Những vị thuốc Đông y thường dùng chữa bệnh phụ khoa

Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y dần được nhiều chị em phụ nữ biết đến bởi sự lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ và nhiều ưu điểm khác. Hãy cùng Đông y Tuệ y đường tìm hiểu trong bài viết dưới đây những vị thuốc Đông y điều trị các bệnh phụ khoa.

Đặc điểm nguyên nhân gây bệnh trong phụ khoa

Nguyên nhân sinh bệnh đối với phụ khoa cũng giống như nội khoa là do ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân nhưng khi vận dụng vào bệnh phụ khoa cần chú ý những đặc điểm sau.

Nguyên nhân bên ngoài (Ngoại nhân)

Chủ yếu do hàn, nhiệt và thấp: nhiệt thì làm cho huyết lưu thông nhanh, gặp hàn thì ngưng trệ. Nhiệt nhiều quá làm huyết đi sai đường gây chứng băng lậu.

Hàn nhiều quá làm huyết ngưng trệ không lưu thông gây thống kinh, bế kinh, trưng hà. Thấp nhiều quá thường gây bệnh đới hạ.

Nguyên nhân bên trong (Nội nhân)

Thất tình liên quan đến 5 tạng, ảnh hưởng đến khí huyết. Các bệnh phụ khoa phần nhiều là bệnh ở huyết. Khí là chủ thể của huyết, huyết nhờ khí để vận hành, hai mặt này liên quan chặt chẽ với nhau.

Khi thất tình kích thích phần nhiều làm hại khí, khí không điều hoà thì huyết không điều hoà, mọi bệnh từ đó sinh ra.

Nguyên nhân khác (Bất nội ngoại nhân)

Ham việc buồng the là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh phụ nữ. Vì mỗi lần giao cấu khí huyết bị phát động tối đa, gây tổn hại đến mạch xung – nhâm, can và thận bị hư yếu, tinh huyết bị tiêu hao, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến kinh đới, thai sản.

Sách Nội kinh có ghi: “Bệnh huyết khô là vì lúc tuổi trẻ mất huyết quá nhiều hoặc ăn nhậu say sưa rồi hành phòng làm cho khí kiệt, can huyết tổn thương cho nên kinh nguyệt mất nguồn mà không hành”.

Sách Chư bệnh nguyên hậu luận có ghi: “Đang lúc hành kinh mà giao hợp thì mạch máu bị co lại không ra kinh. Huyết kinh bế lại gây nên chậm kinh, bế kinh”.

Vì vậy mà Chu Đan Khê chủ trương hạn chế tình dục để phòng bệnh.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Điều trị bệnh phụ khoa tại phòng khám Tuệ y đường
Điều trị bệnh phụ khoa tại phòng khám Tuệ y đường

Cơ chế gây bệnh phụ khoa

  1. Khí huyết không điều hoà

Bệnh phụ khoa liên quan chặt chẽ đến huyết. Các bệnh kinh, đới, thai sản đều liên quan mật thiết với huyết, huyết luôn phối hợp với khí. Sự thăng, giáng, hàn, nhiệt, hư, thực của huyết đều do khí.

Cho nên khí nhiệt thì huyết nhiệt mà sắc đen, khí hàn thì huyết hàn mà sắc xanh, khí thăng thì huyết nghịch mà xuất ra ngoài (xuất huyết), khí hãm xuống thì huyết đi xuống gây băng huyết.

Vì vậy nguyên nhân nào ảnh hưởng đến khí huyết đều làm cho khí huyết không điều hoà, gây các bệnh về kinh, đới, thai, sản.

  1. Ngũ tạng không điều hoà

Phụ nữ lấy huyết làm căn bản, mà nguồn sinh huyết là tỳ, thống soái chỉ huy huyết là tâm, tàng trữ huyết là can, phân bố huyết nhờ phế, nuôi dưỡng huyết do thận để nhuận tới khắp toàn thân.

Nếu tâm khí suy yếu, huyết dịch không đầy đủ thì dễ sinh kinh nguyệt không đều, khó có con. Nếu can khí uất kết thì huyết không trở về can gây chu kỳ kinh không đều, băng lậu.

Nếu tỳ hư làm huyết hư hoặc khí hư hạ hãm gây nên rong kinh, rong huyết, đới hạ, bế kinh. Nếu phế khí hư không vận tống được huyết làm huyết khô, dịch tiêu hao; hoặc phế khí động dưới sườn gây chứng thở dốc, đau ngực (tức bôn). Nếu thận hư tổn gây chứng băng lậu, vô sinh, đẻ non.

Bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến công năng của 5 tạng đều có thể làm khí huyết không điều hoà và gây nên các chứng bệnh của phụ khoa.

Vì sao khi b viêm ph khoa đt thuc d tái phát

  1. Mạch xung – nhâm tổn thương

Hai mạch xung và nhâm có quan hệ mật thiết đến sinh lý và bệnh lý của phụ nữ. Hai mạch này phải tiếp nhận khí huyết, chất dinh dưỡng của 5 tạng mới phát huy được tác dụng.

Phụ nữ mà khí huyết được điều hoà, 5 tạng được yên ổn thì mạch xung tràn đầy, mạch nhâm thông lợi. Khi có nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mạch xung – nhâm đều có thể gây nên bệnh phụ khoa.

Trinh nữ hoàng cung vị thuốc trong điều trị các bệnh phụ khoa
Trinh nữ hoàng cung vị thuốc trong điều trị các bệnh phụ khoa

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa theo quan niệm của Đông y

BS.CKII.Trần Thu Huyền cho biết trong Đông y, mọi căn bệnh đều điều trị dựa trên nguyên tắc tìm gốc bệnh để trị, và bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới không phải là trường hợp ngoại lệ.

Khi chữa trị căn bệnh này, người thầy thuốc sẽ tập trung chú ý đến những đặc điểm bệnh tình và sinh lý bên ngoài thông qua các triệu chứng bệnh ở từng giai đoạn khác nhau.

Không những vậy, để thêm phần chính xác, người thầy thuốc cũng có thể xác định thể của bệnh ở các dạng khác nhau.

Từ đó, tìm ra những phương pháp chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y phù hợp để điều hòa khí huyết, điều hòa tỳ vị, dưỡng can thận và sơ can khí.

Tuy nhiên, mỗi đối tượng sẽ có thể bệnh khác nhau nên phương pháp điều trị cũng khác nhau. Việc điều trị thường chú trọng điều trị triệu chứng bên ngoài bằng bài thuốc ngâm rửa hay xông hơi âm đạo.

Song song đó là điều trị từ bên trong gốc bệnh bằng bài thuốc uống.

Chính vì nguyên tắc điều trị này mà phương pháp Đông y đã đáp ứng điều trị tốt các bệnh phụ khoa nói chung.

Bên cạnh đó, liệu pháp điều trị bệnh từ bên trong không chỉ giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh mà còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, dưỡng tâm, bổ tỳ vị, bổ can thận.

Do đó, khi dừng thuốc, cơ thể vẫn có khả năng kháng được mầm bệnh và hạn chế tình trạng bệnh tái phát trở lại.

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Pháp điều trị chủ yếu

Phụ khoa cũng như các khoa khác, trước tiên phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản (trị bệnh phải tìm gốc bệnh để trị). Đó là phép biện chứng luận trị mà người thầy thuốc cần nắm vững để đề ra phương thức trị liệu cho thật hợp lý.

Tuy nhiên do người phụ nữ có quan hệ sinh lý và tổn thương đến phần huyết, thường ảnh hưởng đến chức năng của tâm, tỳ, can, thận, dẫn tới tổn thương 2 mạch xung – nhâm mà sinh ra bệnh thuộc kinh, đới, thai, sản.

Vì vậy cần chú ý đến đặc điểm sinh lý và bệnh lý của nhiều giai đoạn khác nhau để điều hoà khí huyết, điều hoà tỳ vị, sơ can khí và dưỡng can thận.

Pháp điều trị chủ yếu bao gồm:

  1. Điều hoà khí huyết

Bệnh phụ khoa liên quan chặt chẽ với bệnh của khí huyết, huyết thường bất túc khí thường hữu dư. Bất cứ nguyên nhân gì ảnh hưởng đến khí huyết đều có thể làm rối loạn khí huyết và gây nên bệnh.

Vì vậy trước tiên phải điều hoà khí huyết.

Nếu khí nghịch thì phải giáng khí, khí uất thì phải khai uất hành khí, khí loạn thì phải điều khí lý khí, khí hàn thì phải ôn dương để trợ khí, khí nhiệt thì phải thanh khí tiết nhiệt, khí hư hạ hãm thì phải thăng dương ích khí, đồng thời phải trợ thêm thuốc hoà huyết, bổ huyết.

Nếu huyết hàn nên ôn, huyết nhiệt nên thanh, huyết hư nên bổ, huyết trệ nên thông, đồng thời phải trợ thêm thuốc hành khí bổ khí.

Điều hòa khí huyết bao gồm các  pháp điều trị sau:

– Bổ ích khí huyết.

+ Bổ khí.

+ Bổ huyết.

– Khí huyết song bổ.

– Hoạt huyết hóa ứ.

– Lý khí hành trệ.

Các bnh ph khoa thường gp và cách phòng tránh

  1. Điều hoà tỳ vị

Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là gốc của quá trình sinh hoá. Nếu tỳ vị bị rối loạn, nguồn sinh hoá bị yếu đi thì dễ gây bệnh về kinh nguyệt, thai sản. Trong trường hợp đó nếu điều hoà được tỳ vị thì sẽ khỏi bệnh.

Trong phương pháp điều hoà cũng phải căn cứ vào bệnh tình khác nhau như hư thì bổ, tích thì tiêu, hàn thì ôn, nhiệt thì thanh.

Đặc biệt đối với phụ nữ đã hết kinh thì thận khí suy nhược, khí huyết đều hư nên cần nhờ vào thuỷ cốc của hậu thiên, khi ấy nên bổ tỳ vị để bổ gốc sinh hoá của nó.

Điều hòa khí huyết bao gồm các pháp điều trị sau:

– Kiện tỳ ích khí

– Hòa vị giáng nghịch

– Kiện tỳ  trừ thấp

  1. Dưỡng can, sơ can khí

Can chủ về tàng huyết, tính của nó thích sơ tiết, điều đạt.

Khi can khí bình hoà thì huyết mạch lưu thông, huyết hải định tịnh. Khi can khí bị uất, mất chức năng điều đạt sẽ gây ảnh hưởng đến kinh, đới, thai, sản (nhất là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh hay gặp chứng trạng này).

Vì vậy trong điều trị cần sơ đạt can khí là chính.

Điều hòa khí huyết bao gồm các pháp điều trị sau:

+ Tư âm dưỡng can

+ Bình can tiềm dương

+ Dưỡng huyết nhu can

+ Sơ can lý khí

  1. Bổ  thận

Thận là gốc của thiên nhiên lại chủ về tàng tinh khí, do đó nó là động lực phát dục và sinh trưởng của cơ thể. Người phụ nữ có sinh khí sung túc, kế đó là mạch nhâm – mạch xung thông thịnh mới có khả năng có kinh và có thai.

Ngược lại khi thận tiên thiên bất túc thì có thể sinh ra bệnh tật. Vì thế bổ thận khí cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trên phương diện trị bệnh phụ khoa.

Ngoài ra can lại là con của thận (thuỷ sinh mộc) lại nhờ thận thuỷ để tu dưỡng. Nếu thận âm bất túc dễ làm can dương vượng lên mà sinh ra bệnh. Khi đó nên tư dưỡng can thận để trị bệnh.

Can và thận là gốc của xung – nhâm, khi can thận hư sẽ làm tổn thương đến xung – nhâm; ngược lại khi mạch xung – nhâm bị tổn thương cũng làm ảnh hưởng đến tạng can và tạng thận.

Trên lâm sàng các chứng như bế kinh, băng lậu, đới hạ, động thai phần lớn là do can thận suy nhược, xung – nhâm tổn thương mà gây ra.

Dưỡng can thận chính là bổ ích xung – nhâm, nguồn gốc thịnh thì lưu lợi thông thương nhờ đó mà khỏi bệnh.

– Tư bổ thận âm

– Ôn bổ thận dương:

– Bổ ích thận khí

– Âm dương song bổ

Các vị thuốc Đông y điều trị viêm nhiễm phụ khoa

Quy bản

Trị  đàn bà kinh ra quá nhiều. Quy bản (tẩm dấm nướng hoặc nấu cao), Hoàng cầm, Bạch thược, Thung căn bì, Hoàng bá. Tán bột, trộn với mật làm viên, uống với nước dấm pha nhạt (Quy Bản Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư )

Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, âm hư huyết nhiệt: Quy bản, Hoàng cầm, Bạch thược đều 40g, Hoàng bá 12g, Chế hương phụ 10g.

Tán bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 10 – 15g, ngày 3 lần (Cố Kinh Hoàn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Vị thuốc Quy bản Tuệ y đường
Vị thuốc Quy bản

A giao

A giao và lộc giác giao là những vị thuốc đại bổ, rất có liên hệ với huyết. Cả 2 đều có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết.

Nhưng a giao vị ngọt, tính bình thiên về bổ huyết, chỉ huyết, kiêm tư phế, an thai, cầm huyết hư ra nhiều.

Còn lộc giác giao vị ngọt, mặn, tính ấm, thiên về ôn bổ can, thận, cố tinh. Phần hỏa suy nhiều phải dùng Lộc giác giao” (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

Thục địa và A giao có tác dụng tư âm, bổ huyết nhưng Thục địa thiên về bổ Thận âm, trấn tinh tủy mà bổ huyết còn A giao thiên về nhuận phế, dưỡng can, bổ huyết mà tư âm, chỉ huyết. 

Hễ âm hư, bất túc thì hư hỏa bốc lên gây ra hư phiền, mất ngủ, thai động không yên, dễ bị xẩy thai thì dùng bài Tứ Vật Thang Gia Vị điều trị, 19 trường hợp dọa xẩy thai đạt kết quả tốt.

Bài thuốc dùng: A giao, ngải diệp, bạch thược, đương quy, cam thảo, xuyên khung, thục địa (tức là bài Tứ Vật Thang thêm a giao, cam thảo, ngải diệp) thường hay được dùng trong điều trị bệnh lý thai sản, tùy chứng mà gia giảm thêm (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

Vị thuốc A giao Tuệ y đường
Vị thuốc A giao

Xà sàng tử

Tính vị theo đông y: Vị cay đắng, tính bình, hơi có độc, vào 2 kinh thận và tam tiêu. Tác dụng cường dương, ích thận khử phong táo thấp, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.

Liều dùng 4 – 12g dưới dạng thuốc sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác

Bạch đới khí hư: Xà sàng tử, phèn chua, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Nấu hồ trộn vào làm thành viên bằng quả táo, bọc lụa hay gạc cho vào âm hộ.

Thấy nóng bỏ ra. Có thể sắc để thụt rửa.

Lòi dom: Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 9g, chia ra làm 3 lần uống (mỗi lần 3g).

Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.

Vị thuốc Xà sàng tử
Vị thuốc Xà sàng tử

Bạn đọc có vấn đề về Phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Khổ sâm bắc

Theo Y học cổ truyền, khổ sâm bắc được coi là kháng sinh thực vật có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, chống loét rất tốt và hiệu quả. Vì vậy khổ sâm là chìa khóa trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm phụ khoa, đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Vị thuốc khổ sâm Tuệ y đường
Vị thuốc khổ sâm

Hoàng Bá

Theo Y học cổ truyền, Hoàng Bá vị đắng, tính hàn, qui vào 3 kinh thận, bàng quang, tỳ… hoàng bá còn có tác dụng giải độc tiêu viêm, trị sang lở, mụn nhọt.

Ngoài ra, hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp tái tạo tổ chức tổn thương ở cổ tử cung.

Chất Berberine trong hoàng bá có tác dụng ức chế vi khuẩn lỵ, tả, giúp tiêu hóa tốt, chữa mun nhọt, làm lành vết thương, kháng virus, nấm âm đạo giúp ích trong điều trị phòng chống bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vị thuốc Hoàng bá
Vị thuốc Hoàng bá

Mọi vấn đề thắc mắc các bạn hãy liên hệ trực tiếp với BS.CKII.Trần Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường  qua hotline  0789503555 để được giải đáp kịp thời !    

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *