BẠCH TRUẬT – Thần dược trị bệnh đường tiêu hóa

Nhắc đến Bạch truật, người ta nghĩ ngay đến 1 vị thuốc chủ chốt để chữa những bệnh về đường tiêu hóa, không thể thuốc trong các ngăn tủ của mọi phòng khám y học cổ truyền. Nhưng liệu Bạch truật có thật sự chỉ có những công dụng như vậy hay không? Hôm nay Phòng khám Tuệ Y Đường chúng tôi mời quý bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về vị thuốc quan trọng này nhé!

Đặc điểm sinh thái của Bạch truật

Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Bạch truật có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc nhóm cây thân thảo sống lâu năm ở khu vực các nước Đông Á. Trong Y Học Cổ Truyền sử dụng phần rễ khô để bào chế ra những bài thuốc có tác dụng đến sức khỏe con người.

Thân bạch truật thẳng, mọc đơn lẻ, ở phía trên có phân ra nhiều nhánh và phía dưới là loại thân gỗ cao từ 0.3-0.7m. Rễ phát triển rất lớn. Lá cây có hai loại khác nhau: Phần trên có cuống ngắn còn phần dưới có cuống dài và ôm sát vào thân.

Bạch truật thường được thu hoạch ở vùng núi từ tháng 10 đến tháng 12 và vùng đồng bằng vào tháng 6 đến tháng 7. Không được thu hoạch quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc.

Bạch truật
Đặc điểm chung của Bạch Truật

Thành phần hóa học của Bạch truật

Các nghiên cứu về phytochemical của AM đã cho thấy sự hiện diện của các phytochemical bao gồm sesquiterpenoids, triterpenoids, polyacetylenes, coumarin, phenylpropanoids, flavonoid, steroid, benzoquinones.

Các sesquiterpenoids, polyacetylens và polysacarit là thành phần có hoạt tính sinh học chính và phong phú nhất trong bạch truật.

Đặc điểm chung của Bạch truật theo Y học cổ truyền

Tính vị: Vị cam, khổ. Tính ôn. Không độc

Quy kinh: Tỳ, vị

Công năng: Kiện tỳ táo thấp, chỉ hãn, an thai, lợi niệu

Đặc tính:

  • Bẩm được khí đầu mùa hạ để sinh trưởng, cho nên có vị khổ, khí ôn, chính là do hỏa hóa đó( Hành hỏa thuộc tâm, chủ vị đắng, tính ôn). Thêm vào đó là được đức tính ôn hòa của thổ “ Thổ vi vạn vật chi mẫu”, vị ngọt, không độc.

          Khí thì cực thơm, vị thì ngọt hậu, tính thì thuần dương, so với thương truật thì tính bổ thì nhiều mà tính táo thì giảm xuống.

  • Xuất xứ: Xuất tại vùng Chiết Giang thì được gọi là Vân Truật, do được trồng nhiều và chăm bón tốt nên củ to béo và nhiều dầu. Còn 1 loại nữa là Cẩu đầu truật, củ gầy nhỏ, màu trắng, khô hơn, hấp thu được nhiều khí đất nên lực mạnh hơn Vân Truật

Chủ trị:

  • Kiện tỳ táo thấp: Trị chứng trung tiêu hư tổn gây ăn uống kém, bụng đầy khó tiêu, không ngon miệng, thủy cốc đình lại trong vị quản
  • Chỉ hãn: Mồ hôi sinh ra do thấp nhiệt uất lại trong cơ thể. Bạch truật kiện tỳ táo thấp, thấp theo mồ hôi mà xuất ra ngoài, nay khử được thấp rồi thì mồ hôi cũng theo đó mà dừng lại.

          Nếu không có mồ hôi do trung khí hư suy thì có thể dùng bạch truật kiện tỳ bổ khí để mồ hôi phát ra ngoài( phương thuốc chỉ hãn dùng cùng Hoàng kì, Bạch thược; phương thuốc phát hãn nên dùng cùng các vị có tính phát tán)

  • An thai: Cuống thai do tỳ khí làm chủ. Tỳ khí hư suy, thai khí mất nơi để dựa vào, dẫn đến dễ trụy thai, cho nên dùng bạch truật để kiện tỳ ích khí, làm cho cuống của bào thai có điểm tựa vững vàng.

        Cùng với đó thì “thai tiền đa nhiệt”, “nhiệt năng hóa vật” ( nhiệt có khả năng thiêu đốt các vật khác) vậy nên nhiệt tà rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

        Hay dùng cặp liên dược Hoàng cầm, bạch truật- Hoàng cầm thanh được nhiệt tại tỳ vị, Bạch truật kiện tỳ, công kiêm trừ vị nhiệt. Hợp dụng ắt nhiệt trừ mà thai được yên ổn.

  • Chỉ tiết tả: Tỳ khí hư suy, thổ không khắc được thủy, thủy tràn lên phản khắc lại thổ. Bạch truật kiện tỳ táo thấp, thổ vượng thì thủy tả sẽ lui, cho nên trừ được tiết tả.
  • Lợi tiểu tiện do táo thấp, thấp tiêu thì tân dịch sinh ra.
Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
BẠCH TRUẬT – Thần dược trị bệnh đường tiêu hóa

Bạch truật là 1 trong 4 vị thuốc quan trọng của bài thuốc Tứ quân tử thang. Tính bẩm bình hòa, đi cùng các vị bổ khí để cùng bổ khí, vào huyết phận thì bổ huyết, ôn ấm trung châu thì đi cùng Can khương, hồi dương cứu tuyệt thì làm tá cho Sâm phụ.

 >>> TRẦN BÌ- người bạn tin cậy của bệnh nhân tiêu hóa kém

Liều dùng: 6-15g/24h

Kiêng kị: Người âm hư, huyết hư, háo suyễn, tân dịch hư tổn kị dùng

Bào chế:

  • Dùng sống thì sẽ có tác dụng trị thấp nhiệt
  • Nên ngâm nước gạo 1 đêm, sau đó thái lát phơi khô sao vàng sẫm dùng để giảm bớt tính táo, tăng tính kiện tỳ.
  • Sao với cám thì bổ tỳ mạnh hơn, sao với hoàng thổ thì kiện tỳ chỉ tả, nếu dùng để tư âm tránh hao tân dịch thì tẩm sữa sao thơm

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Một số bài thuốc có sử dụng vị Bạch truật

1: Kiện tỳ, cầm tiêu chảy

Bài 1: Lý trung thang: Đảng sâm 12g, sinh khương 8g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, kém ăn.

Bài 2: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, ý dĩ 12g, liên nhục 12g, nhục đậu khấu 12g, kha tử 12g, trần bì 12g, sơn tra 8g, thần khúc 8g, mộc hương 4g, sa nhân 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột. Trị các chứng tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, người mệt, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi.

Bài 3:  Chỉ truật thang: Bạch truật (sao) 12g, chỉ thực 6g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 – 3 lần, dùng với nước cơm. Trị tỳ, vị đều hư nhược, tiêu hoá không tốt, không muốn ăn uống.

2. Cố biểu chỉ hãn

Bài 1: Thuốc sắc bạch truậtbạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, phù tiểu mạch 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị chứng tim hồi hộp, lo âu, tự ra mồ hôi.

Bài 2: Thuốc bột bạch truật: bạch truật 12g, phòng phong 12g, mẫu lệ 24g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán thành bột, mỗi lần uống 12g, chiêu với nước đun sôi nguội. Trị chứng tỳ hư, tự ra mồ hôi, người mỏi mệt, hơi thở ngắn.

Phòng khám Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
BS CKII Trần Thị Thu Huyền thăm khám trực tiếp bệnh nhân tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường

3. Lợi niệu tiêu thũng: 

(Dùng trong trường hợp tỳ hư, thuỷ thấp không chuyển hoá được gây phù nề.)

Bài 1: Thang linh quế truật cam: phục linh 12g, quế chi 8g, bạch truật 8g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị các chứng tỳ hư, ho hen có đờm, tim đập nhanh, mắt mờ.

Bài 2: Bột toàn sinh bạch truật: bạch truật 12g, đại phúc bì 12g, gừng tươi 12g, ngũ gia bì 12g, địa cốt bì 12g, phục linh bì 20g. Sắc uống. Trị phù nề toàn thân, phụ nữ có thai bị phù.

>>> 4 CĂN BỆNH PHỤ KHOA ĐE DỌA ĐẾN KHẢ NĂNG LÀM MẸ

4. An thai

Bài 1: Đương quy tán: bạch truật 32g, đương quy 64g, hoàng cầm 64g, bạch thược 64g, xuyên khung 64g. Các vị sấy khô, tán bột. Ngày uống 8 – 12g, uống với rượu loãng. Dùng cho phụ nữ có thai mà huyết kém, thai nhiệt không yên.

Bài 2: Thái sơn bàn thạch thang: nhân sâm 5g, đương quy 8g, hoàng cầm 5g, xuyên khung 4g, thục địa 10g, chích thảo 4g, hoàng kỳ 15g, tục đoạn 5g, bạch truật 10g, thược dược 6g, sa nhân 4g, nhu mễ 5g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: ích khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️ 

? Bác sĩ Đoàn Dung⚕️ 

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *