Ngủ là một trong những hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Sau 01 ngày dài mệt mỏi, mỗi chúng ta cần được nghỉ ngơi để đảm bảo mọi tế bào trong chúng ta hoạt động theo đúng chu trình sinh lý, duy trì sức sống, xây dựng 01 cơ thể khỏe mạnh. Bài viết này hôm nay, BS.CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Tuệ Y Đường, sẽ chia sẻ những tác hại của việc thức khuya. Như một lời khuyên dành cho các cú đêm nên có chế độ sinh hoạt làm việc, nghỉ ngơi khoa học nhé!
Hầu hết mọi người đều cho rằng giấc ngủ là một hoạt động thụ động mà khi đó cơ thể và não bộ không hoạt động. Nhưng thực chất cho thấy não bộ đang tham gia vào một số hoạt động cần thiết của chính cuộc sống của con người trong suốt một chu trình giấc ngủ – có liên quan rất chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống của con người chúng ta.
1. Giấc ngủ là gì?
- Thời gian ngủ chiếm khoảng một phần ba cuộc đời con người, đó là một trạng thái mà nhận thức đối với các kích thích của môi trường bị giảm sút.
- Thức khuya kéo dài dẫn đến suy giảm thể chất nghiêm trọng, sau đó là mất nhận thức và cuối cùng là tử vong.
- Các tế bào thần kinh trong thân não, kết nối não với tủy sống, sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine giúp giữ cho một số bộ phận của não hoạt động trong khi chúng ta thức.
- Các tế bào thần kinh khác ở đáy não bắt đầu phát tín hiệu tới các tế bào thần kinh này dường như “tắt” các tín hiệu giúp chúng ta tỉnh táo.
- Nghiên cứu cũng cho thấy rằng một chất hóa học có tên là adenosine tích tụ trong máu khi chúng ta thức, hóa chất này dần dần bị phá vỡ trong khi chúng ta nghỉ.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
2. Một chu kì giấc ngủ bao gồm
Trong chu kỳ thường trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn 1, 2, 3, 4 và giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh).
Các giai đoạn này tiến triển theo chu kỳ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn REM, sau đó chu kỳ bắt đầu lại với giai đoạn 1.
Trẻ em và người lớn dành gần 50% tổng thời gian ngủ của họ ở giai đoạn 2, khoảng 20% trong giai đoạn REM và 30% còn lại trong các giai đoạn khác. Ngược lại, trẻ sơ sinh dành khoảng một nửa thời gian trong giấc ngủ REM.
2.1 Giai đoạn 1
Trong giai đoạn 1 chúng ta có thể dễ dàng bị đánh thức.
Đôi mắt của chúng ta di chuyển rất chậm và hoạt động của cơ cũng chậm lại. Nhiều người cũng trải qua các cơn co thắt cơ đột ngột được gọi là giảm trương lực cơ hoặc giật cơ giảm trương lực, thường xảy ra trước cảm giác bắt đầu ngã.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Trắc Bách Diệp và tác dụng chữa bệnh mất ngủ trong thực tiễn
2.2 Giai đoạn 2
Khi chúng ta bước vào giai đoạn 2 chuyển động mắt của chúng ta dừng lại và sóng não trở nên chậm hơn với những đợt bùng phát sóng nhanh không thường xuyên được gọi là trục quay.
2.3 Giai đoạn 3 và giai đoạn 4
Trong giai đoạn 3, các sóng não cực kỳ chậm được gọi là sóng delta bắt đầu xuất hiện, xen kẽ với các sóng nhỏ hơn, nhanh hơn.
Đến giai đoạn 4, não hầu như chỉ tạo ra sóng delta. Rất khó đánh thức ai đó trong giai đoạn 3 và 4.
Trong giai đoạn này, không có hoạt động cơ bắp hoặc không có cử động mắt. Những người bị đánh thức trong giấc ngủ sâu không điều chỉnh ngay lập tức và thường cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng trong vài phút sau khi thức dậy.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Những bài thuốc đơn giản chữa mất ngủ cực hay!
2.4 Giấc ngủ REM
- Khi chúng ta chuyển sang giai đoạn REM, hơi thở của chúng ta trở nên nhanh hơn, không đều và nông hơn, mắt chúng ta giật nhanh theo nhiều hướng khác nhau và các cơ tay chân của chúng ta tạm thời bị tê liệt.
- Nhịp tim của chúng ta tăng lên, huyết áp của chúng ta tăng lên và nam giới sẽ cương cứng dương vật. Có một khoảng trong giấc ngủ REM, vài người thường mô tả những câu chuyện kỳ quái và phi logic còn được gọi là những giấc mơ.
- Giai đoạn REM đầu tiên thường xảy ra khoảng 70 đến 90 phút.
- Các chu kỳ đầu tiên mỗi đêm chứa các giai đoạn REM tương đối ngắn. Càng về đêm, thời gian REM càng dài ra tương ứng là giấc ngủ sâu giảm đi. Vào buổi sáng, mọi người dành gần như tất cả thời gian trong các giai đoạn 1, 2 và REM.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: 13 Nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ sau sinh
3. Tác hại của việc đi ngủ khuya
3.1 Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
- Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người đi nghỉ sớm.
- Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
- Mặt khác, khi thức khuya thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu…
- Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Điều trị đau đầu theo YHCT
3.2 Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn, virus… gây bệnh như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp…
3.3 Rối loạn nội tiết
Trong thời gian “nghỉ ngơi”, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng.
Đặc biệt ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya, có nguy cơ gặp rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung…
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Kết quả điều trị của bệnh nhân Rối loạn kinh nguyệt
3.4 Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
- Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi nghỉ ngơi. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ dẫn đến suy yếu.
- Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài, hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó.
- Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: 3 bài thuốc chữa đau dạ dày
3.5 Thức khuya làm giảm thị lực
- Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể.
- Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn.
- Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
- Ngoài ra, ánh sáng màn hình máy tính hay điện thoại được gọi là ánh sáng xanh. Khi chúng ta làm việc vào ban đêm mức độ tập trung càng cao thì mắt bạn sẽ tập trung vào lượng ánh sáng này nhiều hơn.
- Bản chất ánh sáng xanh là ánh sáng có năng lượng cao nhất trong các loại ánh sáng, chúng có thể xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến đáy mắt và gây tổn thương võng mạc.
- Những tổn thương do ánh sáng xanh gây ra là những tổn thương vĩnh viễn và sẽ tích tụ theo thời gian, lâu dần có thể gây ra các bệnh về mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về mắt.
- Ngày nay bệnh thoái hóa điểm vàng đang dần trẻ hóa và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh là yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển sớm.
3.6 Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
-
Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo, tốc độ tái tạo vào ban đêm nhanh hơn ban ngày. Thức khuya sẽ khiến quá trình tái tạo và điều tiết tế bào da diễn ra thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của da.
-
Điều này khiến da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, khô da, nổi mụn…
-
Quầng thâm và bọng mắt: Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, thức khuya sẽ dẫn đến lưu thông máu quanh mắt kém, quanh mắt có quầng thâm, vệt máu trong lòng trắng mắt và bọng mắt.
-
Để tránh tác hại của việc thức khuya, chúng ta nên hạn chế thức khuya, ngủ trước 12h và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cũng là biện pháp giúp giảm thiểu tác hại của việc thức khuya.
Bạn đọc có thắc mắc về Da liễu có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.555 – 0789.503.555 để được hỗ trợ!
? Facebook: Tuệ Y Đường
?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555