Mày đay do căng thẳng (stress)

Mày đay được biểu hiện đa dạng từ những sẩn phù khu trú đến lan rộng và tái phát hay phù mạch. 15 – 20% dân số xuất hiện mày đay ở một vài thời điểm trong đời. Một số tác giả mô tả hai dạng của mày đay nguyên nhân tâm lý: một là dạng thuộc về cảm xúc cấp tính, thường theo sau các sự kiện đặc biệt với mối liên quan rõ rệt về nguyên nhân – kết quả; hai là dạng tái phát mạn tính “dường như được xây dựng chính trên nền tảng động học thần kinh bởi một bệnh lý tâm thể.

Mày đay được đặc trưng bởi những sẩn phù tồn tại ngắn trên da, miệng hoặc sinh dục do sự thoát huyết tương thoáng qua từ các mạch máu nhỏ vào mô liên kết nâng đỡ xung quanh. Sự phù nề ở trung bì cho hình ảnh sẩn phù, phù nề phần sâu hơn của trung bì và/hoặc mô dưới niêm mạc gọi là phù mạch.

Các sẩn phù này thường ngứa và nhạt màu ở Phòng Khám trước khi chuyển biến thành những mảng nông màu hồng và thường biến mất trong 2-24 tiếng mà không để lại bất kì dấu vết nào trên da trừ vết cào xước do người bệnh cào gãi. Phù mạch, ngược lại với mày đay, có thể đau nhiều hơn ngứa và thường kéo dài hơn. Nếu mày đay xuất hiện ít nhất 2 lần mỗi tuần liên tục trong 6 tuần được gọi là mày đay mạn tính. Chẩn đoán mày đay chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng.

Mày đay do căng thẳng (stress) là gì?

Nguyên nhân của mày đay đa số là không rõ trong 70 – 79% trường hợp và yếu tố thần kinh đóng vai trò quan trọng trong 35,5 – 48% trường hợp. Czubalski và Rudzki nghiên cứu về yếu tố tâm thể trên 48 bệnh nhân mắc các thể mày đay khác nhau và cho kết quả là mày đay bùng phát bởi yếu tố cảm xúc xảy ra ở 77% trường hợp mày đay cholinergic và 82% trường hợp dấu da vẽ nổi.

Yếu tố cảm xúc không làm bùng lên mày đay do lạnh. Một số ca được báo cáo về mối liên quan giữa viêm mạch và triệu chứng thần kinh gợi ý đến sự liên quan của cả hệ thống thần kinh trung ương toàn thân và tại chỗ.

Vai trò của yếu tố tâm thần kinh là cực kì khó đánh giá. Mày đay và viêm da cơ địa lại là 2 bệnh được cho là gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý.

Mày đay cũng được nhiều tác giả trên thế giới phân loại là bệnh da mà yếu tố tâm thể đóng vai trò quan trọng, nghĩa là yếu tố cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong làm dễ, khởi phát, tồn tại bệnh.

Một số tác giả mô tả hai dạng của mày đay nguyên nhân tâm lý: một là dạng thuộc về cảm xúc cấp tính, thường theo sau các sự kiện đặc biệt với mối liên quan rõ rệt về nguyên nhân – kết quả; hai là dạng tái phát mạn tính “dường như được xây dựng chính trên nền tảng động học thần kinh bởi một bệnh lý tâm thể”

Một số trường hợp được ghi nhận khi đang bị stress, người bệnh xuất hiện tổn thương mày đay do dị ứng với thức ăn hoặc thuốc trong khi cũng với nhóm thức ăn và thuốc đó, khi người bệnh đã giải quyết được stress, tổn thương mày đay lại không xuất hiện nữa.

Như vậy, trong những trường hợp này, căng thẳng tâm lý có thể xem là có liên quan đến đáp ứng miễn dịch.

Một số người xuất hiện mày đay do stress như là một phản xạ không điều kiện với stress. Người ăn 1 loại thức ăn nào đó khi đang căng thẳng thần kinh có thể dẫn đến việc xuất hiện mày đay khi người đó ăn lại dạng thức ăn đó như là một dạng của phản xạ có điều kiện.

Những yếu tố gây ra phát ban do căng thẳng?

Phản ứng dị ứng có thể gây phát ban do căng thẳng, rất đa dạng, thường bao gồm: Thực phẩm, như sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây và động vật có vỏ. Các loại thuốc, do động vật, chất gây ô nhiễm trong tự nhiên như phấn hoa, mủ cao su, lông thú…

Phản ứng dị ứng có thể gây phát ban do căng thẳng, rất đa dạng…

Do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, các bệnh như lupus, viêm mạch hoặc rối loạn tuyến giáp, do hoạt động thể chất, tập thể dục, tiếp xúc với hóa chất, với nắng, nóng, lạnh hoặc nước, do da bị trầy xước nghiêm trọng, do áp lực lên da do ngồi lâu…

Điều trị

Thuốc kháng histamin có hiệu quả cao trong điều trị mày đay. Tuy nhiên, thuốc cần được kê đơn với liều lượng và thời gian điều trị thích hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như giảm tái phát. Một số kem thoa làm dịu da cũng có thể được dùng kèm để làm dịu nhanh triệu chứng như oxyt kẽm, calamin,…Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên trong điều trị bệnh, các bài thuốc y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, việc giảm tình trạng căng thẳng đóng vài trò quan trọng không kém các loại thuốc trong điều trị.

Người bệnh cần được hỗ trợ các biện pháp tâm lý nhằm giảm căng thẳng, duy trì nhịp sống điều độ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ cũng như sự sảng khoái về tinh thần. Sự giúp đỡ của người thân, bạn bè và sự đồng cảm của bác sĩ cũng là những yếu tố quan trọng trong ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Phòng Khám đông y Tuệ Y Đường – Chúc quý bệnh nhân mau lành bệnh!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *