TINH KHÍ TRONG ĐÔNG Y

Tinh khí, huyết, tân dịch là cơ sở vật chất để tạo nên cơ thể và duy trì các hoạt động sống. Nghĩa rộng của tinh là vật chất tinh vi trong cơ thể do khí hóa nên. Tinh bao gồm 2 trạng thái chính đó là tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Dưới đây là phần trình bày những nội dung về tinh trong cơ thể. Kính mời quý bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vấn đề này nhé!

TINH KHÍ TRONG ĐÔNG Y
TINH KHÍ TRONG ĐÔNG Y

I. Khái niệm tinh khí

Trong y học cổ truyền thì tinh (tinh khí) là vật chất tinh vi được hóa sinh từ khí bên trong cơ thể. Hàm nghĩa của tinh khí là:

– Tinh (tinh khí) là nghĩa rộng của vật chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể và duy trì hoạt động sống của con người, bao gồm tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. Tinh là chỉ tinh sinh dục, tức là tinh tiên thiên, được bẩm thụ từ cha mẹ, khi sinh ra đã có, có tác dụng sinh sôi nảy nở và cấu tạo nên vật chất ban đầu của cơ thể con người.

– Tinh sinh dục gọi theo nghĩa hẹp là tinh, thực chất là chỉ thận tinh.

– Tinh là chỉ tinh của tạng phủ, tức là tinh hậu thiên. Tinh của tạng phủ có nguồn gốc từ thủy cốc tinh vi, thông qua vận hóa của tỳ vị, chức năng của tạng phủ hóa thành chất tinh vi rồi được chuyển đến ngũ tạng, lục phủ nên gọi là tinh của tạng phủ.

– Ngoài ra, khái niệm khái quát của tinh còn được dùng để chỉ tinh, huyết và tân dịch là những vật chất duy trì hoạt động sống; có khi tinh còn được dùng để chỉ chính khí của cơ thể.

II. Nguồn gốc tinh khí

1. Tinh khí tiên thiên

  • Tinh tiên thiên lấy nguồn gốc từ tinh sinh dục của cha mẹ kết hợp để hình thành nên bào thai và chuyển hóa thành tinh của bản thân bào thai, tức là vật chất sống nguyên khai được bố mẹ truyền lại và cấu tạo nên tổ chức cơ quan tạng phủ.
  • Quá trình thai nhi lớn lên và phát triển thành thục đều hoàn toàn dựa vào sự nuôi dưỡng của khí huyết. Khí huyết nuôi dưỡng bào thai do người mẹ nhiếp nạp chất tinh của thức ăn hóa sinh mà thành.
  • Vì thế, thực tế là tinh tiên thiên bao gồm vật chất sống ban đầu và cả các loại vật chất dinh dưỡng do người mẹ hấp thu chuyển hóa, chủ yếu được tàng trữ ở thận.
  • Nam nữ thời kỳ trưởng thành đều có khả năng sản sinh tinh tiên thiên, đó là tinh sinh dục.
Tinh khí tiên thiên được bố mẹ truyền lại và tàng trữ ở thận
Tinh khí tiên thiên được bố mẹ truyền lại và tàng trữ ở thận

>>>>> CÙNG TÌM HIỂU THÊM VỀ CHỨC NĂNG TẠNG THẬN

2. Tinh khí hậu thiên

  • Tinh khí hậu thiên lấy nguồn gốc từ chất tinh vi của đồ ăn uống hóa sinh tạo nên rồi thông qua huyết mạch để nuôi dưỡng tạng phủ và không ngừng chuyển hóa thành tinh tạng phủ hoặc thành khí huyết, từ đó mà duy trì được chức năng hoạt động của tạng phủ và làm cho cơ thể phát triển. 
  • Ngoài việc duy trì hoạt động sống của cơ thể ra, phần còn lại của tinh hậu thiên được tàng trữ ở thận thành tinh khí tiên thiên.

>>>> CÙNG TÌM HIỂU THÊM VỀ CHỨC NĂNG TẠNG TỲ

3. Chức năng của tinh khí

3.1. Sinh sôi nảy nở

Tinh sinh dục với tinh khí sinh ra đã có là vật chất ban đầu khởi nguồn của sự sống; nó có tác dụng sinh sản để duy trì nòi giống và sinh sôi nảy nở cho đời sau. Tinh là cơ sở vật chất để sinh sôi nảy nở cho đời sau. Thận tinh sung túc thì khả năng sinh sản mạnh mẽ; thận tinh bất túc sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, pháp bổ thận trấn tinh là pháp điều trị trọng yếu trong chứng suy giảm chức năng sinh sản.

3.2. Sinh trưởng và phát dục

Sau khi sinh ra, con người vẫn phải dựa vào âm tinh nuôi dưỡng mới có thể duy trì được sinh trưởng và phát dục bình thường. Cùng với sự biến hóa từ thịnh đến suy của tinh khí, con người từ sơ sinh – thanh niên – trung niên – cao niên sẽ trải qua quy luật sống là sinh – trưởng – tráng – lão – tử. Đó chính là cơ sở lý luận của việc điều trị rối loạn về sinh trưởng, phát dục và phòng ngừa lão suy.

3.3. Sinh tủy hóa huyết

Huyết dịch vận hành trong cơ thể
Huyết dịch vận hành trong cơ thể

Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, não là bể tủy. Tinh tủy sung mãn thì não phát triển bình thường, ý thức tư duy mẫn tiệp, ý chí mạnh mẽ, tai mắt tinh tường… Vì vậy, điều trị chứng suy giảm trí tuệ cho người già chủ yếu dùng pháp bổ thận ích tủy.

Tủy nằm trong xương, xương lại nhờ tủy nuôi dưỡng. Thận tinh sung túc thì cốt tủy sung mãn, xương cốt nhờ tủy nuôi dưỡng mà cứng cáp khỏe mạnh, vận động dẻo dai. Răng là phần dư của cốt, răng lại dựa vào tủy do thận tinh hóa sinh đến nuôi dưỡng… Nếu thận tinh sung túc thì răng chắc khỏe và sáng bóng.

Tinh khí sinh tủy, tủy hóa huyết, tinh đầy đủ thì huyết sung túc, cho nên nói tinh khí và huyết cùng nguồn gốc (tinh huyết đồng nguyên). Trên lâm sàng thường dùng các sản phẩm huyết nhục để bổ ích tinh tủy, điều trị chứng huyết hư.

>>> CÙNG TÌM HIỂU THÊM VỀ HUYẾT DỊCH TRONG ĐÔNG Y

3.4. Nhu nhuận tạng phủ

Con người lấy thủy cốc là bản. Thức ăn thông qua tiêu hóa, hấp chuyển hóa thành tinh. Chất tinh vi của thủy cốc không ngừng được đưa đến lục phủ, ngũ tạng để phát huy tác dụng nuôi dưỡng và duy trì các hoạt động sinh lý của cơ thể; phần dư thừa sẽ được đưa về tàng trữ ở thận. Tinh khí tàng trữ ở thận vừa được trữ tàng vừa được chuyển đi làm cho tinh của ngũ tạng, lục phủ luôn được bổ sung và sinh sôi không ngừng.

Hình ảnh Bsi Thu HUyền và Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân
Hình ảnh Bsi Thu HUyền và Bsi Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *