúp mắt sáng , đỡ mỏi mắt, …
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
  •  Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

+ Ý dĩ: Kiện tỳ hóa thấp

  • Trừ phong thấp đau nhức
  • Thanh nhiệt độc, trừ mủ: Chữa chứng phế hóa mủ, vết thương có mủ.
  •  Lợi thủy: Chữa các bệnh phù thũng, tiểu tiện khó khăn, đái buốt.
  •  Chữa các bệnh tỳ hư, tiêu hóa kém, tiết tả.
Hình ảnh rượu rắn tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh rượu rắn tại Tuệ Y Đường

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Rượu hạt chuối cô đơn – Tuệ Y Tửu

3.3. Liều lượng sử dụng

Ngày dùng 20-30ml, dùng 1-2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

3.4. Những lưu ý khi sử dụng rượu rắn

Rượu rắn là một loại rượu khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ngâm và sử dụng nó một cách chính xác nhất. Đã có rất nhiều trường hợp tự ngâm và sử dụng không đúng cách bị ngộ độc thậm chí dẫn tới tử vong, do đó bạn phải tìm hiểu thật kỹ quy trình ngâm rượu và cách sử dụng nó như thế nào nhé. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng rượu rắn: 

  • Chứng phong do huyết hư thì không dùng rượu rắn
  • Những người có tiền sử dị ứng rượu, người có bệnh lý huyết áp, tim mạch, bệnh lý tiêu hóa không nên dùng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng
  • Không nên dùng quá liều lượng tránh ngộ độc 

Trước khi dùng bất kỳ một loại rượu ngâm nào, hay tham khảo ý kiến của các bác sỹ, người có chuyên môn để đảm bảo lựa chọn được loại rượu ngâm phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc gì liên quan đến rượu ngâm Tuệ Y Tửu vui lòng liên hệ nhưng thông tín chính thống sau để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Bs CKI Nguyễn Nhật Minh

Người viết: Bs Thúy Hạnh

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *