Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh?

“Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh? là một câu hỏi mà ThsBsCKII.Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường hay gặp phải trong quá trình khám chữa bệnh của mình. Da của em bé rất nhạy cảm bởi làn da mỏng và dễ bị kích ứng. Vậy nếu da bé bị bong tróc hoặc khô da có nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé không? Và khi chăm sóc da cho bé cần phải quan tâm đến những vấn đề gì? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về chăm sóc da cho bé.

Da của em bé rất nhạy cảm bởi làn da mỏng và dễ bị kích ứng.
Da của em bé rất nhạy cảm bởi làn da mỏng và dễ bị kích ứng. Nên sử dụng các loại kem dưỡng không mùi, không hương liệu.

>>> Có thể tham khảo bài viết “Kết quả điều trị Lychen Amyloid”

1. Sinh lý da trẻ sơ sinh

  • Da của trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời. Trước khi rời bệnh viện hoặc trong vài ngày về nhà, làn da của trẻ sơ sinh có thể bắt đầu bong tróc. Điều này là hoàn toàn bình thường đối với bé sơ sinh. Lột da có thể xảy ra trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.
  • Trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ được bao phủ bởi một lớp bã nhờn thai nhi, giúp bảo vệ làn da bé tiếp xúc trực tiếp với nước ối. Khi lớp bã nhờn thai nhi không còn nữa thì da của bé bắt đầu bong tróc trong vòng từ 1 đến 3 tuần. Số lượng da bong tróc tuỳ thuộc vào tình trạng quá trình bé được sinh ra đời: bé sinh non hay sinh đủ tháng. Đối với trẻ sinh non sẽ có nhiều lớp bã nhờn thai nhi hơn so với trẻ được sinh ra trong hoặc sau 40 tuần.

Một số nguyên nhân khác có thể gây bong tróc da ở trẻ :

  • Nguyên nhân chính của tình trạng da này do môi trường sống và do gen di truyền. Có nhiều yếu tố khiến bệnh bùng phát và nghiêm trọng như tiếp xúc với các chất kích ứng: dầu gội hoặc sữa tắm, chất tẩy rửa. Trẻ sơ sinh bị bong da cũng có thể do bé bị khô da hoặc thiếu ẩm.
  • Bệnh chàm: Trong một số trường hợp bong tróc và khô da là một tình trạng bệnh về da còn gọi là bệnh chàm hay viêm da dị ứng. Bệnh có thể gây ra các mảng khô, đỏ,ngứa trên da bé. Tình trạng này hiếm gặp trong giai đoạn ngay sau sinh, nhưng có thể phát triển muộn hơn ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này cũng chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có thể xác định nguyên nhân của bệnh do một số yếu tố kích hoạt bùng phát bệnh như tiếp xúc với chất gây kích ứng da như dầu gội và các loại chất tẩy rửa.
  • Bệnh vảy cá: Lột da và khô da cũng có thể được gây ra bởi tình trạng di truyền được gọi là bệnh vảy cá. Da bé bị bệnh này sẽ tạo ra vảy, ngứa và bong da. Hiện vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn được bệnh vảy cá, nhưng để làm giảm các triệu chứng khô da và cải thiện tình trạng da có thể nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh.

>>> Có thể xem thêm bài viết “Kết quả điều trị bệnh nhân Viêm da tiết bã”

Nhiều chuyên gia vẫn khuyên nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày.
Nhiều chuyên gia vẫn khuyên nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày.

2. Một vài lưu ý chăm sóc da cho bé

2.1. Chọn thành phần dưỡng da cho bé

Theo Bs Huyền, đối với các sản phẩm dưỡng da cho bé cần lựa chọn ít thành phần nhất có thể và không có paraben, formaldehyde hoặc nước hoa:

  • Sữa rửa mặt: Chất lỏng không chứa xà phòng là lựa chọn tốt nhất.
  • Dầu gội: Không làm chảy nước mắt là tốt nhất.
  • Kem tã: Sử dụng thạch dầu hỏa hoặc kem oxit kẽm.
  • Khăn giấy: Không chứa cồn. Khăn giấy đôi khi có thể gây kích ứng da của bé. Cho nên lựa chọn an toàn nhất cho bé là nước và khăn bông.
  • Kem dưỡng ẩm em bé: Bs Huyền cho biết thạch dầu mỏ trong kem dưỡng ẩm của em bé là loại vàng tiêu chuẩn vàng. Nó trơn và dính nhưng rất rẻ và có hiệu quả, đặc biệt là nó có thể chống lại các vấn đề về da như bệnh chàm.
  • Bột giặt: Cố gắng lựa chọn loại dưỡng ẩm không có mùi thơm, chất tẩy rửa ở dạng lỏng .

2.2. Tắm cho bé

  • Để tránh kích ứng da và khô da, em bé chỉ cần tằm 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, số lượng tắm cũng phụ thuộc vào mùa, độ ẩm, và thói quen vệ sinh giường đệm, nhà cửa.
  • Giảm thời gian tắm: Tắm lâu có thể loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên da trẻ sơ sinh vì thế không nên tắm quá lâu cho bé. Nếu bình thường trẻ đang tắm khoảng 20 – 30 phút thì hãy giảm thời gian tắm xuống còn chỉ từ 5 đến 10 phút. Mẹ nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng với nhiệt độ thích hợp. Sử dụng sữa tắm thích hợp với làn da của trẻ sơ sinh không chứa xà phòng. Mẹ có thể sử dụng nước tắm từ các loại lá như lá kinh giới, lá sài đất hoàn toàn thích hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.
Tuy nhiên, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé không nên sử dụng loại có nước hoa hoặc thuốc nhuộm hoặc chất gây kích ứng da.
Tuy nhiên, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé không nên sử dụng loại có nước hoa hoặc thuốc nhuộm hoặc chất gây kích ứng da.

2.3. Thường xuyên thay tã lót

  • Hầu hết bệnh hăm tã xảy ra khi bé được đóng tã bẩn quá lâu. Vì vậy, thường xuyên thay tã cho bé đặc biệt sau khi bé ăn. Để ngăn ngừa chà xát da mông của bé, nên sử dụng lớp kem dày.

2.4. Dưỡng ẩm cho da bé

  • Theo Bs Huyền kem dưỡng ẩm có thể không cần thiết với trẻ sơ sinh nếu bé có làn da bình thường. Mặc dù vậy, các nhiều chuyên gia vẫn khuyên nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé không nên sử dụng loại có nước hoa hoặc thuốc nhuộm hoặc chất gây kích ứng da.
  • Nếu da bé cực kỳ khô, nên dưỡng ẩm hai lần mỗi ngày cho bé hoặc thậm chí sau mỗi lần thay tã cho bé.

Mọi thắc mắc về các bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ Xương khớp vui lòng  liên hệ số hotline 0789.502.555 để được hỗ trợ giải đáp.

>>> Có thể xem thêm bài viết “Vẩy phấn hồng-sự kiên trì nỗ lực của bệnh nhân và kết quả đạt được”

2.5. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ khiến tia UV làm cho da trẻ có nguy cơ cao ung thư da, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi vì chúng có làn da rất mỏng manh và ít sắc tố bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Trong 6 tháng đầu tiên, cố gắng tránh bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với ánh nắng mặt trời trừ trường hợp tắm nắng lúc sáng sớm. Trong trường hợp không thể tránh tiếp xúc, có thể sử dụng một số loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ. Khi thoa kem cho trẻ chỉ cần lưu ý không để lem vào mắt và miệng trẻ.
  • Với kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30 cùng với oxit kem có thể là sản phẩm lý tưởng giúp cho làn da của bé chống lại các tia cực tím có hại từ ánh nắng mặt trời.

2.6. Tránh hoá chất mạnh

  • Làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm nên cần tránh xa những hoá chất mạnh có thể gây kích ứng cho da con. Không thoa nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm tổng hợp lên da trẻ. Ngay cả giặt quần áo mẹ cũng nên chọn nước giặt dành riêng cho da nhạy cảm.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề dưỡng da cho trẻ nhỏ. Mọi thắc mắc về các bệnh xin vui lòng liên hệ.

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs.CKII Trần Thị Thu Huyền

Bs.Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *