BẠCH CHỈ – CHỦ DƯỢC CỦA KINH DƯƠNG MINH

Bạch chỉ là một cây thuốc dân gian có tính kháng sinh, chống viêm tự nhiên, có tác dụng tuyên, phát biểu, khư phong, tán thấp và được dùng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Các bác sĩ tại Tuệ Y Đường cũng sử dụng rộng rãi vị thuốc này trong quá trình điều trị 1 số bệnh Da liễu có tình trạng sưng, nóng, đỏ. Hôm nay Bác sĩ CK II Trần Thị Thu Huyền – Bác sĩ trưởng khoa khám bệnh của PK Tuệ Y Đường xin chia sẻ với bạn đọc chi tiết về vị thuốc này.

Tính vị:

  • Vị cay tán phong, tính ôn trừ thấp, phương hương thông khiếu mà làm ra mồ hôi. 
Hình ảnh vị thuốc Bạch chỉ
Hình ảnh vị thuốc Bạch chỉ

Quy kinh:

  • Hành thủ dương minh Đại trường, túc dương minh Vị, nhập thủ thái âm Phế.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Công năng của Bạch chỉ: Tuyên, phát biểu, khư phong, tán thấp.

>>> ĐƯƠNG QUY – Vị thuốc quan trọng để trị huyết

Chủ trị: 

  • Là chủ dược của kinh Dương minh (kinh Dương minh vinh nhuận lên mặt, do đó dùng để chữa các chứng bệnh đầu mặt).
  • Trị hoa mắt đau đầu vùng kinh Dương minh.
  • Đau vùng xương cung mày (chứng Mi lăng cốt thống – do phong nhiệt và đàm, dùng Bạch chỉ cùng Hoàng cầm tẩm rượu, nghiền 2 thứ thành bột làm trà uống)
  • Đau răng (do phong nhiệt, hàm răng trên thuộc túc Dương minh, hàm răng dưới thuộc thủ Dương minh.)
  • Chứng Tỵ uyên (Phế khai khiếu ra mũi, phong nhiệt thừa phế, thiêu bốc lên não, do đó nước mũi đục mà nằm ở sâu. Kinh viết: chất lỏng từ não chảy ra là nước mũi, nên dùng Bạch chỉ cùng Tế tân, Tân di để trị).
Hình ảnh vị thuốc Bạch chỉ
Hình ảnh vị thuốc Bạch chỉ
  • Chữa sẹo (có thể làm mỡ bôi), khô ngứa ngoài da, bệnh phong nhiệt của 3 kinh trên.
  • Các bệnh băng huyết, bế huyết, trường phong trĩ, ung nhọt lở loét, bệnh thấp nhiệt của 3 kinh trên.
  • Hoạt huyết bài nùng (trong đường ruột có máu mủ bại nùng, rỉ rả tanh hôi, khiến cho bụng rốn lạnh đau, cần Bạch chỉ để bài xuất ra ngoài)
  • Sinh cơ chỉ thống, giải độc Thạch tín, độc rắn cắn (đầu tiên lấy dây buộc vết cắn, hoà 5 tiền bột Bạch chỉ với rượu để rửa. Trồng Bạch chỉ có thể trừ rắn).
  • Lại trị sản hậu thương phong, huyết hư gây đau đầu.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân
Hình ảnh Bs Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân

Liều dùng: 3 – 10g.

Chú ý:

  • Bệnh huyết nhiệt có hư hoả cấm dùng. Người ung nhọt đã loét nên dùng ít để tránh tổn thương khí huyết.

Bào chế:

  • Chọn củ trắng, to, thơm, ủ trong 3 giờ cho mềm, thái lát mỏng 1-2mm, phơi khô, hoặc có thể sao nhẹ rồi dùng. 
  • Đương quy làm sứ. Tương ố với Toàn phúc hoa.
  • Lôi công: Phàm làm thuốc sử dụng, sau khi thu hái được  Bạch chỉ, cạo bỏ vỏ ngoài, xắt lát ra, dùng Hoàng tinh cũng xắt lát ra, lấy dao tre phân ra 2 vị bằng nhau, chưng sau một ngày đêm, lấy ra, phơi khô trong ngày, bỏ Hoàng tinh rồi dùng.

Đôi dược Bạch chỉ & Bạch cương tàm: Bạch chỉ sắc trắng, tính ôn khí hậu, phương hương thăng tán, có thể thông cửu khiếu, khư phong chỉ ngứa, thông lạc chỉ thống, trừ thấp tiêu sưng, thăng thanh chỉ đới; Bạch cương tàm được khí thanh hoá là tốt nhất, khí vị của nó mỏng, nhẹ nổi đi lên trên, khư phong thanh nhiệt, tức phong giải kinh, hoá đàm tán kết, thông lạc chỉ thống. Hai vị thuốc phối ngũ dùng, đồng hành lên trên, khư phong chỉ thống, thắng thấp chỉ đới lực hữu ích càng rõ rệt hơn.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

>>> TRẦN BÌ- người bạn tin cậy của bệnh nhân tiêu hóa kém

Hình ảnh vị thuốc Bạch chỉ
Hình ảnh vị thuốc Bạch chỉ

Cặp Bạch chỉ & Cương tàm chủ trị:

  1. Đau đầu vùng trán và xương cung mày, đau răng, các chứng thuộc phong nhiệt. Kinh nghiệm: để trị chứng đau dây thần kinh sinh ba dùng kết hợp 2 vị với Sinh Bạch thược, Sinh Địa hoàng, Tế tân, Sinh Cam thảo.
  2. Chứng đới hạ kéo dài của phụ nữ.
  3. Hoàng hạt ban (ban màu vàng nâu), kinh nghiệm dùng 2 vị cùng Đông qua tử, Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Thục địa, Xích Bạch thược, thu được hiệu quả tốt.
  • Dịch và tổng hợp từ:
  1. Bản thảo bị yếu
  2. Lôi công bào chích luận
  3. Lữ Cảnh Sơn đôi dược

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

 

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *