Mề đay mẩn ngứa khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, dễ tái phát và gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Vậy theo đông y nguyên nhân gây bệnh mề đay là gì? Triệu chứng cụ thể ra sao và cách điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Cũng như kết quả điều trị mề đay mẩn ngứa tại Tuệ Y Đường như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết và video này nhé.
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỀ ĐAY
Nguyên nhân gây bệnh mề đay theo Đông y
Theo BS.CKII.Trần Thị Thu Huyền bệnh mề đay là hiện tượng nổi sẩn đỏ hoặc các nốt hồng ban có kích thước không đồng đều trên bề mặt da gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh có tính chất cấp tính hoặc mãn tính xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Lúc này, lớp trung bì dưới da bị kích thích gây sưng phù, viêm tấy và khiến các tế bào da khỏe mạnh bị tổn thương.
Mề đay thường khởi phát một cách đột ngột. Các nốt sẩn phù có thể chỉ xuất hiện trên một vùng da nhất định hoặc lan tỏa ra nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, mặt, trên thân mình cho đến các chi. Mảng mề đay thường tự lặn mất sau vài giờ nhưng cũng có thể tái xuất hiện trở lại ở ngay cùng một vị trí.
Trong Đông y, chứng mề đay được biết đến với các tên gọi như Phong chẩn khối hoặc Tẩm ma chẩn. Sự khởi phát của bệnh được cho là có liên quan trực tiếp đến các yếu tố phong hàn do không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể khi ở trong môi trường quá lạnh một thời gian dài. Các trường hợp tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao cũng dẫn đến chứng phong nhiệt thúc đẩy bệnh mề đay bùng phát.
Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được xác định là nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay:
- Tạng phủ trong cơ thể bị suy yếu: Chức năng đào thải độc tố của gan, thận bị suy giảm khiến chất độc tích tụ nhiều trong cơ thể và gây nên phản ứng dị ứng dưới da. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các mảng mề đay.
- Do vệ khí bất hòa, khả năng tuần hoàn máu kém, các yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể uất tích ở bì phu khiến da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
- Sức đề kháng suy giảm khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh mề đay phát triển.
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc lá.
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo.
- Do cơ địa nhạy cảm quá mức với sự thay đổi của thời tiết hay thành phần protein có trong hải sản và một số thực phẩm khác.
Các dạng bệnh mề đay trong Đông y
Căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng gặp phải, đông y chia bệnh mề đay thành các thể chính gồm:
- Thể phong nhiệt:
Đây là một dạng nổi mề đay cấp tính thường gặp ở trẻ em. Điểm đặc trưng của thể bệnh này là sự xuất hiện của các nốt chẩn đỏ tươi trên bề mặt da. Chúng gây cảm giác nóng rát và phát sinh những cơn ngứa ngáy dữ dội. Khi bị nóng trong hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao, các triệu chứng trên càng trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, người bị bệnh mề đay thể phong nhiệt còn có các dấu hiệu khác ngoài da như: Sốt hoặc không sốt, hay khát nước, sợ lạnh, niêm mạc họng sưng đỏ, lưỡi đóng rêu trắng hoặc vàng, táo bón…
- Thể phong hàn:
Trường hợp bị nổi mề đay thể phong hàn được nhận diện thông qua các triệu chứng: Da nổi sẩn màu trắng, ngứa nhiều, sắc lưỡi nhợt đóng rêu trắng, mạch phù . Khi gặp điều kiện lạnh, bệnh sẽ bùng phát nặng hơn và ngược lại.
- Thể huyết hư phong táo:
Đây là dạng mề đay mãn tính nên bệnh có tính chất kéo dài, hay tái phát. Các đặc điểm của bệnh mề đay thể huyết hư phong táo bao gồm: Khô miệng, lưỡi đỏ, nóng ở lòng ban tay bàn chân, rêu lưỡi ít, ngứa da, trong người mệt mỏi, tính tình thay đổi thất thường, dễ nổi nóng, mạch đập yếu.
- Thể di thực:
Bệnh mề đay thể di thực xảy ra khi bị dị ứng với thức ăn. Bên cạnh triệu chứng nổi sẩn ngứa, người bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, ói mửa nhiều, đau bụng, ăn lâu tiêu, chán ăn, đầy hơi.
Trong y học cổ truyền, việc điều trị bệnh mề đay cần tuân thủ theo 2 nguyên tắc quan trọng nhất là tiêu độc và trừ tà. Ngoài ra, tùy theo thể bệnh mắc phải mà phương pháp chữa trị cũng cần hướng đến các mục đích khác như lợi tiểu, dưỡng huyết, trừ phong, chống viêm, nhuận táo, định thần và nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Các bài thuốc uống chữa bệnh mề đay bằng đông y
Sử dụng các bài thuốc uống từ thảo dược là phương pháp chính được đông y áp dụng trong điều trị bệnh mề đay. Căn cứ vào dạng bệnh, nguyên nhân và thể trạng chung của mỗi cá nhân mà Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền sẽ cân nhắc phối hợp và gia giảm liều lượng các dược liệu cho phù hợp.
1. Điều trị mề đay bằng Đông y do phong nhiệt
Bệnh mề đay thể phong nhiệt được áp dụng phép chữa thanh nhiệt, sơ phong. Các dược liệu có tính mát sẽ được ưu tiên lựa chọn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa mề đay bằng Đông y cho các trường hợp có thể phong nhiệt:
– Bài 1:
- Chuẩn bị: 10g lá đơn, 10g lộc cửu, 10g liên kiều, 10g địa hoàng, 10g bèo cái, 10g lá cây đại thanh (đại thanh diệp ), 10g ngưu bàng, 10g nhẫn đông, 6g phòng phong, 6g xác ve sầu (thuyền thoái), 6g kinh giới, 6g quốc lão.
- Cách dùng thuốc: Sắc tất cả trên lửa nhỏ với 500ml nước cho cạn còn 3 bát. Gạn nước sắc, chia đều uống vào các buổi sáng, trưa, tối mỗi ngày 1 thang.
– Bài 2:
- Chuẩn bị: 20g ngưu tâm thảo, 20g tầm tang, 20g nhẫn đông hoa, 12g bạch thược, 12g đỗ phụ, 12g sài hồ, 12g quốc lão, 16g thạch xương bồ, 16g tang ký sinh, 16g thương nhĩ (quả ké).
- Cách dùng thuốc: Sắc kỹ mỗi ngày 1 thang chia uống 2 – 3 lần.
– Bài 3:
- Chuẩn bị: 16g cát căn, 12g hoàng cầm, 16g bồ công anh, 12g liên kiều, 16g rau má, 12g chi tử, 16g hạ khô thảo, 12g nhẫn đông hoa, 16g kinh giới, 16g khúc khắc, 16g nam hoàng bá, 16g ké đầu ngựa.
- Cách dùng thuốc: Sắc thuốc vá uống tương tự như các bài trên để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay.
2. Thuốc Đông y chữa mề đay thể phong hàn
Phép chữa khu phong, tán hàn với các dược liệu có tính ấm sẽ thích hợp cho những người bị nổi mề đay do phong hàn.
– Bài 1:
- Chuẩn bị: Quả ké đầu ngựa
- Cách sử dụng: Ké đầu ngựa phơi khô, nghiền bột mịn. Mỗi lần lấy từ 1 – 2 gram bột thuốc hòa cùng nước đun sôi để nguội uống. Ngày dùng 3 lần cho đến khi mề đay khỏi hặn.
– Bài 2:
- Chuẩn bị: 8g đỗ nhược, 8g quế chi, 16g lá đơn tướng quân, 16g thương nhĩ tử, 16g ý dĩ, 12g đan sâm, 16g kinh giới tuệ, 12g phòng phong.
- Cách sử dụng: Tất cả các dược liệu ở trên đem rửa sạch, gộp chung thành một thang sắc với 600ml nước. Mỗi thang thuốc khi sắc xong, để còn hơi ấm ấm, chia uống đều đặn 3 lần mỗi ngày.
– Bài 3:
- Chuẩn bị: 10g tía tô, 10g kinh giới, 6g ngọc thụ, 8g sinh khương, 15g hành củ
- Cách dùng thuốc: Sắc tất cả với 800ml nước cho cạn còn phân nửa. Chỗ thuốc thu được chia đều làm 2 phần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng khi bụng đang đói.
– Bài 4:
- Thành phần: 12g tiêu lốt, 16g xương bồ, 12g độc hoạt, 12g chiết căn, 16g thương nhĩ, 10g thiên niên kiện, 12g tế tân, 12g quốc lão, 8g quế, 12g nghiệt bì, 16g kinh giới.
- Cách sử dụng: Sắc uống 1 thang mỗi ngày trong vài ngày liên tục tùy theo mức độ nổi mề đay.
3. Bài thuốc trị mề đay bằng Đông y cho thể huyết hư phong táo
Các bài thuốc chữa mề đay bằng Đông y được sử dụng trong trường hợp này nhằm mục đích tán phong, trừ tà, tư âm, nhuận huyết.
– Bài 1:
- Chuẩn bị: 12g sơn dược, 9g mã đề nước, 12g sơn thù, 9g đan bì, 24g địa hoàng thán, 9g bạch linh.
- Cách dùng thuốc: Cho dược liệu vào cối giã nhuyễn, rây lấy bột mịn. Trộn bột thuốc chung với lượng mật ong vừa đủ vo thành viên hoàn nhỏ cất vào hũ dùng dần. Để trị mề đay, mỗi ngày uống 8 – 12g với nước muối nhạt. Ngày dùng 2 – 3 lần.
– Bài 2:
- Chuẩn bị: 15g bồ công anh, 15g song hoa, 6g thổ hoắc hương, 6g quốc lão, 6g vỏ quýt (trần bì), 10g hoạt thạch, 6g hậu phác, 10g hoàng cầm, 10g phục linh bì, 10g thược dược, 10g bội lan.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, mỗi thang chia làm 3 lần dùng.
4. Điều trị mề đay thể thực tích bằng thuốc Đông y
Bên cạnh việc sàng lọc và ngưng sử dụng các thực phẩm gây dị ứng, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Đông y dưới đây:
- Chuẩn bị: 10g địa phu tử, 15g bạch tiễn bì, 10g tiêu tân lang, 12g ngân hoa, 6g chỉ xác, 10g lúc mạch, 10g màng mề gà (kê nội kim), 10g cúc hoa, 10g bạch phục linh.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc với 1/2 lít nước. Đun sôi kỹ khoảng 20 phút rồi gạn ra chia uống 3 lần mỗi ngày.
Ghẻ-các dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị [1]
Thuốc đông y chữa bệnh mề đay dạng đắp rửa ngoài da
Bệnh mề đay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trên da. Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, đông y thường kết hợp thuốc uống với các bài thuốc ngâm rửa tại chỗ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
– Bài 1:
- Chuẩn bị: Lá dâu, lá bơ tòng, cây ngũ sắc, lá nam dương sâm, lá kinh giới, lá cây cù đèn. Dùng lượng bằng nhau, mỗi thứ khoảng 1 nắm.
- Cách thực hiện: Tất cả thảo dược đã chuẩn bị cần rửa sạch. Sau đó đun sôi kỹ với 1 lít nước trong 10 phút. Gạn ra chậu, hòa thêm ít nước lạnh vào cho đủ tắm. Dùng cho các trường hợp bị nổi mề đay toàn thân hoặc bội nhiễm.
– Bài 2:
- Chuẩn bị: 50g lôi công thảo (rau má), 50g lá gấc
- Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch, đem cả hai giã chung với vài hạt muối biển. Đắp thuốc lên khu vực da bị nổi mề đay mỗi ngày 2 lần có tác dụng làm mát da, chống ngứa, giảm nổi sẩn. Áp dụng bài thuốc chữa mề đay bằng đông y này cho các trường hợp phát bệnh do nóng, có phạm vi da bị ảnh hưởng nhỏ.
B. BỆNH NHÂN CÓ PHẢN HỒI NHƯ THẾ NÀO KHI ĐIỀU TRỊ MỀ ĐAY TẠI Tuệ Y Đường?
Mề đay khi trở thành mãn tính thì vô cùng dai dẳng và mang tới nhiều bất lợi đối với cuôc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, chính vì vậy không ít bệnh nhân khi đến với Tuệ Y Đường đều tâm sự với Bác sĩ Huyền và mong muốn được điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Trước khi điều trị bác sĩ cũng giải thích rất rõ ràng với bệnh nhân về quá trình và diễn biến khi dùng thuốc điều trị cũng như việc tuân thủ hoàn toàn các nguyên tắc và kiêng khem trong quá trình chữa bệnh, có như vậy bệnh mới nhanh ổn định và phục hồi lại được.
Và đây là kết quả điều trị của bệnh nhân mề đay tại Phòng Khám Đông y Tuệ Y Đường sau quá trình dùng thuốc.
Bệnh đã khỏi và ổn định, tuy nhiên để phòng tránh bệnh tái phát bệnh nhân cũng nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nếu có. Tiếp tục kiêng khem và vệ sinh da theo sự hướng dẫn của bác sĩ, duy trì thói quen và lối sống lành mạnh để nâng cao thể trạng cơ thể, có như vậy bệnh mới không tái lại nữa.
Đông y Tuệ Y Đường chúc quý bệnh nhân luôn khoẻ mạnh, an lành!
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.
Sau sinh tôi thấy nổi lên những dát đỏ, sau khi hết thì mất đi không để lại dấu vết gì
Đây cũng là 1 trong những triệu chứng của mày đay . Bạn có thể chụp ảnh tổn thương và gửi vào số zalo này 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Làm thế nào để hết ngứa thê bác sĩ?
Phòng khám có sử dụng thuốc đặc trị giúp bạn hết tình trạng ngứa. Bạn có thể liên hệ số 0789.502.555 để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!
Địa chỉ của phong khám là ở đâu vậy ạ?
Địa chỉ 166 Nguyễn xiển – thanh xuân – Hà Nội bạn nhé!
Địa chỉ của phong khám là ở đâu vậy ạ?Khi đến có cần phải đặt lịch không ạ
Địa chỉ 166 Nguyễn xiển – thanh xuân – Hà Nội bạn nhé! Bạn có thể không cần đặt lịch trước, tuy nhiên để thuận tiện và không phải chờ đợi lâu, bạn nên đặt lịch cho bác sĩ nhé!
Bệnh này có cần kiêng gì ko ạ
Bạn kiêng không nên ăn các đồ ăn hải sản, các đồ cay nóng , đồ hải sản nhé bạn. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ nước bạn nhé!