ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY BẰNG THUỐC BÔI NGOÀI DA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Điều trị mề đay ngoài những phương pháp điều trị bằng thuốc bôi ngoài da tây y, thì thuốc bôi ngoài da y học cổ truyền cũng là 1 phương pháp điều trị hiệu quả trên lâm sàng. Bài viết dưới đây Phòng khám Tuệ Y Đường giới thiệu tới bạn đọc một số dạng thuốc điều trị bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền, mong bạn đọc sẽ có thêm cẩm nang điều trị bệnh da liễu mề đay.

da liễu, mề đay

1. Mề đay là gì?

Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền : “Mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Cơ chế gây nên bệnh rất phức tạp, đa số thông qua kháng thể IgE, histamine”.

2. Nhận biết bệnh

Các dấu hiệu nhận biết thường gặp như sau:

  • Ngứa là dấu hiệu đầu tiên, càng gãi càng ngứa.
  • Xuất hiện tổn thương trên da: sẩn ngứa, kích thước 1-8 cm, kích thước và hình dáng sẩn ngứa thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh, mất đi nhanh, sẩn ngứa có màu đỏ hoặc màu trắng viền đỏ xung quanh.
  • Tổn thương có thể khu trú hoặc lan rộng.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG BỆNH MÀY ĐAY

mề đay, da liễu, bệnh mề đay

 

3. Phân loại

Mề đay gồm 2 loại phổ sau:

  • Mề đay cấp tính: Đột ngột xuất hiện sẩn ngứa, tự biến mất trong vòng 24h, bệnh diễn biến dưới 06 tuần.
  • Mề đay mạn tính: Xuất hiện sẩn ngứa ít nhất 02 lần/tuần, bệnh diễn biến trên 06 tuần.

4. Nguyên gây mề đay

4.1 Mề đay vật lý

Mề đay xuất hiện do các yếu tố vật lý từ bên ngoài, thường do cơ chề không dị ứng.

  • Chứng vẽ nổi trên da, khi áp 1 lực lên da, vẽ hình cụ thể, lập tức xuất hiện sẩn ngứa nổi gồ trên da giống hình vẽ.
  • Do gắng sức, mệt mỏi, căng thẳng, stress.
  • Do chèn ép, do rung động.
  • Do tiếp xúc nhiệt độ quá lạnh, quá nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước.

4.2 Mề đay thông thường

  • Do thức ăn: Bất kì thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, nổi mẩn. Bệnh thường xuất hiện từ vài phút đến 2 giờ sau khi ăn thực phẩm.
  • Do thuốc & thực phẩm chức năng: bất kì thuốc và thực phẩm chức năng nào cũng có thể gây dị ứng, mẩn ngứa. Bệnh xuất hiện ngay sau dùng thuốc hoặc sau dùng thuốc vài ngày, có thể thuần nổi mày đay hoặc kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch. Thường gặp nhất là thuốc kháng sinh, ví dụ như nhóm beta – lactam, cyclin, macrolid, chloramphenicol. Các thuốc chống viêm steroid, thuốc ức chế men chuyển, các loại vaccine,…
  • Do nọc độc: Do vết đốt của một số côn trùng như muỗi, bọ chét, mòng, ong, kiến, sâu bọ,…
  • Do hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, rơm rạ, long vũ, khói thuốc, men thuốc,…
  • Do nhiễm vi trùng: Mày đay xuất hiện do nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm khuẩn tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu- sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hay nhiễm nấm Candida ở da, nội tạng…
  • Do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học: bệnh xuất hiện do tiếp xúc các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng, chất tạo màu thực phẩm,…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Mề đay nên và không nên ăn gì?

4.3 Mề đay do các bệnh hệ thống

Gặp ở một số bệnh như: Lupus ban đỏ, viêm mạch, bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường giáp; bệnh ung thư…

4.4 Mề đay do di truyền

Nếu trong gia đình có bố ruột hoặc mẹ ruột bị mày đay thì khoảng 25% con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố ruột và mẹ ruột đều bị  thì tỷ lệ con có nguy cơ mắc lên đến 50%.

4.5 Mày đay vô căn

Sự phát triển của y học giúp con người tìm ra một số căn nguyên gây, bên cạnh đó vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện bệnh  nhưng chưa rõ nhân cụ thể gọi là mày đay vô căn.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: MỀ ĐAY DO CĂNG THẲNG

5. Một số lưu ý trong điều trị bệnh mề đay

BS CK II Trần Thị Thu Huyền cho biết: “Cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh mề đay, loại bỏ hoặc hạn chế nguyên nhân gây bệnh nhất có thể. Tham khảo tư vấn, thăm khám, điều trị tại nơi cơ sở y tế chuyên khoa. Dưới đây là một vài gợi ý hạn chế khởi phát bệnh mề đay”. 

– Chế độ ăn khoa học, lành mạnh, tham khảo một số thực phẩm, thức ăn phù hợp bệnh mề đay.

– Điều hòa giờ giấc sinh hoạt hợp lý, cân bằng thời gian làm việc & nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress. Mày đay và viêm da cơ địa là 2 bệnh được cho là gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý.

– Tránh hoạt động thể thao vận động mạnh.

– Tránh tiếp xúc trực tiếp da với ánh sáng mặt trời, với nhiệt độ quá nóng, nhiệt độ quá lạnh

–  Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng.

– Giặt chăn ga, gối, vỏ gối thường xuyên.

– Trang phục thoáng mát, chất liệu mềm mại.

– Sử dụng thuốc theo chỉ định, hướng dẫn của người có chuyên môn.

– Nếu kèm các triệu chứng toàn thân khác, cần tham vấn bác sĩ chuyên môn.

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY TẠI TUỆ Y ĐƯỜNG

6. Điều trị mề đay bằng thuốc bôi ngoài da y học cổ truyền

6.1 Thuốc nước

  • Dùng một hay nhiều vị thuốc y học cổ truyền sắc lấy thuốc.
  • Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, giảm ngứa, tiêu sưng vùng da nổi mề đay,…
  • Chỉ định: Dùng thuốc y học cổ truyền đã sắc dùng bôi ngoài da, rửa ngoài da, tẩm thuốc y học cổ truyền sắc lấy thuốc đắp gạc vùng da nổi mề đay.
  • Một số vị thuốc sử dụng: Khổ sâm, bồ công anh, lá mỏ quạ,…
khổ sâm, mề đay, da liễu
Lá khổ sâm

6.2 Thuốc bột

  • Dùng một hoặc nhiều vị thuốc y học cổ truyền tán thành bột mịn trộn đều.
  • Tác dụng: Dịu da, giảm ngứa do mề đay, khô vết thương chảy dịch.
  • Chỉ định: Rắc bột thuốc y học cổ truyển trực tiếp lên vùng da đang tổn thương, ngứa do mề đay.
  • Một số chế phẩm thuốc y học cổ truyền bôi ngoài da dạng bột: Bột khô phàn, bột thanh đại,…

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: MỀ ĐAY VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT !?

mề đay, thuốc, phèn chua, da liễu

6.3 Cao mềm

  • Dùng một hay nhiều vị thuốc y học cổ truyền trộn với mỡ động vật hoặc dầu thực vật để bôi vùng da ngứa do mề đay.
  • Tác dụng: Giảm ngứa mề đay, làm mềm da, bảo vệ da.
  • Chỉ định: Bôi trực tiếp cao mềm y học cổ truyền lên vùng da tổn thương do mề đay.
  • Một số cao mềm y học cổ truyền bôi ngoài da điều trị mề đay: Cao hoàng liên, cao lưu hoàng,…
da liễu, vị thuốc, mề đay, hoàng liên
Vị thuốc Hoàng liên điều trị mề đay.

Trên đây là bài chia sẻ về phương pháp điều trị mề đay bằng thuốc bôi ngoài da theo Y học cổ truyền. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về phương pháp điều trị mề đay bằng thuốc bôi ngoài da Y học cổ truyền.

Bạn đọc có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp hotline 0789.502.5550789.503.555 để được hỗ trợ!

? Facebook: Tuệ Y Đường

?⚕️ Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.5550789.503.555

*Bài viết được tham vấn bởi Ths.BSCKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa Khám bệnh – của Phòng khám Tuệ Y Đường*

Người viết: BS Lan Anh

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *