XUYÊN KHUNG – KHÍ DƯỢC TRONG HUYẾT PHẬN

Xuyên khung là 1 vị thuốc rất quan trọng trong các bài thuốc chữa các chứng liên quan đến huyết phận. Hôm nay Phòng khám Tuệ Y Đường xin mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu kĩ hơn về vị thuốc tuyệt vời này nhé!

I. Giới thiệu chung về Xuyên khung

Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Cây xuyên khung là một loại thuốc mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới. Loại dược liệu này có nguồn gốc từ Đông Á, bây giờ chúng được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal.

Thân cây xuyên khung cao khoảng 40-70cm, mọc thẳng, rỗng, hình trụ, thân rễ được dùng làm thuốc. Đường viền của lá có hình tam giác thuôn dài, chiều dài lá 12-15cm, phiến rạch sâu, mọc so le. Hoa mọc thành cụm tán kép, mỗi tán 10-24 hoa. Hoa cây xuyên khung nhỏ màu trắng. Quả thuôn hình trứng.

Xuyên khung ưa đất tốt, có pha cát, nhiều mùn. Cắt mắt ở thân cây ra để trồng cây, mỗi bên mắt để chừng 1cm. Tốt nhất nên trồng cây vào cuối xuân, nếu trồng muộn quá cây chưa kịp tốt và khỏe trước mùa đông tới. Cây xuyên khung trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch được.

Xuyên khung
Xuyên khung là một vị thuốc ứng dụng rất nhiều trên lâm sàng

II. Thành phần hóa học

Hơn 170 hợp chất có đã được phân lập và xác định từ loài thực vật này. Các thành phần hiệu quả chính được chiết xuất từ cây này (chủ yếu từ thân rễ của nó) là phthalide, terpenes và enol, polysaccharid, alkaloid, axit hữu cơ và este, tinh dầu (EO), axit phenolic, phthalide lacton và các thành phần khác, có tác dụng giãn mạch, chống viêm, chống oxy hóa.

Trong số đó, alkaloid tetramethylpyrazine là thành phần hóa học đặc trưng của cây xuyên khung. Nó có tác dụng bảo vệ các tế bào nội mô chống lại tổn thương do tái tưới máu, cải thiện vi tuần hoàn, thúc đẩy lưu lượng máu và loại bỏ máu ứ cũng như ngăn ngừa sự tăng sinh của các tế bào cơ trơn mạch máu.

Cây xuyên khung và alkaloid tetramethylpyrazine đã được sử dụng trong điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cơn đau thắt ngực ở Trung Quốc từ những năm 1960. Alkaloid tetramethylpyrazine hoạt động theo 3 cách: Chất chống huyết khối, chất đối kháng co mạch và hợp chất chống viêm.

III. Đặc điểm của Xuyên Khung theo Y Học Cổ Truyền

Tính vị: Vị cay, tính ôn. Không độc

Quy kinh: Nhập túc thiếu dương, thủ túc quyết âm kinh

Công năng: Hành khí, hoạt huyết, tiêu phong, chỉ thống

Chủ trị:

  • Hành khí khai uất: Xuyên khung vị tân, tính ôn, chủ thăng, qua đó trợ thanh dương và khai được các chứng uất. Làm khoan hung, tán uất, thông tam khí trệ, Việt Cúc hoàn dùng nó với ý nghĩa như vậy.
Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Bài thuốc Việt Cúc Hoàn tại phòng khám Tuệ Y Đường
  • Hoạt huyết: Là khí dược trong huyết phận, phá tích huyết lâu ngày, khứ ứ sinh tân, phụ nhân kinh bế không có thai. Trong Tứ vật thang, dùng Xuyên khung có tác dụng hành sự nê trệ của huyết dược, qua đó giúp cho huyết dược có thể chạy đến những nơi cần đến
  • Chỉ thống: Chữa được chứng đau đầu do phong tà tại các kinh chủ trị của nó gây ra, nếu huyết hư đầu thống thì không thể thiếu nó được. Tán du phong do can kinh sinh ra, cũng với đó là không thể thiếu được trong các bài trị du phong vùng đầu mặt.

  >>>  Tắc kinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết!!!

Lý Đông Viên viết rằng: “Đau đầu tất phải dùng Xuyên Khung, cùng với đó gia dược dẫn vào kinh: Thái Dương gia Khương Hoạt, Dương Minh gia Bạch chỉ, Thiếu Dương gia Sài hồ, Thái Âm gia Thương Truật, Quyết Âm gia Ngô thù, Thiếu Âm gia Tế Tân.” Thật là sự từ bi của bậc Thánh Hiền.

  • Ngoài ra có thể trừ được các chứng ung thư sang dương: Ung theo lục phủ mà sinh, thư từ ngũ tạng mà thành, đều là do uất trệ trong âm dương mà sinh ra. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm, huyết hành mạch trung, khí hành mạch ngoại, cùng nhau mà chu lưu khắp cơ thể. Nay hàn thấp tương bác, khiến cho khí huyết ngưng trệ mà chảy chậm lại, gọi là Bất cập.

Nếu hỏa nhiệt chưng viêm, khí huyết theo đó mà chạy dồn dập, đi nhanh thì gọi là Thái quá. Thái quá hay bất cập thì đều ảnh hưởng đến sự bình hòa của âm dương, từ đó ắt sinh tật bệnh. Khí uất tà nhập vào huyết, thì khi đó âm trệ bởi dương. Huyết uất tà nhập vào khí, dẫn đến dương trệ bởi âm, khởi nguồn sinh ra ác độc, là nguyên do khởi đầu của bách bệnh sinh ra. Xuyên khung, Đương quy có khả năng hòa huyết hành khí mà thông được âm dương, quả là 1 cặp liên dược hoàn hảo.

Liều dùng: 6-12g/24h

Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Xuyên khung là vị thuốc thuộc khí dược nằm trong huyết phận

Kiêng kị:

  • Do vị tân tính tán, khí hương có khả năng tiết chân khí của cơ thể, nên không nên dùng lâu và dùng độc vị, khi dùng phải nên kết hợp với các thuốc khác để giảm bớt tính mãnh liệt của nó
  • Những trường hợp hư hỏa thượng viêm, ẩu thổ, khái nghịch thì kị dụng

Bào chế:

Rửa nước, ủ ẩm thái phiến mỏng. Sao qua khử dầu hoặc chưng lên để dùng. Nếu dùng sống thì để chữa phong tý ngoài da.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

IV. Các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Xuyên Khung

1 . Hoạt huyết, điều kinh: xuyên khung 8g, Đương quy 12g. Sắc với rượu loãng (nửa nước nửa rượu) để uống. Dùng cho người kinh nguyệt không đều, muộn con.

2 . Trừ phong, giảm đau:

Bài 1: xuyên khung 6g, tế tân 3g, khương hoạt 8g, bạch chỉ 12g, Phòng phong 12g, kinh giới 12g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Tất cả nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 4g, sắc nước uống hoặc pha với nước chè để uống. Trị đau đầu do phong hàn hay đau đầu, váng đầu sau phẫu thuật.

Bài 2: xuyên khung 6g, bạch cương tằm 6g, cúc hoa 12g, thạch cao sống 12g. Các vị nghiền thành bột hoặc sắc uống. Trị đau đầu do phong nhiệt.

Tham khảo: BẠCH TRUẬT – Thần dược trị bệnh đường tiêu hóa

3 . Hành khí, giải uất:

Bài 1: xuyên khung 8g, thần khúc 12g, chi tử sao 12g, hương phụ 12g, thương truật 12g. Sắc uống hoặc làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 12g uống với nước nóng. Hành khí giải uất, hoạt huyết. Chữa ngực bụng đầy trướng, đầy hơi, ợ chua, nôn mửa, tiêu hóa kém.

Bài 2: xuyên khung 6g, hồng hoa 6g, quy vĩ 12g, trần bì 12g, thanh bì 8g, hương phụ 8g, đào nhân 8g. Sắc với rượu loãng để uống. Dùng khi vùng ngực bụng trướng đau.

Hình ảnh Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân
Hình ảnh Bs CKII Trần Thị Thu Huyền và Bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân

4 . Món ăn thuốc có xuyên khung:

  • Xuyên khung tán: xuyên khung tán mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g, với nước sôi và chút rượu. Dùng cho người bị đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu (hội chứng Migraine).
  • Cháo xuyên khung hoàng kỳ: gạo nếp 50-100g vo sạch, hoàng kỳ 16g, xuyên khung 6g. Tất cả nấu cháo, khi cháo chín nhừ, nhặt bỏ bã thuốc rồi ăn. Dùng tốt cho chị em có thai bị động thai, dọa sẩy.
  • Thịt lợn hầm xuyên khung bán hạ: thịt lợn nạc 60g, xuyên khung 12g, bán hạn chế 12g, bạch biển đậu sao 20g. Dược liệu sắc bỏ bã, lấy nước thuốc nấu với thịt nạc, thêm gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần. Dùng tốt cho người bệnh đau đầu do tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, các bệnh lý về mạch máu thần kinh.

 

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️

?‍ Bác sĩ Đoàn Dung⚕️

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *