HUYẾT DỊCH THEO GÓC NHÌN ĐÔNG Y

Huyết dịch hay gọi tắt là huyết, là vật chất ở trạng thái dịch có màu hồng, tác dụng dinh dưỡng và tuần hành trong lòng mạch. Nó là một trong những vật chất cơ bản để tạo nên cơ thể sống và duy trì hoạt động sống. Huyết do tâm làm chủ, tỳ thống huyết, can tàng huyết, gốc của huyết ở thận, phế giúp tâm đưa huyết tuần hoàn trong lòng mạch có quy luật, vận chuyển không ngừng, phát huy mạnh mẽ hiệu ứng sinh lý toàn thân. Dưới đây là nội dung trình bày về huyết. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Huyết dịch vận hành trong cơ thể
Huyết dịch vận hành trong cơ thể

I. NGUỒN GỐC

1. Cơ sở vật chất tạo nên huyết

– Chất tinh vi của thủy cốc là chất căn bản nhất hóa sinh nên huyết dịch. Nguồn hóa sinh huyết dịch chịu ảnh hưởng trực tiếp của chất lượng thức ăn và chức năng vận hóa của tỳ vị. Vì vậy, ăn uống không đủ chất lâu ngày hoặc chức năng của tỳ vị rối loạn đều gây nên nguồn tạo huyết không đầy đủ mà hình thành nên bệnh lý huyết hư.

– Doanh khí: Là một nguồn tạo nên huyết dịch. Doanh khí thịnh thì huyết sẽ thịnh, doanh khí suy thì huyết sẽ suy. Doanh khí và huyết dịch không thể tách rời nhau.

– Tân dịch: Là một thành phần tạo nên huyết dịch và có thể hóa sinh thành huyết. Tân dịch không ngừng bổ sung lượng dịch làm cho huyết dịch sung mãn. Vì thế, huyết dịch và tân dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

– Tinh tủy: Là vật chất cơ bản tạo nên huyết dịch. Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tinh tủy hóa sinh huyết dịch… cho nên trong điều trị có pháp bổ thận tinh để sinh huyết. 

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

2. Mối quan hệ giữa tạng, phủ với việc sinh huyết dịch

– Tâm chủ huyết mạch. Tâm hành huyết để vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ quan tạng phủ để duy trì được hoạt động chức năng bình thường của cơ quan tạng phủ; chức năng tạng phủ điều hòa thì lại thúc đẩy việc tạo nên huyết dịch. Thông qua tác dụng thăng thanh của tỳ nên chất tinh vi của thủy cốc được phân bố lên tâm phế. Sau khi khí hóa, thay cũ đổi mới ở phế, chất tinh vi đó được đưa về tâm mạch để thành huyết dịch đi nuôi cơ thể.

>>>> CÙNG TÌM HIỂU THÊM VỀ CHỨC NĂNG CỦA TẠNG TÂM

– Phế chủ khí toàn thân mà khí lại có thể sinh huyết. Khí vượng thì chức năng sinh huyết mạnh mẽ; khí hư thì chức năng sinh huyết suy yếu. Ngoài ra, tỳ vị hấp thụ tinh vi của thủy cốc để hóa sinh thành vật chất dinh dưỡng rồi chuyển theo kinh mạch để hội tụ ở phế. Trong quá trình hô hấp, phế đã thúc đẩy thay đổi khí mà hóa sinh thành huyết rồi thông qua tác dụng phế triều bách mạch và phế chủ trị tiết để đưa huyết đi toàn thân.

– Tỳ vị là gốc của hậu thiên và là nguồn hoá sinh khí huyết. Chất tinh vi của thủy cốc do tỳ vị hóa sinh là nguồn vật chất căn bản nhất để hóa sinh ra huyết dịch. Nếu trung tiêu (tỳ vị) hư nhược không thể vận hóa được thủy cốc thì sẽ gây nên chứng huyết hư.

– Can chủ sơ tiết mà tàng huyết, ứng với khí mùa Xuân. Thận tinh được quy tụ về can rồi được can khí hóa thành huyết. Cho nên, can có thể hiệp trợ với tỳ, thận để sinh huyết.

Hình ảnh tạng can đối chiếu qua tây y
Hình ảnh tạng can đối chiếu qua tây y

– Thận tàng tinh, tinh sinh tủy. Tinh tủy cũng là vật chất căn bản hóa sinh ra huyết dịch. Thận tinh hóa sinh nguyên khí, lại vừa thúc đẩy tỳ vị hóa sinh chất tinh vi của thủy cốc để đưa về tâm hóa đỏ mà thành huyết. Y học cổ truyền không chỉ nhận thức tinh tủy là cơ quan tạo huyết, thận có tác dụng hình thành và điều tiết huyết dịch… mà còn nhận thức được vai trò của thận tinh thông qua tác dụng của tạng can để hình thành huyết dịch.

– Khi điều trị chứng huyết hư, thầy thuốc thường dùng pháp bổ ích tâm huyết, bổ ích tâm tỳ, tư dưỡng can huyết, bổ thận ích tủy để điều trị.

II. VẬN HÀNH

1. Phương hướng tuần hành của huyết dịch

– Mạch là phủ của huyết. Huyết tuần hành không ngừng trong lòng mạch để nuôi dưỡng toàn thân. Huyết dịch trong tâm phế và mạch tạo nên một hệ thống tuần hoàn theo hướng là huyết dịch rời khỏi tâm và huyết dịch hướng về tâm.

2. Cơ chế vận hành

– Huyết dịch vận hành được bình thường là nhờ vào sự hoàn chỉnh và thông thoát của hệ thống mạch; đồng thời phải dựa vào tạng phủ phát huy được chức năng sinh lý bình thường.

– Tâm chủ huyết mạch:

  • Tâm là cơ quan thúc đẩy huyết dịch tuần hoàn, mạch là đường để huyết dịch tuần hành. Huyết nhờ có tâm thúc đẩy mới tuần hành trong lòng mạch được. Tâm, mạch, huyết dịch tạo nên hệ thống tương đối độc lập
  • Trong đó, tâm khí duy trì nhịp đập bình thường của tim và đó là động lực căn bản để thúc đẩy huyết dịch tuần hành, huyết dịch toàn thân lại dựa vào sự thúc đẩy của tâm khí và thông qua kinh mạch mà chuyển đi khắp toàn thân để phát huy tác dụng nuôi dưỡng.
Hình ảnh tạng tâm
Hình ảnh tạng tâm

– Phế triều bách mạch:

  • Tâm tạng co bóp là nguồn động lực cơ bản để vận hành huyết dịch nhưng huyết không có khí thì không thể vận hành được. Huyết vận hành là nhờ khí thúc đẩy và cùng với sự thăng giáng của khí mà vận hành đi toàn thân.
  • Phế quản hô hấp và chủ khí toàn thân, chủ điều tiết khí cơ toàn thân để giúp cho tâm thúc đẩy và điều tiết huyết dịch vận hành.

>>>> CÙNG TÌM HIỂU THÊM VỀ CHỨC NĂNG CỦA TẠNG PHẾ

– Tỳ chủ thống huyết, là nguồn hóa sinh khí huyết.

  • Tỳ khí kiện vận thì khí đủ mà huyết được vượng làm cho khí cố nhiếp và huyết hành bình thường trong mạch.

>>>> CÙNG TÌM HIỂU THÊM VỀ CHỨC NĂNG CỦA TẠNG TỲ

– Can chủ tàng huyết và điều tiết huyết dịch.

  • Căn cứ vào tình trạng hoạt động của cơ thể để điều tiết lưu lượng huyết dịch tuần hoàn trong lòng mạch, duy trì huyết dịch tuần hoàn trong mạch ở mức tương đối hằng định.
  • Ngoài ra, can chủ sơ tiết, điều thông khí cơ không những để giữ chức năng tàng huyết bình thường mà còn có tác dụng trọng yếu giúp cho huyết dịch tuần hoàn thông thoát.

– Huyết muốn vận hành bình thường cần có sự phối hợp của tâm, phế, can, tỳ. Huyết tuần hành bình thường cần có lực thúc đẩy và khả năng cố nhiếp. Lực thúc đẩy là động lực để huyết dịch tuần hoàn, thể hiện cụ thể ở chức năng tâm chủ huyết mạch, phế giúp tâm hành huyết và can chủ sơ tiết.

– Khả năng cố nhiếp huyết dịch là nhân tố làm huyết dịch chảy trong lòng mạch mà không xuất ra ngoài; thể hiện cụ thể ở chức năng tỳ thống nhiếp huyết, can tàng huyết.

– Nếu lực thúc đẩy suy kém sẽ làm giảm lưu lượng huyết tuần hành, huyết bị sáp trệ và có thể gây huyết ứ. Khi điều trị chứng huyết ứ trệ cần dùng pháp lý khí hoạt huyết, ôn kinh hoạt lạc, công trục huyết ứ…

– Nếu khả năng cố nhiếp suy giảm làm cho huyết dịch thoát ra ngoài lòng mạch gây chứng xuất huyết. Cho nên, khi điều trị xuất huyết thì điều quan trọng không phải là cầm huyết mà phải tìm được nguyên nhân và tính chất gây xuất huyết. Trên lâm sàng, khi điều trị xuất huyết thường dùng pháp thanh nhiệt chỉ huyết, ích khí chỉ huyết, thanh phế chỉ huyết, khứ ứ chỉ huyết…

III. CHỨC NĂNG SINH LÝ

1. Dinh dưỡng tư nhuận toàn thân

  • Huyết theo mạch tuần hành đi toàn thân và là chất dinh dưỡng cung cấp cho các hoạt động chức năng của tổ chức cơ quan tạng phủ. Toàn bộ các cơ quan trong cơ thể đều dựa vào sự dinh dưỡng của huyết. Huyết thịnh thì hình thịnh và huyết suy thì hình suy.
  • Các chức năng sinh lý của cơ thể như mũi ngửi, mắt nhìn, tai nghe, phát âm, tay cầm nắm đồ vật…. đều nhờ vào tác dụng dinh dưỡng của huyết mới thực hiện được.
  • Tác dụng dinh dưỡng của huyết đánh giá qua sắc mặt, cơ bắp, da, tóc… Nếu huyết nhu nhuận bình thường thì sắc mặt hồng hào, tươi nhuận; cơ bắp rắn chắc, khỏe mạnh; da, lông, tóc tươi nhuận và trơn bóng.
  • Khi tác dụng nhu dưỡng của huyết suy giảm sẽ thấy chức năng của tạng phủ suy giảm, sắc mặt không tươi nhuận mà ám vàng, cơ bắp teo nhẽo, chân tay tê buốt và vận động không linh hoạt.
Sắc mặt trắng nhợt nhạt biểu hiện khí huyết hư nhược
Sắc mặt trắng nhợt nhạt biểu hiện huyết dịch hư nhược

2. Huyết là cơ sở vật chất của hoạt động thần chí

  • Huyết có tác dụng nhu dưỡng tạng phủ và là vật chất dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động bình thường về thần của ngũ tạng. Huyết dịch hao hư sẽ gây nên bệnh về thần chí.
  • Bất luận là nguyên nhân nào gây nên huyết hư, huyết nhiệt hay huyết vận hành thất thường đều gây nên các triệu chứng không giống nhau về phương diện tình chí.
  • Ví dụ: tâm huyết hư, can huyết hư thường gây triệu chứng thần chí bất hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, hay mê…; hoặc nếu mất huyết trầm trọng có thể gây các triệu chứng về thần chí thất thường như bứt rứt, vật vã, hoảng loạn, hôn mê…
Hình ảnh Bsi Thu HUyền và Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân
Hình ảnh Bsi Thu Huyền và Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *