SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là tình trạng được hiểu biết khá cặn kẽ, trong đó có sự hư hỏng của các van tĩnh mạch dẫn tới sự xuất hiện các dòng máu trào ngược trong hệ thống tĩnh mạch theo tác dụng của trọng lực và hiệu ứng cơ bơm. Dòng trào ngược gây ra tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch tại ngoại vi, làm xuất hiện các triệu chứng cơ năng như nhức mỏi, vọp bẻ, sưng phù chân, rối loạn biến dưỡng, chàm da, loét không lành…

Giãn tĩnh mạch chân (varicose vein) là các thay đổi về hình thái của tĩnh mạch nông. Tĩnh mạch tăng kích thước, giãn trướng, nở phồng, dài ra, gập góc, xoắn cuộn lại, nhìn thấy rõ trên da và sờ được.

Hãy cùng BS CKI Nguyễn Nhật Minh và Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này nhé!

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch sâu

1. Tuổi tác

Tuổi tác là một yếu tố được nghiên cứu đầu tiên trong mối liên quan với bệnh tĩnh mạch. Hiện nay, các tác giả đều công nhận là tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch chân. Độ tuổi thường mắc bệnh giãn tĩnh mạch là từ 45 – 50 tuổi trở lên. Tuổi càng cao, giãn tĩnh mạch càng trầm trọng hơn.

2. Giới tính

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Cứ khoảng 2-3 bệnh nhân nữ mắc bệnh mới có 1 bệnh nhân nam bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy, đối với suy tĩnh mạch mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ tương đương nhau. Sự khác biệt về mặt tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ trong giãn tĩnh mạch được lý giải có lẽ do nữ giới thường phải trải qua thời kỳ mang thai.

Trong những nghiên cứu lớn, đa trung tâm tại Đức và Ý, ghi nhận ở phụ nữ mắc bệnh suy tĩnh mạch, tỷ lệ phù chân thường cao hơn nam giới; trong khi ngược lại nam giới bị suy tĩnh mạch thường dễ bị chàm da, loét chân hơn khi so với nữ giới.

3. Nghề nghiệp – Thói quen đứng lâu

Theo những nghiên cứu trước đây, những nghề nghiệp có liên quan đến thói quen phải đứng lâu, đi lại nhiều… đã được xác định là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch chân.

Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết vì y học chưa chứng minh rõ ràng được thói quen đứng lâu gây ra bệnh giãn tĩnh mạch nhờ cơ chế nào. Cũng có một vài nghiên cứu gần đây cho thấy đứng lâu lại không liên quan, hoặc chỉ liên quan ít đến giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch chân mạn tính.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Thoái hóa khớp gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

4. Tính chất gia đình

Các nghiên cứu cho thấy suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân có tính chất gia đình. Một người mắc bệnh thì các thành viên khác cùng huyết thống trong gia đình cũng dễ mắc bệnh tương tự, với tần suất gấp 1,5-2 lần người bình thường. Tuy nhiên, hiện nay y học vẫn chưa chứng minh được bệnh có di truyền hay không và chưa xác định được có gen gây bệnh hay không.

5. Béo phì

Vai trò của chứng béo phì trong mối liên quan với bệnh giãn tĩnh mạch chân vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược. Theo nghiên cứu tại Anh quốc, chỉ số BMI >27 làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch ở nữ giới, nhưng không tăng nguy cơ này ở nam giới. Một nghiên cứu lớn khác tại Đức (nghiên cứu Bonn) cho thấy, chỉ số BMI >30 chỉ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch một cách không đáng kể ở nữ giới, nhưng lại làm tăng rõ rệt nguy cơ suy tĩnh mạch ở cả nam lẫn nữ.

Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này
Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này

6. Mang thai

Mang thai, sanh nở nhiều lần và thai kỳ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chân. Phụ nữ đã mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần phụ nữ chưa mang thai và nam giới.

7. Nội tiết tố – Thuốc ngừa thai

Dùng thuốc ngừa thai đường uống và liệu pháp hormon thay thế đã được chứng minh có liên quan đến nguy cơ dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, thuốc ngừa thai và nội tiết tố không có liên quan đến suy tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch chân, không làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

8. Táo bón kinh niên

Một số tác giả cho rằng chứng táo bón kinh niên như là yếu tố nguy cơ của giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên cho tới nay, các nghiên cứu chưa đưa ra đủ bằng chứng đây là một yếu tố nguy cơ thực sự cho bệnh này.

Mặc dù những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một người, nhưng chúng không nhất thiết gây ra bệnh. Một số người có một hoặc nhiều yếu tố rủi ro không bao giờ phát triển chứng giãn tĩnh mạch, trong khi những người khác phát triển chúng và không biết có yếu tố rủi ro nào. Tuy nhiên, biết được các yếu tố rủi ro đối với bất kỳ bệnh nào có thể giúp hướng dẫn chúng ta kiểm soát bệnh sớm hơn.

Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm

  • Người bệnh có cảm giác bó chặt ở bắp chân, nặng chân, mỏi chân, mất ngủ. Có khi thấy tê, kiến bò vùng bàn chân.
  • Vọp bẻ (chuột rút) ở bắp chân, thường xảy ra về đêm
  • Sưng phù xung quanh hai mắt cá, thấy rõ vào buổi tối.
  • Các triệu chứng thường nặng lên vào chiều tối, hoặc sau khi đứng lâu, sau một ngày làm việc và giảm bớt vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hoặc sau khi nghỉ ngơi, kê chân cao

Suy tĩnh mạch nghiêm trọng có thể gây sưng nhẹ trong thời gian dài và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn về thay đổi màu sắc da chàm, da xơ cứng bì diễn tiến cuối cùng là loét da mặt trong mắt cá chân và vết loét không lành.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chi dưới
Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chi dưới

Diễn biến tự nhiên của suy tĩnh mạch chi dưới

Dãn mao mạch và dãn các tĩnh mạch nông ở chân: Có 3 loại dãn tĩnh mạch nông: dãn thân tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện, dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới. Các van bên trong tĩnh mạch dãn bị suy (mất chức năng)

Viêm tĩnh mạch – huyết khối: Là tình trạng sưng viêm của các tĩnh mạch nông hoặc sâu gây ra bởi cục máu đông. Gặp ở người bệnh bị các bệnh dễ đưa đến các huyết khối, bệnh nặng, mổ lớn, ngồi lâu (nghề nghiệp, đi máy bay đường dài)… Khi bị huyết khối tĩnh mạch nông: tĩnh mạch nổi hằn lên, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau, có thể kèm đỏ da.

Khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu: Gây tắc và ứ trệ, chân nóng, đau, sưng đỏ, có thể bị chảy máu, ngứa, đau nhức nhối, nhiễm trùng thứ phát. Huyết khối tĩnh mạch nông hiếm khi gây biến chứng, không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy vậy cần thăm khám cẩn thận để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu phối hợp. Huyết khối tĩnh mạch sâu đôi khi có thể bong ra và đi lên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi với tỷ lệ tử vong rất cao.

Loạn dưỡng da chân do rối loạn biến dưỡng: da phù nề, dày lên, có thể dẫn đến tróc vảy, chảy nước và chàm da, thay đổi màu sắc, sạm da và xơ cứng bì.

Loét cẳng chân ở đoạn thấp, là biến chứng ở giai đoạn muộn nhất gây đau đơn và điều trị rất khó khăn. Ban đầu là loét nông, để lâu loét sẽ ăn sâu dần và rộng ra, dễ bội nhiễm, có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Những diễn biến của bệnh
Những diễn biến của bệnh

Các xét nghiệm cần làm

  • Xét nghiệm đông máu.
  • Siêu âm Doppler đo tốc độ dòng máu và xem xét cấu trúc các tĩnh mạch chân.
  • Chụp X-quang tĩnh mạch để xem xét về giải phẫu của tĩnh mạch.

>>>> Bạn đọc có bất cứ thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!

Điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới

Điều trị nội khoa

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hằng ngày
  • Tuỳ trường hợp mà sử dụng các thuốc: giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, chống đông, làm tan cục máu, làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)…
  • Dùng tất áp lực: Băng ép liệu pháp là một phương thức điều trị hữu hiệu mà cơ chế vẫn còn chưa biết một cách đầy đủ. Hiệu quả lâm sàng tùy thuộc vào hai yếu tố chính: lực ép bề mặt và độ cứng của bắp cơ chân.Lực ép bề mặt là lực ép được tác dụng bởi vớ trên bề mặt da bị bệnh. Áp lực của vớ được tính toán một cách cẩn thận trong phòng thí nghiệm sao cho vớ được sản xuất.Vớ áp lực được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt sao cho áp lực trên tác động lên từng đoạn của chân phù hợp với sinh lý bình thường chặt hơn ở cổ chân và lỏng dần khi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch lên tim.
Sử dụng vớ áp lực trong điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới
Sử dụng vớ áp lực trong điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới

​Chích xơ: áp dụng cho các dãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú.

Phẫu thuật: lấy bỏ các túi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da…

Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: là kỹ thuật mới điều trị dãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.

Nên làm gì để tránh các biến chứng

Suy tĩnh mạch mạn chi dưới diễn biến mạn tính lâu dài theo thời gian và tuổi tác. 

Cần tập trung chữa trị tốt, có kế hoạch theo dõi tái khám định kỳ khi bệnh còn ở giai đoạn sớm. Điều trị bằng thuốc và vớ áp lực ở giai đoạn dãn tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện hay dạng lưới. Ở giai đoạn dãn thân tĩnh mạch, cần đến phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp nội mạch phối hợp với điều trị nội khoa. 

Cần thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt; tránh đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài; khi đi ô tô hay máy bay đường dài thì phải gấp duỗi chân từng lúc cho máu lưu thông, uống nhiều nước, mang tất dài hỗ trợ; giảm cân khi dư thừa; dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch sâu khi có chỉ định.

Các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn còn có thể làm việc sinh hoạt bình thường.

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Phụ Tử – Hồi dương cứu nghịch

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho rằng suy giãn tĩnh mạch là do khí huyết ứ trệ dẫn đến hiện tượng máu ứ động gây các triệu chứng như nhức mỏi, tê, tê phù,.. ở chân. Điều trị suy giãn tĩnh mạch ở chân bằng Đông y hướng tới cải thiện quá trình lưu thông máu, bảo vệ thành mạch vững chắc, giúp máu được lưu thông tốt thì áp lực lên van tĩnh mạch từ đó giảm các triệu chứng của bệnh.

 Điều trị bằng điện châm  

Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền sẽ thăm khám và tuỳ mức độ nặng nhẹ mà người bệnh sẽ đi châm cứu từ 3 tới 5 lần/ tuần. Các huyệt trên đường kinh Bàng quang và kinh Tỳ thường được sử dụng và kích thích với sung điện nhẹ để giúp lưu thông máu huyết, làm tăng độ bền thành mạch.

Điều trị tại Tuệ Y Đường
Điều trị tại Tuệ Y Đường

Điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền

Tuỳ vào lý do dẫn đến bệnh, các bài thuốc phù hợp sẽ được chọn và gia giảm theo thể trạng của từng bệnh nhân.

  • Nếu bệnh nhân vì qua quá trình sinh nở nhiều lần dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới, nên kết hợp các bài thuốc bổ khí bổ huyết, làm bên thành mạch song song với các bài thuốc lưu thông khí huyết.
  • Ở những người bệnh lớn tuổi, các vị thuốc bổ thận và khí huyết cần được cân bằng với các vị thuốc trục ứ.
  • Ở những bệnh nhân ở giai đoạn nặng, có những triệu chứng như loét không lành hoặc chàm da nên kết hợp thêm các vị thuốc bổ huyết, thanh nhiệt, lương huyết.

Bài thuốc Hoạt huyết trục ứ thang gia giảm

  • Đương quy, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất, Chỉ xác, Đan sâm, Xuyên khung, Cam thảo…
Sử dụng các bài thuốc trong điều trị giãn tĩnh mạch
Sử dụng các bài thuốc trong điều trị giãn tĩnh mạch

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề của bệnh lý cơ xương khớp nói chung và viêm quanh khớp vai nói riêng hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh qua:

📮 Facebook: Tuệ Y Đường

👩⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

👩⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

💒Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

📞Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Được tham vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Nhật Minh.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *