CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG TỲ

Tạng tỳ liên quan gồm vị, cơ nhục, môi, miệng… Trong ngũ hành,tạng tỳ thuộc thổ, trong âm dương của ngũ tạng thuộc chí âm trong âm. Chức năng chủ yếu của tỳ là chủ vận hóa, chủ thăng thanh, thống nhiếp huyết dịch. Sau khi sinh ra, các tổ chức cơ quan của cơ thể đều dựa vào tạng tỳ hóa sinh thủy cốc tinh vi để nuôi dưỡng, vì vậy còn gọi tạng tỳ là “hậu thiên chi bản”; với bốn tiết khí thì tạng tỳ tương ứng với trưởng Hạ.

Tạng tỳ nằm ở phần trên trong ổ bụng, phía dưới cơ hoành, phía bên trái, gần với vị Y văn của y học cổ truyền mô tả tạng tỳ như vậy gần giống với giải phẫu của lách và tụy theo y học hiện đại nhưng chức năng sinh lý thì rộng hơn nhiều. Dưới đây là phần trình bày chức năng sinh lý của tạng Tỳ. Kính mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Tỳ là tạng chủ về vận hóa trong cơ thể
Tỳ là tạng chủ về vận hóa trong cơ thể

1. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA TẠNG TỲ

1.1. Tạng tỳ chủ vận hóa

Vận là chuyển vận, truyền tống; hóa là tiêu hóa, hấp thu. Tạng tỳ chủ vận hóa tức là chức năng biến thủy cốc (thức ăn, uống) thành các chất tinh vi và đồng thời hấp thu, chuyển vận các chất tinh vi tới khắp tổ chức cơ quan tạng phủ. Chức năng vận hóa của tạng tỳ chủ yếu dựa vào tác dụng khí hóa, thăng thanh của tạng tỳ khí và ôn chiếu của tỳ dương. Chức năng tỳ chủ vận hóa gồm vận hóa thủy cốc và vận hóa thủy dịch (vận hóa thủy thấp).

– Quá trình vận hóa thủy cốc: tỳ có tác dụng tiêu hóa, hấp thu thức ăn uống và vận chuyển chất tinh vi. Quá trình này bao gồm:

+ Thông qua tác dụng khí hóa của tỳ khí và ôn chiếu của tỳ dương làm cho thức ăn được chuyển thành các chất tinh vi. Quá trình này gọi là “hóa”. Thức ăn sau khi vào vị, được vị thu nạp và làm chín nhừ nên thức ăn đã được sơ bộ tiêu hóa và chuyển xuống tiểu trường. Tiểu trường tiếp tục quá trình tiêu hóa rồi phân thành hai loại là chất thanh (chất tinh vi: KHÔ) và chất trọc (chất cặn bã). Nhưng tác dụng của vị và tiểu trường tất yếu phải dựa vào tác dụng khí hóa của tỳ khí và ôn chiếu của tỳ dương mới biến thủy cốc thành chất tinh vi.

+ Tỳ hấp thu các chất thanh rồi vận chuyển đến khắp toàn thân. Quá trình này gọi là “vận”. Chất thủy cốc tinh vi được tiêu hóa, thông qua tác dụng phân thanh, tiết trọc của tiểu trường thì các chất thanh được tỳ hấp thu, nhờ tác dụng thăng thanh của tỳ khí thì một phần lên tâm phế để thành khí huyết và thành nguồn gốc hóa sinh vật chất sống, một phần được “tán tỉnh” đến toàn thân để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Tiêu hóa, hấp thu thức ăn trong cơ thể, vận chuyển các chất thủy cốc tinh vi chủ yếu dựa vào chức năng vận hóa của tỳ. Chất thủy cốc tinh vi có nguồn gốc chủ yếu từ sau khi con người sinh ra, là vật chất dinh dưỡng tất yếu cho sinh trưởng, phát dục và duy trì hoạt động sống. Con người lấy thủy cốc là bản, mà tỳ chủ vận hóa còn vị quản thu nạp nên nói tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, “khí huyết sinh hóa chi nguyên”. Lý luận này có ý nghĩa chỉ đạo trọng yếu trong dưỡng sinh, phòng bệnh và điều trị.

+ Chức năng vận hóa của tỳ bình thường thì gọi là “tỳ khí kiện vận”. Nếu chức năng vận hóa thủy cốc suy giảm, sẽ thấy xuất hiện chứng bụng đầy trướng, đại tiện lỏng nát, phân lẫn thức ăn chưa tiêu, mệt mỏi, gầy sút…

Tỳ vận hóa kém sẽ gây chướng bụng
Tỳ vận hóa kém sẽ gây chướng bụng

– Quá trình vận hóa thủy dịch: Tạng tỳ có tác dụng điều tiết trao đổi thủy dịch. Thông qua tác – dụng hấp thu, vận chuyển của tỳ với thủy dịch, liên quan đến phế, thận, tam tiêu, bàng quang cùng điều tiết và duy trì trao đổi thủy dịch trong cơ thể cân bằng. Tạng tỳ trong khi vận hóa thủy cốc tinh vi còn hấp thu thủy dịch mà cơ thể cần để rồi đưa lên phế. Dưới tác dụng tuyên phát và túc giáng của phế khí mà thủy dịch được chuyển đi khắp tổ chức cơ quan để phát huy tác dụng tư nhuận và nuôi dưỡng; đồng thời, thủy dịch sau khi đã trao đổi ở tạng phủ tổ chức cơ quan thì phần dư thừa sẽ được chuyển xuống thận. Thông qua tác dụng khí hóa của thận mà hình thành nên nước tiểu rồi chuyển xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài để duy trì cân bằng trao đổi thủy dịch trong cơ thể. Tạng tỳ thuộc trung tiêu, trong trao đổi thủy dịch của cơ thể thì có tác dụng rất then chốt. Vì vậy, chức năng vận hóa thủy dịch của tỳ mà kiện vượng thì các tổ chức cơ quan trong cơ thể được thủy dịch tư nhuận và nhu dưỡng đầy đủ mà lại không làm cho thủy thấp đình trệ. Nếu chức năng vận hóa thủy dịch thất bên trong cơ thể và tạo nên các sản vật bệnh lý (thấp, thường thì thủy dịch bị đình trệ bên trong cơ ẩm, đàm) hoặc thành thủy thũng. Đó chính là cơ chế tỳ hư sinh thấp, tỷ là nguồn sinh đàm, tỳ hư thủy thũng.

1.2. Tỳ chủ thăng thanh

– Thăng có nghĩa là đưa lên trên (thượng thăng) và thăng cử. Thanh là chỉ vật chất tinh vi.

. Tỳ chủ thăng thanh thể hiện:

+ Tỳ có tác dụng đem những vật chất dinh dưỡng thu được sau quá trình vận hóa, hấp thu của vị trường đưa lên trên đến tâm phế, đầu mặt để tâm phế hóa sinh thành khí huyết đưa đi nuôi dưỡng toàn thân. Nếu tỳ không thăng thanh, thủy cốc không được vận hóa, mất nguồn sinh ra khí huyết thì sẽ xuất hiện chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, bụng căng đầy, đại tiện lỏng nát.

+ Thông qua tác dụng thăng cử của tỳ khí nên duy trì nội tạng ở vị trí tương đối ổn định. Nếu tỳ khí hạ hãm sẽ thấy chứng sa nội tạng (sa dạ dày, sa tử cung, trĩ…) thì pháp điều trị lúc này là bổ tỳ khí và thăng thanh dương.

Tỳ chủ thăng thanh để nói tương đối với vị chủ giáng trọc. Tỳ khí chủ thăng thì kiện, vị khí chủ giáng thì hòa. Tỳ khí chủ thăng, vị khí chủ giáng tạo nên một cặp mâu thuẫn, đối lập nhưng thống nhất, tương hỗ chế ước, tương hỗ tác dụng để hoàn thành tiêu hóa, hấp thu thức ăn, đưa thủy cốc tinh vi lên trên và trọc âm xuống dưới mà bài xuất ra ngoài. Ngoài ra, khí của tạng phủ thăng giáng nhịp nhàng, hiệp điều cân bằng cũng là nhân tố trọng yếu để duy trì nội tạng trong ổ bụng ở vị trí hằng định.

1.3. Tỳ chủ sinh huyết, thống huyết

– Tỳ chủ sinh huyết: Tỳ là hậu thiên chi bản, là nguồn sinh ra khí huyết.

  • Các chất thủy cốc tinh vi mà tỳ vận hóa là cơ sở vật chất chủ yếu tạo thành nên huyết dịch. Chức năng vận hóa của tỳ thịnh vượng thì nguồn thủy cốc tinh vi được hóa sinh không ngừng, sau đó được tỳ đưa lên tâm phế để thành cơ sở vật chất chủ yếu hóa sinh huyết dịch rồi nhờ tác dụng khí hóa của kinh tâm phế sinh thành huyết dịch. Nếu tỳ mất kiện vận sẽ làm giảm nguồn hóa sinh thủy cốc tinh vi, làm giảm việc sinh ra khí huyết, nên xuất hiện chứng khí huyết hao hư. Biểu hiện của chứng này là: Hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt trắng bệch hoặc ám vàng, môi nhợt, móng tay nhợt, chất lưỡi nhợt.
Tỳ là nguồn sinh huyết trong cơ thể
Tỳ là nguồn sinh huyết trong cơ thể

– Tỳ chủ thống huyết: Thống là thống nhiếp, là khống chế, làm cho huyết dịch vận chuyển đúng trong lòng mạch.

  • Tỳ có tác dụng thống nhiếp huyết dịch là do khả năng nhiếp huyết của khí. Tỳ chủ vận hóa, là nguồn hóa sinh khí huyết mà khí là soái của huyết, huyết thuận theo khí hành, khí nhiếp huyết. Tỳ vận hóa thủy cốc tinh vi chủ yếu dựa vào tác dụng khí hóa, tác dụng thăng thanh của tỳ khí và tác dụng ôn chiếu của tỳ dương. Nếu tỳ khí kiện vận thì chức năng cố nhiếp huyết dịch của khí mới phát huy được. Khi tỳ mất kiện vận, suy giảm chức năng vận hóa thủy cốc tinh vi làm nguồn hóa sinh khí huyết bất túc gây chứng khí huyết hao hư; khí hư làm khả năng cố nhiếp suy giảm làm huyết thoát khỏi lòng mạch gây chứng xuất huyết. Biểu hiện lâm sàng: xuất huyết dưới da, đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ bị băng lậu (thường gặp là xuất huyết phía dưới cơ thể).
  • Chức năng sinh huyết và thống nhiếp huyết có mối quan hệ chặt chẽ đến chức năng chủ vận hóa của tỳ. Tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn hóa sinh khí huyết, có tác dụng thúc đẩy sinh huyết và sinh khí. Khí sinh thì khí sẽ vượng; khí vượng thì sẽ thống nhiếp được huyết. Vì thế, chức năng sinh huyết có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với chức năng thống huyết.

2. ĐĂC TÍNH SINH LÝ

– Tỳ nên thăng thì sẽ kiện vượng:

  • Thăng có ý là thăng phù, hướng lên trên. Khí cơ của ngũ tạng đều có thăng và giáng; trong đó, tâm phế ở phía trên thì khí cơ nên giáng; can thận ở phía dưới thì khí cơ nên thăng; tỳ vị ở trung tâm thì tỳ khí nên thăng và vị khí nên giáng. Thăng giáng của khí cơ tạng phủ luôn phối hợp và chế ước lẫn nhau để duy trì nhịp nhàng thăng giáng xuất nhập khí cơ trong cơ thể. Tỳ khí chủ thăng là muốn nói về đặc điểm vận động khí cơ của tỳ chủ yếu là thăng. Tỳ khí kiện vượng thì chức năng vận hóa thủy cốc tinh vi bình thường, đảm bảo được thăng thanh và là nguồn hóa sinh khí huyết.

– Tỳ thích táo sợ thấp:

  • Tỳ là tạng thuộc thái âm thấp thổ, vị là phủ dương minh táo thổ. Khi nói tỳ thích táo sợ thấp, vị thích nhuận sợ táo là có tính chất tương đối. Tỳ chủ vận hóa thủy thấp để điều tiết trao đổi thủy dịch cân bằng. Tỳ hư bất vận sẽ dễ sinh thấp mà thấp tà nhiều lại dễ tổn thương tỳ. Nếu dương khí của tỳ hư nhược, tỳ mất kiện vận làm thủy thấp đình trệ gọi là tỳ hư sinh thấp gây mỏi chân tay, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đàm ẩm, đại tiện phân lỏng nát, phù thũng… Nếu thấp tà xâm nhập từ ngoài vào, tổn thương tỳ dương, tỳ mất kiện vận gây bệnh thủy thấp thì gọi là thấp khốn tỳ thổ gây đầu căng nặng, đầy tức bụng, miệng dính nhớp.
BS.CKII Trần Thu Huyền và BS Đoàn Dung khám và tư vấn cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường
BS.CKII Trần Thu Huyền và BS Đoàn Dung khám và tư vấn cho bệnh nhân tại phòng khám Tuệ Y Đường

– Tỳ khí liên quan với khí của trưởng Hạ:

  • Trong tự nhiên thì cuối mùa Hạ sẽ là bắt đầu mùa Thu. Trưởng Hạ  gồm bốn tiết khí là đại thử (nóng oi), lập Thu (bắt đầu mùa Thu), xử thử (mưa ngâu) đến bạch lộ (nắng nhạt), lúc này thời tiết thường mưa và ẩm ướt. Tỳ khí tương thông với khí trưởng Hạ là muốn nói lúc này dương khí của tỳ vượng, tức là chức năng sinh lý của tỳ vượng thịnh nhất. Ngoài ra tỳ có quan hệ với: trung tâm, thấp, thổ, sắc vàng, vị ngọt. Tiết trưởng Hạ, thấp khí thịnh nhất nên thấp tà dễ xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương dương khí của tạng tỳ làm tỳ mất kiện vận gây bụng đầy tức, ăn kém, mệt mỏi, đại tiện phân lỏng nát, miệng ngọt và chảy nhiều dãi. Điều trị chứng bệnh do thấp tà khốn tỳ thì hay dùng thuốc phương hương hóa trọc, tỉnh tỳ táo thấp như hoắc hương, sa nhân… Điều trị chứng tỳ khí hư nhược gây mệt mỏi, không muốn ăn thì thường dùng thuốc có vị ngọt như đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, đại táo, di đường…
Bốc thuốc chữa bệnh về tỳ hư tại Phòng khám Tuệ Y Đường
Bốc thuốc chữa bệnh về tỳ hư tại Phòng khám Tuệ Y Đường

3. QUAN HỆ CỦA TỲ VỚI HÌNH, KHIẾU, CHÍ, DỊCH

– Tạng Tỳ biểu hiện ra môi (kỳ hoa tại thần): Môi hàm nghĩa là môi miệng, có môi trên và môi dưới vòng quanh miệng. Tạng tỳ khai khiếu ra miệng. Nhìn màu sắc tươi bóng của môi để đánh giá thịnh suy của khí huyết. Tạng tỳ là nguồn sinh huyết nên hình thái tươi sáng của môi sẽ phản ánh trạng thái chức năng của tạng tỳ. Tỳ khí kiện vượng, khí huyết sung thịnh thì môi hồng nhuận, sáng tươi. Tạng tỳ mất kiện vận, khí huyết suy giảm thì môi trắng nhợt, không tươi bóng hoặc ám vàng, không nhuận. Nếu tỳ vị tích nhiệt thì thấy môi miệng lở loét.

– Tạng tỳ chủ cơ nhục.

– Tạng tỳ khai khiếu ra miệng.

– Tạng tỳ đối với thần chí là lo lắng (tư) nên cũng có quan hệ mật thiết với chức năng chủ thần minh của tâm. Tư lự quá độ sẽ ảnh hưởng đến vận động của khí làm cho khí kết và dẫn đến chức năng vận hóa, thăng thanh thất thường gây ra chứng không muốn ăn, bụng đầy trướng, chóng mặt, hay quên (kiện vong).

– Tạng tỳ đối với dịch là nước dãi: Nước dãi là tân dịch trong khoang miệng, tính chất dính và nhớp, có tác dụng thấp nhuận và bảo vệ khoang miệng. Khi ăn, nước dãi sẽ tăng tiết để tăng cường khả năng tiêu hóa. Nếu tỳ vị bất hòa sẽ gây tăng tiết nước bọt nhanh và nhiều, sinh ra hiện tượng chảy nước dãi.

>>>>> Cùng tìm hiểu hiểu thêm về bài thuốc bổ tỳ: QUY TỲ THANG

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs: Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ: Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *