Điều trị Rối loạn kinh nguyệt bằng Đông y

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó.

Đối với chị em phụ nữ, kinh nguyệt đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe, khả năng sinh lý, khả năng mang thai, làm mẹ, khả năng chủ động trong cuộc sống… Chính vì vậy ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều chị em gặp phải chứng rối loạn kinh nguyệt với chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, khi nhiều khi ít và có những bất thường khác đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt. Việc sử dụng các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y hay các phương pháp điều trị Y học cổ truyền cũng được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Bài viết dưới đây Đông y Tuệ Y Đường sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong Đông y và cách phòng tránh.

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kì kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó.

Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của bệnh lý hoặc đôi khi chỉ đơn thuần do thay đổi điều kiện môi trường sống. Rối loạn kinh nguyệt thuộc phạm vi chứng Kinh thất điều (Kinh loạn) của y học cổ truyền. Bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt theo Đông y?

Theo BS.CKII.Trần Thu Huyền tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mỗi người có biểu hiện khác nhau. Biểu hiện thường gặp của tình trạng này như sau:

Bất thường về chu kỳ kinh

– Vòng kinh dài ≥ 35 ngày

– Vòng kinh thưa ≤ 22 ngày

– Vô kinh: trên 6 tháng không có kinh

Bất thường về máu kinh

Đây là bất thường về số ngày có kinh và lượng máu kinh

– Cường kinh (băng kinh): lượng kinh > 200ml/kỳ

– Thiểu kinh: thời gian có kinh < 2 ngày và lượng kinh < 20ml/kỳ

– Rong kinh: số ngày có kinh > 7 ngày

Bất thường về máu kinh
Bất thường về máu kinh

Ngoài ra, các bất thường khác có thể gặp là các thay đổi về màu sắc máu kinh có thể chuyển sang màu đỏ tươi, hồng nhạt, tím đen, lẫn máu cục… hoặc kèm theo thống kinh trước, trong hoặc sau chu kỳ.

Phân loại rối loạn kinh nguyệt theo Y học cổ truyền?

Bất thường về chu kỳ kinh

Kinh nguyệt trước kỳ (có kinh sớm hơn 7 ngày)

Kinh nguyệt có sớm trước thường do các nguyên nhân sau:

– Do huyết nhiệt: Biểu hiện là thấy kinh sớm, lượng nhiều, màu đỏ tía, đặc có lẫn máu cục, sắc mặt đỏ, tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

– Do hư nhiệt: thấy kinh sớm, lượng ít, màu đỏ, hoa mắt chóng mặt, ngủ không yên, rêu lưỡi vàng khô, mạch tế sác.

– Do khí hư: kinh trước kỳ, số lượng kinh ra nhiều, loãng, màu nhạt, người mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng ướt, mạch hư nhược vô lực.

Kinh nguyệt sau kỳ (có kinh chậm hơn 7 ngày)

Kinh nguyệt sau kỳ chậm hơn 7 ngày do các nguyên nhân sau:

– Do hàn (hư hàn, phong hàn): kinh chậm. lượng ít, loãng, nhạt màu, người lạnh, chân tây lạnh, đau bụng, chườm nóng đỡ đau, người mệt mỏi, mạch trầm trì vô lực (hư hàn), hoặc trầm khẩn (phong hàn).

– Do huyết ứ: chậm kinh, lượng ít, sẫm màu, có lẫn máu cục bụng dưới đau cự án, ngực bụng đầy chướng, táo bón, tiểu ít màu đỏ, lưỡi xám, mạch trầm sác.

– Do huyết hư: chậm kinh, lượng ít, sắc mặt trắng, người mệt mỏi, đoản hơi, da khô, hoa mắt chóng mặt, lưỡi nhạt không rêu, mạch tế sác.

– Do đàm thấp: chậm kinh, màu nhạt, chướng bụng, miệng nhạt, ăn kém, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch huyền hoạt.

– Do khí uất: chậm kinh, lượng ít, bụng dưới chướng đau, ngực sườn đầy tức, mạch huyền sác.

Kinh nguyệt không định kỳ (kinh lúc thấy sớm, lúc thấy muộn)

Kinh nguyệt không định kỳ: kinh lúc thấy sớm, lúc thấy muộn do các nguyên nhân sau:

– Do can khí uất kết: kinh nguyệt không đều lượng ít, sắc tía lẫn máu cục, dễ cáu gắt, vú căng đau trước khi hành kinh, ợ hơi, táo bón, mạch huyền sác.

– Do tỳ hư: kinh nguyệt không đều, lượng ít, nhạt màu, người mệt mỏi, kém ăn, ăn không ngon miệng, hay chóng mặt hồi hộp, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch hư nhược.

– Do can thận hư kinh không đều, loãng, sắc nhạt, ù tai, chóng mặt, đau lưng mỏi gối, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, mạch trầm nhược.

Theo Bs.Trần Thu Huyền, cơ sở lý luận: Do nội nhân, ngoại cảm lục dâm, hoặc nội thương bệnh tật. Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của hai mạch xung nhâm và Bào cung mất điều hòa mà gây bệnh. Mặt khác, do nội tạng có bệnh tật dẫn đến công năng các tạng Can, Tỳ, Thận rối loạn làm khí huyết của mạch xung, mạch nhâm và bào cung mất điều hòa mà gây ra rối loạn kinh nguyệt

Chứng thuộc về vòng kinh

Sớm kinh

 Kinh ra sớm trước 7 ngày, liên tiếp như thế từ 2 đến 3 tháng, có lúc 1 tháng thấy kinh 2 lần (đa kinh). Cơ chế chủ yếu của sớm kinh là huyết nhiệt và khí hư gây nên, làm hai mạch Xung Nhâm không điều hòa nên kinh nguyệt ra sớm.

– Huyết nhiệt: Ăn nhiều đồ cay nóng, cảm nhiệt tà làm huyết đi sai đường, thấy kinh trước kỳ và lượng kinh ra nhiều.

Phương pháp chữa: Thanh nhiệt lương huyết.

Bài thuốc: sinh địa 12g, xuyên khung 12g, địa cốt bì 12g, huyền sâm 8g, cỏ nhọ nồi tươi 8g, ngưu tất 8g, đan sâm 8g, ích mẫu 16g. Các vị trên sắc uống.

Nếu do can khí uất kết, tình chí không thoải mái, hay tức giận buồn phiền, đau mạn sườn dùng bài Tiêu dao đan chi: sài hồ 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, đương quy 12g, bạc hà 12g, bạch linh 12g, gừng sống 4 lát, đan bì 12g, chi tử 8g. Các vị trên sắc uống.

– Do hư nhiệt: Do âm hư hỏa vượng làm âm huyết kém, nhiệt làm kinh ra trước kỳ nhưng lượng ít.

Phương pháp chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc: Địa cốt bì ẩm: sinh địa 16g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, địa cốt bì 12g, đan bì 8g. Các vị trên sắc uống.

Nếu âm hư nhiều dùng bài Lương địa thang: sinh địa 40g, huyền sâm 40g, bạch thược 20g, mạch môn 20g, địa cốt bì 12g, a giao 12g. Các vị trên sắc uống.

– Do khí hư: Cơ thể suy nhược, dinh dưỡng kém, làm ảnh hưởng tới mạch xung nhậm gây kinh nguyệt trước kỳ và kinh ra nhiều.

Phương pháp chữa: Bổ khí cố kinh.

Bài thuốc: Đẳng sâm 20g, bạch truật 8g, hoài sơn 16g, ý dĩ 20g, sa nhâm 8g. Các vị trên sắc uống.

Chậm kinh

 Là kinh ra chậm sau 7 ngày, liên tiếp 2 đến 3 tháng như thế, thậm chí có khi 50 ngày mới thấy kinh. Chậm kinh đa số do hư hàn, có khi do huyết ứ hoặc đàm trễ (thuộc thực).

– Do hàn: Do nội hư hàn, do ngoại (cảm phong) hàn.

Hư hàn: Kinh chậm, lượng ít, màu nhạt hoặc xám đen, bong đau liên miên, khi chườm nóng thấy dễ chịu.

Phương pháp chữa:

Ôn kinh trừ hàn, bổ hư.

Bài thuốc: Thục địa 12g, xuyên khung 10g, hà thủ ô 10g, đẳng sâm 12g, can khương 8g, ngải cứu 12g, xương bồ 8g. Các vị trên sắc uống.

Phong hàn: Ôn kinh tán hàn.

Bài thuốc: Quế chi 8g, đẳng sâm 12g, xuyên khung 8g, ngưu tất 12g, ngải cứu 8g, gừng tươi 3 lát. Các vị trên sắc uống.

– Do huyết: Huyết ứ (thực), huyết hư (ky).

+ Do huyết ứ: Kinh ra sau kỳ, lượng ít màu tím đen, đóng cục, sắc mặt tím xám, dưới trướng đau cự án.

Phương pháp chữa: Hoạt huyết khứ ứ.

Bài thuốc: sinh địa 12g, xuyên khung 8g, kê huyết đằng 16g, uất kim 8g, đào nhân 8g, ích mẫu 16g. Các vị trên sắc uống.

Bài tứ vật đào hồng: sinh địa 12g, bạch thược 12g, xuyên quy 8g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g. Các vị trên sắc uống.

+ Do huyết hư: Kinh ra sau kỳ, lượng kinh ít, máu loãng, sắc mặt trắng, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt không có rêu.

Phương pháp chữa: Bổ huyết điều kinh.

Bài thuốc: thục địa 12g, xuyên khung 8g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 8g, đan sâm 8g, ích mẫu 12g, trần bì 6g, long nhãn 12g. Các vị trên sắc uống.

– Do hàn: Kinh nguyệt sau kỳ, sắc nhợt, dính, ngực bụng trướng, thường buồn nôn, miệng nhạt và nhớt.

Phương pháp chữa: Kiện tỳ tiêu đàm.

Bài thuốc: đẳng sâm 12g, ý dĩ 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, bán hạ 8g, trần bì 8g, hương phụ 8g, chỉ xác 6g.

– Do khí uất: Kinh ra ít, bụng dưới trướng đau, ngực sườn đau tức, ợ hơi, tinh thần không thoải mái.

Phương pháp chữa: Hành khí giải uất, điều kinh.

Bài thuốc: Tiêu dao thang gia ích mẫu, đan sâm: sài hồ 12g, bạch truật 12g, phục linh 8g, bạch thược 8g, cam thảo 4g, trần bì 4g, đương quy 6g, bạc hà 4g, gừng 5 lát. Các vị trên sắc uống.

10 NGỘ NHẬN SAI LẦM VỀ KINH NGUYỆT CỦA PHỤ NỮ

Rối loạn kinh nguyệt không định kỳ, lúc thấy kinh sớm, lúc thấy kinh muộn

Do can khí uất nghịch: Rối loạn kinh nguyệt không định kỳ, lượng kinh ra ít, sắc đỏ tía, có cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất ức. Khi hành kinh vú căng, thống kinh trước khi hành kinh, đau lan ra ngực, sườn.

Phương pháp chữa: Sơ can lý khí giải uất.

Bài thuốc: Tiêu dao thang đã trình bày ở trên, hoặc bài Việt cúc hoàn: thương truật 8g, hương phụ 8g, thần khúc 6g, xuyên khung 12g, hữu phác 8g, chỉ xác 8g, sài hồ 12g, chi tử 8g. Các vị trên sắc uống.

Do tỳ hư: Kinh ra không định kỳ, lượng ít, sắc nhạt, sắc mặt vàng, tay chân phù thũng, tinh thần mệt mỏi, thích nằm, bụng chướng, mệt mỏi, ăn không ngon, tiêu chảy.

Phương pháp chữa: Bổ tỳ điều kinh.

Bài thuốc: hoài sơn 16g, đảng sâm 16g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, bạch truật 8g, long nhãn 8g, đan sâm 12g, táo nhân 8g, ngưu tất 12g. Các vị trên sắc uống.

Do can thận hư: Kinh ra không định kỳ, sắc kinh nhạt, trong, loãng. Sắc mặt ám tối, ù tai, chóng mặt, đau mỏi lưng, đi tiểu tiện nhiều lần, đại tiện lỏng.

Phương pháp chữa: Bổ can thận.

Bài thuốc: thục địa 12g, hoài sơn 16g, đảng sâm 12g, thỏ ty tử 12g, hà thủ ô 12g, đan sâm 12g, ngưu tất 12g. Các vị trên sắc uống.

Hoặc bài Định kinh thang: thục địa 12g, bạch thược 12g, đương quy 8g, thỏ ty tử 8g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, sài hồ 12g, hắc giới tệ sao 12g, hương phụ 8g. Các vị trên sắc uống.

CHỮA VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG BẰNG ĐÔNG Y

Chứng thuộc về lượng kinh

Nhiều kinh

 Vòng kinh không thay đổi, lượng kinh ra quá nhiều hoặc thời gian hành kinh kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là khí hư hoặc huyết nhiệt.

Do khí hư: Kinh ra nhiều và loãng, người mệt mỏi, da xanh, ăn uống kém.

Phương pháp chữa: Bổ khí điều kinh: đảng sâm 16g, bạch truật 12g, ý dĩ 16g, cỏ nhọ nồi 20g, huyết như 6g, hoài sơn 16g.

Hoặc bài Bổ trung ích khí gia giảm: đảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, thăng ma 8g, sài hồ 12g, trần bì 8g. Các vị trên sắc uống.

Do huyết nhiệt: Kinh nhiều kéo dài. Màu đỏ sẫm, nhầy, có cục nhỏ, đau vùng hạ vị và thắt lưng, người buồn bực, miệng khát, mặt đỏ, lưỡi khô, môi khô.

Phương pháp chữa: Thanh nhiệt lương huyết.

Bài thuốc: Sinh địa 16 g, huyền sâm 16 g, địa cốt bì 12 g, rễ cỏ tranh 12 g, cỏ nhọ nồi 20 g, huyết hư 6g.

Do huyết ứ:

Phương pháp chữa: Hoạt huyết hành khí.

Bài thuốc: ích mẫu 20 g, đào nhân 8g, ngải cứu 8g, uất kim 8g, nga truật 8g, hương phụ 8g. Các vị trên sắc uống.

 Ít kinh

Vòng kinh bình thường nhưng lượng kinh rất ít, hoặc thời gian hành kinh rút ngắn. Thường do huyết hư, huyết ứ.

Do huyết hư: đảng sâm 12 g, xuyên quy 12 g, thục địa 16 g, bạch thược 12 g, hương phụ 12 g, hoài sơn 12 g, hà thủ ô 16 g, ngải cứu 8g. Các vị trên sắc uống.

Do huyết ứ: Ích mẫu 12 g, kê huyết đằng 12 g, rễ cúc tần 12 g, mần tưới 8g, hương phụ 12 g, rễ cỏ xước 12 g, lá vằng 12 g . Các vị trên sắc uống.

Các cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt trước khi phải điều trị

Duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (có thể hơn), ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng với khẩu phần ăn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất.

Ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày, tránh thức khuya, mỗi đêm nên ngủ trước 11 giờ đêm và dậy trước 7 giờ sáng. Dậy thì là độ tuổi thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt hơn cả. Do đó, các bạn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, buổi trưa nên dành 30 phút để thư giãn nghỉ ngơi, dù không ngủ cũng nên nhắm mắt thư giãn. Một cốc sữa ấm 30 độ C sẽ giúp bạn có một giấc ngủ đêm sâu hơn.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng

Tránh việc sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà đặc… đồng thời bỏ thuốc lá ngay nếu có thể và tránh xa những nơi có khói thuốc

Những thực phẩm gây rối loạn kinh nguyệt như: đồ ăn có vị chua, cay, nóng, đồ ngọt có lượng đường cao… các bạn không nên dùng, nhất là vào ngày ra kinh.

Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao

Dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tập các bài tập như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, aerobic,… đều là những lựa chọn phù hợp, nhưng không nên tập những bài tập quá mất sức nhé.

Không nên tập thể dục thể thao, vận động mạnh trong những ngày “đèn đỏ” tránh những hậu quả xấu.

Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày nhất là trong những ngày kinh nguyệt để các vi khuẩn từ môi trường không xâm nhập vào cơ thể, tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt.

Cần kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt và viêm nhiễm phụ khoa. Không quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ” tránh viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập.

Có lối sống lành mạnh

Không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy trong tình yêu.

Không sử dụng nhiều “đồ chơi người lớn” trong lúc “yêu”.

“Yêu” đúng cách và đúng liều.

Thăm khác bác sĩ

Bạn hãy đến kiểm tra định kỳ để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Việc thăm khám bác sĩ thường xuyên khi có điều bất thường xảy ra hay không thì cũng là một việc cần thiết để phòng tránh không chỉ chứng rối loạn kinh nguyệt mà còn nhiều bệnh khác.

Tinh thần và tâm lý

Nếu không muốn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt này, bạn cần có một tinh thần lạc quan, yêu đời, vui tươi. Và luôn có tâm lý tốt trong mọi tình huống, hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống.

Cách phòng tránh chứng rối loạn kinh nguyệt rất dễ. Chủ yếu dựa vào ý thức và tinh thần làm việc của bản thân bạn. Mọi việc bạn làm đều có ảnh hưởng đến chính bạn, nhất là cơ thể và sức khỏe của bạn

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Tuệ Y Đường sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về Rối loạn kinh nguyệt trong Y học cổ truyền và cách phòng tránh. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với BS.CKII. Trần Thu Huyền hoặc Hotline 078950355 để được giải đáp kịp thời.

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *