RƯỢU BỌ CẠP – TUỆ Y TỬU

Nhắc đến rượu bọ cạp, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự độc hại của loại côn trùng này mà không biết rằng nó còn mang đến công dụng tốt cho sức khỏe nếu biết sử dụng hợp lý. Vì thế, có rất nhiều bài thuốc gia truyền được làm từ bọ cạp nhưng trong đó rượu ngâm bọ càng chính là phương pháp phổ biến nhất.

Vậy rượu bọ cạp có công dụng gì, cách ngâm và cách sử dụng như thế nào hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

>>> Tham khảo thêm: Rượu kỉ tử – Tuệ Y Tửu 

Rượu bọ cạp - Tuệ Y Đường
Rượu bọ cạp – Tuệ Y Đường

1. Bọ cạp theo y học cổ truyền

Bọ cạp có đầu và ngực ngắn, bụng tương đối dài, phía dưới bụng thót lại và dài cuối cùng có ngòi mang nọc độc. Toàn thân có 13 đốt, khi đốt nọc độc gây đau đớn, đó là loại côn trùng có đốt rất đáng sợ.

Bọ cạp sống ở vùng trung du, miền núi thường bắt vào mùa xuân, rửa sạch bằng nước nóng sau đó vớt ra cho vào nồi nước sôi có pha muối (khoảng 15 – 20%) đậy vung, đun 3 – 4 giờ đến khi cạn nước lấy ra phơi chỗ thoáng mát cho khô, không phơi nắng, khi dùng cần bỏ đầu, chân, sao vàng, tán nhỏ, lấy tên thuốc là toàn yết.

  • Vị: Ngọt, hơi cay.
  • Tính: Bình.
  • Quy kinh: Can.
  • Công năng: Tắt phong, chỉ kinh, chữa trúng phong, điên giản, làm thông kinh, hoạt lạc, giảm đau
  • Chủ trị: Bọ cạp dùng trong các bệnh phong thấp, còn có tác dụng giải độc, trị mụn nhọt, chữa sang lở, nhọt độc.
  • Không dùng trong trường hợp huyết hư, phụ nữ có thai.

2. Lợi ích khi uống rượu bọ cạp

Theo Y học hiện đại: Rượu bọ cạp chứa 14 loại nguyên tố vi lượng khác cùng nhiều vitamin đặc biệt, 17 loại axít amin cần thiết cho cơ thể con người. Chứa albumin, chất béo và chứa Katsutoxin (cũng như buthotoxin), trimethylamin, taurocholic acid, betain, palmitic acid, strearic acid, cholesterol, lecithinum và các muối ammonium khác.

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì rượu bò cạp có thể dùng để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nửa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván, sưng độc không rỏ nguyên nhân, giúp hỗ trở hiệu quả trong việc điều trị bên ung thư.

Theo Y học cổ truyền: Bọ cạp hay còn gọi là toàn yết có vị mặn hơi cay, tính bình, độc. Quy kinh vào kinh can có công dụng khu phong, trấn kinh trị động kinh, co giật, uốn ván, trị các chứng phong, xoay xẩm, miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại.

  • Bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý
  • Vỏ ngoài bọ cạp rất tốt cho sự hồi phục của cơ xương khớp
  • Điều trị chứng liệt nửa người do lạnh
  • Người bị đau nhức xương khớp dùng rất tốt
  • Đặc trị các bệnh về thần kinh

>>> Tham khảo thêm: Rượu hắc kỷ tử – Tuệ Y Tửu

Rượu bọ cạp 1,2l - Tuệ Y Đường
Rượu bọ cạp 1,2l – Tuệ Y Đường

3. Cách ngâm rượu bọ cạp

Cách chọn bọ cạp:

Bước chọn bò cạp là bước quan trọng nhất tôi có một số lưu ý dành cho bạn đọc khi chọn mua tắc kè như sau:

  • Bọ cạp con nên chọn và dùng loại bọ cạp đen vì loài này ngâm an toàn và công dụng tốt nhất ( theo truyền miệng thì bọ cạp đen là một loài bọ cạp hung hãn nhất trong các loại bò cạp nọc độc của nó chỉ gây sưng tấy như vết ong đốt không độc)
  • Nên chọn con trưởng thành có độ dài trung bình 12cm
  • Tuyệt đối không nên chọn con bị cụt đuôi
  • Không nên mua những con đã chết

Cách ngâm rượu bọ cạp tươi sống:

  • B1: Bọ cạp mua về cho vào chậu rồi đổ cồn y tế vào để sát trùng khoảng 1 tiếng (bởi vì bọ cạp là loài động vật bò dưới đất nên vi khuẩn vi sinh vật bám rất nhiều do vậy cần sát trùng bằng cách này đầu tiên)
  • B2: Vớt bọ cạp ra ngâm với nước muối ấm tỉ lệ 3 lít nước pha với 300g muối trắng
  • B3: Vớt bọ cạp ra tráng qua với rượu trắng
  • B4: Chuẩn bị nồi hấp như nồi đồ xôi hấp cách bọ cạp khoảng 20 phút (ở một số nơi họ đem đun bọ cạp nên nếu đun lên tinh chất có trong bọ cạp sẽ mất hết theo nước do vậy tôi khuyên các bạn nên hấp đảm bảo hơn. Tuy nhiên các bạn cũng có thể bỏ qua bước này cũng được. Những người bụng dạ kém hoặc những người cao tuổi nên dùng cách hấp này để ngâm còn những người bụng dạ tốt còn đang khỏe bỏ qua cũng được)
  • B5: Cho bọ cạp ra để nguội cho vào bình rồi đổ rượu vào đậy kín nắp ngâm trong 6 tháng đem ra sử dụng

Cách ngâm rượu bọ cạp khô:

Trước khi đến với các bước ngâm rượu bọ cạp thì chúng ta cần nhớ những lưu ý sau.

  • Bọ cạp tươi đem phơi khô (thời tiết phải thật nắng nếu không có nắng thì bọ cạp sẽ có mùi hôi khó chịu nếu thời tiết không ủng hộ thì các bạn hãy đem bọ cạp đi sấy khô)
  • Nếu mua bọ cạp khô ở ngoài tránh mua phải bò cạp bị mốc và mối mọt và không mua bò cạp bị cụt đuôi

Tiến hành các bước ngâm bọ cạp khô với rượu

  • B1: Làm giống các bước B1 B2 B3 phía trên
  • B2: Đem đi phơi khoảng 12 ngày nắng
  • B3: Cho bò cạp vào rồi các bạn đem đi nướng qua con bọ cạp trước khi ngâm (chỉ nướng qua không nên nướng cháy) để tạo mùi thơm cho rượu
  • B4: Cho bò cạp vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào 6 con bọ cạp khô các bạn ngâm với 1 lít rượu
  • B5: Đậy kín nắp ngâm trong khoảng 6 tháng đem ra dùng

>>> Tham khảo thêm: Rượu đinh lăng – Tuệ Y Tửu

Rượu bọ cạp - Tuệ Y Đường
Rượu bọ cạp – Tuệ Y Đường

4. Cách bảo quản rượu bọ cạp

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh sáng trực tiếp.

5. Rượu bọ cạp Tuệ Y Đường

Thành phần:

  • Bọ cạp đen hàng tuyển chọn
  • Nấm đông trùng hạ thảo
  • Đẳng sâm
  • Kỷ tử
  • Ý dĩ
  • Táo đỏ
  • Rượu 37 độ

Công dụng:

– Bọ cạp: Khu phong, trấn kinh

  • Bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý
  • Vỏ ngoài bọ cạp rất tốt cho sự hồi phục của cơ xương khớp
  • Điều trị chứng liệt nửa người do lạnh
  • Người bị đau nhức xương khớp dùng rất tốt
  • Đặc trị các bệnh về thần kinh

– Đông trùng hạ thảo: Bổ thận tráng dương, bổ phế, bồi bổ cơ thể

  •       Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng
  •       Bổ thận, tốt cho sinh lý nam và nữ
  •       Kháng viêm, bổ phổi
  •       Tốt cho người bị tim mạch
  •       Cải thiện thể lực khi luyện tập, chơi thể thao với cường độ cao
  •       Cải thiện sức khỏe, đặc biệt cho người đang trong giai đoạn hóa trị, xạ trị

– Đẳng sâm: Kiện tỳ bổ khí.

– Kỷ tử: Bổ thận ích tinh.

  •       Tăng cường chức năng sinh lý, chức năng miễn dịch của cơ thể( bổ thận tráng dương, ích tinh)
  •       Tăng cường chức năng gan
  •       Cải thiện thị lực, giúp mắt sáng , đỡ mỏi mắt, …
  •       Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
  •       Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.

– Ý dĩ: thanh nhiệt giải độc và bổ phế.

– Táo đỏ: chống viêm, ngăn chặn ung thư, kích thích hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ gan, chống oxy hóa và bảo vệ đường tiêu hóa. Trong y học, táo đỏ được dùng thay thế để cải thiện giấc ngủ cho những người mất ngủ kinh niên và giúp cải thiện chức năng não.

Liều lượng sử dụng: 

Mỗi ngày uống 1 – 2 chén rượu trong bữa ăn.

>>> Tham khảo thêm: Rượu hạt chuối cô đơn – Tuệ Y Tửu

Rượu bọ cạp 5l - Tuệ Y Đường
Rượu bọ cạp 5l – Tuệ Y Đường

6. Lưu ý khi dùng rượu bọ cạp

Để có một bình rượu bọ cạp quý, mang lại hiệu quả điều trị cao thì bạn cần phải nắm rõ cách ngâm đúng chuẩn và làm theo đúng quy tắc ngâm bất di bất dịch đó. Đã có nhiều trường hợp tự ngâm rượu bọ cạp tại nhà không đúng cách dẫn tới ngộ độc khi uống, do đó bạn phải rất cẩn trọng khi ngâm loại rượu này.

Lưu ý khi sử dụng rượu bọ cạp:

  • Chứng phong gây ra do huyết hư thì không nên dùng rượu bọ cạp. Cẩn trọng với phụ nữ có thai
  • Thuốc có độc, tránh dùng quá liều
Tủ rượu ngâm trưng bày Tuệ Y Đường
Tủ rượu ngâm trưng bày Tuệ Y Đường

Đặc biệt, trước khi sử dụng rượu ngâm, người sử dụng nên được thăm khám và tư vấn kĩ càng từ các Bác sỹ, Chuyên gia có chuyên môn dể có thể biết và sử dụng những loại rượu phù hợp với sức khỏe của bản thân, khiến rượu trở thành một công cụ bổ trợ cho sức khỏe và phòng tránh tối đa những nguy hiểm mà rượu ngâm có thể gây ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về Rượu bọ cạp nói riêng và Rượu ngâm thảo dược nói chung, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ CKII Trần Thị Thu Huyền để được tư vấn tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *