VIÊM QUANH KHỚP VAI VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý tổn thương các phần mềm quanh khớp vai. Đây là một dạng bệnh khá phổ biến trong bệnh lý cơ xương khớp nói chung. Tuy viêm quanh khớp vai không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng cứng khớp, hạn chế vận động,… gây nên nhưng khó khăn nhất định trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Hãy cùng BS CKI Nguyễn Nhật Minh Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này nhé!

I. Viêm quanh khớp vai theo Y học hiện đại

1. Viêm quanh khớp vai là gì?

Viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là gì?

Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm quanh khớp vai: Gân, túi thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Viêm quanh khớp vai xảy ra khi có tổn thương phần mềm quanh khớp, đây là dạng bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: Thoái hóa gân do tuổi tác , hay gặp ở người lớn hơn 50 tuổi
  • Chấn thương: Chấn thương sau va đập, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,… làm đụng dập, tổn thương các gân cơ quanh khớp vai như gân cơ trên gai, cơ nhị đầu cánh tay,… 
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải lặp lại hoạt động của khớp vai, cánh tay cũng dễ gây nên tổn thương quanh khớp.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngủ sai tư thế, lười vận động,… 
  • Thay đổi thời tiết

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: 3 giai đoạn của viêm quanh khớp vai – cách châm cứu

3. Phân loại thể bệnh trên lâm sàng

Trên lâm sàng, chia viêm quanh khớp vai thành 4 thể:

  • Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần: Thường phát triển sau một chấn thương cơ học hoặc vận động khớp quá mức, tổn thương hay gặp ở gân cơ trên gai và bó dài gân cơ nhị đầu cánh tay, gây tình trạng đau nhức, hạn chế vận động cánh tay.
  •  Viêm quanh khớp vai thể đau vai cấp: Bệnh hầu hết xảy ra do sự lắng đọng canxi tại túi thanh mạc gây viêm. Bệnh nhân sẽ thấy tình trạng đau nhức cả ngày lẫn đêm, đau lan ra toàn bộ vai, đến cổ và xuống cánh tay, có thể kèm theo sốt, giảm hoặc mất vận động khớp vai.
  • Viêm quanh khớp vai thể giả liệt khớp vai: Hay gặp do gân cơ trên gai hoặc gân cơ nhị đầu bị đứt. Bệnh nhân sẽ thấy đau nhức dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc, không thể nâng vai chủ động.
  •  Viêm quanh khớp vai thể đông cứng: Tổn thương xảy ra khi viêm dính bao khớp ổ chảo, gây đau nhức dữ dội vào ban đêm, hạn chế khả năng vận động.

??? Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất

4. Đặc điểm lâm sàng của Viêm quanh khớp vai

Tình trạng viêm quanh khớp vai xảy ra gây nên đau nhức vùng khớp vai, hạn chế vận động, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Sau đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này:

  • Đặc điểm khớp vai: Không sưng, không nóng đỏ, không biến dạng
  • Đau vùng khớp vai: Viêm quanh khớp vai hình thành khi hệ thống phần mềm quanh khớp bị tổn thương. Những vị trí đau hay gặp : Gân cơ trên gai gân cơ nhị đầu cánh tay, gân cơ dưới gai và cơ tròn bé, điểm bám gân cơ dưới vai, hoặc có thể đau lan tỏa khắp vai. Cơn đau tăng lên khi vận động khớp vai, về đêm, có thể đau liên tục cả khi nghỉ ngơi. nặng hơn khi bệnh nhân nằm sai tư thế – nghiêng về bên vai đang bị đau, cơn đau có thể làm bệnh nhân tỉnh ngủ dẫn đến chất lượng giấc ngủ không được tốt.
  • Co cứng khớp: Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, bệnh nhân phải xoa bóp vùng quanh khớp vai khoảng 15 phút mới có thể cử động bình thường. 
  • Rối loạn chức năng vận động: Khớp vai bị tổn thương dẫn đến các cử động xoay, nâng hoặc nhấc cánh tay sẽ bị hạn chế khiến cho đời sống và sinh hoạt bệnh nhân khó khăn hơn

 + Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần, thể đau vai cấp, thể giả liệt: Tầm vận động  chủ động có thể bị hạn chế hoặc bình thường, tầm vận động thụ động bình thường

+ Viêm quanh khớp vai thể đông cứng: Tầm vận động chủ động và thụ động đều hạn chế

  • Triệu chứng toàn thân:  Có thể gặp như sốt nhẹ, người mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược,…

5. Cận lâm sàng

  • Các xét nghiệm cơ bản: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vị, sinh hóa máu,…
  • Siêu âm khớp vai để phát hiện các tổn thương ở khớp vai.
  • Chụp MRI để chẩn đoán chính xác tổn thương phần mềm quanh khớp vai.
  • Nội soi khớp vai để xác định mức độ và hướng điều trị cho tình trạng viêm quanh khớp vai.

6. Chẩn đoán

Dựa trên đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 

7. Điều trị

  • Nội khoa:

         + Chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý: Trong giai đoạn đau vai cấp tính cần  phải để cho vai được nghỉ ngơi. Sau khi điều trị có hiệu quả thì bắt đầu tập luyện để phục hồi chức năng khớp vai, đặc biệt thể đông cứng khớp vai. Tránh lao động quá mức trong thời gian dài, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai.

+ Thuốc chống viêm không steroid: Chỉ định một trong các thuốcsau:

  Diclofenac 50mg x 2viên/24h.

  Piroxicam 20mg x 1viên/24h.

  Meloxicam 7,5mg x 1-2viên/24h.

  Celecoxib 200mg x 1 – 2viên/24h.

+ Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụngchậm:

  Glucosamin sulfat:  1500mg  x1gói/24h.

  Diacerein 50mg: 01-02 viên mỗi ngày. Có thể duy trì 3tháng.

        +  Tiêm corticoid tại chỗ áp dụng cho thể viêm quanh khớp vai đơn thuần: thường sử dụng Methylprednisolon acetat 40mg, Betamethason dipropionat 5mg hoặc Betamethason sodium phosphat 2mg tiêm 1 liều duy nhất, sau 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân đau lại. Tránh tiêm ở bệnh nhân đứt gân bán phần do thoái hóa.

+ Nội soi khớp lấy tinh thể canxi lắng đọng

+ Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân áp dụng cho các thể đứt bán phần các gân mũ cơ quay ở bệnh nhân dưới 60 tuổi

  • Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: Chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm – sóng ngắn, tập vận động.
  • Ngoại khoa: Chỉ định thể giả liệt, đặc biệt ở người trẻ đứt các gân vùng khớp vai do chấn thương

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Phản hồi của bệnh nhân viêm quanh khớp vai sau 2 tuần điều trị tại Tuệ Y Đường

8. Phòng bệnh

  • Tránh lao động quá mức, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai.
  • Thận trọng khi chơi các bộ môn thể thao có thể làm tổn thương khớp vai như tennis, bóng bàn, cầu lông,..
  • Không thay đổi tư thế vai đột ngột
  • Nên nghỉ ngơi sau khi vận động khớp vai nhiều và tránh động tác chèn ép vai
  • Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp.

II. Viêm quanh khớp vai theo y học cổ truyền

Hình ảnh viêm quanh khớp vai
Hình ảnh viêm quanh khớp vai

1. Quan điểm của Đông y về viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai trong y học cổ truyền được gọi là kiên tý thống thuộc phạm vi chứng tý, do nhiều nguyên nhân gây ra kết hợp với phong, hàn, thấp làm tắc trở kinh lạc gây đau nhức.

Y học cổ truyền chia bệnh lý này thành 3 thể

  • Kiên thống
  • Kiêng ngưng
  • Hậu kiên ngưng
Xoa bóp hỗ trợ điều trị Viêm quanh khớp vai
Xoa bóp hỗ trợ điều trị Viêm quanh khớp vai

2.  Các thể bệnh và cách điều trị

2.1 Kiên thống 

  • Triệu chứng: Khớp vai không sưng, không nóng đỏ, không biến dạng. Đau nhức dữ dội, cố định không lan, đau tăng khi vận động, trời lạnh, chườm ấm đỡ đau, hạn chế vận động. Thông thường sẽ ngủ kém do đau, chất lưỡi hồng, rêu trắng, mạch huyền
  • Pháp: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc.
  • Phương:

+ Châm cứu: Châm tả các huyệt a thị huyệt, kiên tỉnh, kiên ngung, kiên trinh, thiên tông, tý nhu, trung phủ, vân môn,..

+ Xoa bóp bấm huyệt

+ Phương thuốc: Quyên tý thang gia giảm: Khương hoạt 12g, Phòng phong 08g, Xích thược 12g, Khương hoàng 12g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 16g, Cam thảo 06g, Đại táo 12g, Sinh khương 06g, Quế chi 08g, Trần bì 08g.

Sắc uống ngày 1 thang chia sáng chiều.

2.2 Kiên ngưng 

  • Triệu chứng: Khớp vai đau nhức, hạn chế vận động, đau tăng khi vận động, trời lạnh, chườm ấm đỡ đau, chất lưỡi hòng, rêu trắng nhớt, mạch trầm hoạt
  • Pháp: Trừ thấp, tán hàn, khu phong, thông kinh hoạt lạc
  • Phương:

+ Châm cứu: Châm bổ các huyệt a thị huyệt, kiên tỉnh, kiên ngung, kiên trinh, thiên tông, trung phủ, vân môn, tý nhu,…

+ Xoa bóp bấp huyệt

+ Phương thuốc: Quyên tý thang gia vị: Khương hoạt 08g, Phòng phong 08g, Xích thược 12g, Khương hoàng 12g, Sinh khương 06g, Đại táo 12g, Tô mộc 10g,  Đào nhân 10g, Đương quy 12g, oàng kỳ 16g, Cam thảo 06g, Xuyên sơn giáp 08g, Trần bì 06g

Sắc uống ngày 1 thang chia sáng chiều.

Châm cứu trong viêm quanh khớp vai tại Đông y Tuệ Y Đường
Châm cứu trong viêm quanh khớp vai tại Đông y Tuệ Y Đường

2.3 Hậu kiên ngưng

  • Triệu chứng: khớp vai đau ít, hạn chế vận động rõ. Bàn tay phù có khi lan lên cẳng tay, phù to và cứng, bầm tím, lạnh. Toàn bộ bàn tay đau nhức suốt ngày đêm, cơ teo rõ rệt, cơ lực giảm, vận động khớp bàn ngón hạn chế.
  • Pháp: Bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu ứ.
  • Phương

+ Châm cứu: Các huyệt như thể trên, chỉ dùng để kết hợp

+ Xoa bóp bấm huyệt là chính kết hợp với bệnh nhân tự tập vận động bàn tay, khớp vai

+  Phương thuốc: Tứ vật đào hồng gia vị. Thục địa 16g, Đương quy 16g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, Đẳng sâm 16g, Hoàng kỳ 16g

Sắc uống ngày 1 thang.

 

Tại Đông y Tuệ Y Đường, BS CKI Nguyễn Nhật Minh chia sẻ:

  • Mỗi bệnh nhân mắc viêm quanh khớp vai đều được bác sĩ thăm khám tổng quan để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
  • Bác sĩ lên phác đồ châm cứu viêm quanh khớp vai cho từng trường hợp cụ thể. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kết hợp thêm với các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả như bấm huyệt, xoa bóp.
  • Trước khi trị liệu, bệnh nhân sẽ được uống trà để thư giãn cơ thể, đả thông kinh mạch, đồng thời xoa bóp quanh khớp vai để làm giãn cơ. Đồng thời, bác sĩ/kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát trùng dụng cụ châm cứu để đảm bảo an toàn.
  • Xác định vị trí huyệt đạo vùng khớp vai cần tác động một cách chính xác tuyệt đối theo phác đồ. Sau đó tiến hành đưa kim vào da đúng kỹ thuật.
  • Theo dõi phản ứng của bệnh nhân trong thời gian châm cứu để kịp thời xử lý những tình huống xấu có thể gặp phải.

Không gian phòng khám khang trang, sạch đẹp, đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm dày dặn, tận tình, chu đáo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả cao… là lí do Tuệ Y Đường là một điểm đến không thể bỏ qua đối với người bệnh Viêm quanh khớp vai nói riêng và các bệnh cơ xương khớp nói chung.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề của bệnh lý cơ xương khớp nói chung và viêm quanh khớp vai nói riêng hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Được tham vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Nhật Minh.

Người viết: BS. Thúy Hạnh

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *