6 loại rau giải độc, thanh nhiệt mùa hè

6 loại rau giải độc, thanh nhiệt mùa hè sẽ là chủ đề của bài viết ngày hôm nay. Vào những ngày hè nắng nóng như thế này, ngoài việc chọn lựa những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thì còn cần phải giúp cơ thể giải nhiệt, giải khát nữa. Dưới đây là những loại rau củ quả mát gan, giải độc, thanh nhiệt cực tốt ngày nắng nóng. Hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y ĐườngThs.Bs.Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Loại rau giải độc, thanh nhiệt mùa hè
Loại rau giải độc, thanh nhiệt mùa hè

1. Rau muống

Theo ThsBsCKII Trần Thị Thu Huyền -Trưởng khoa chữa bệnh tại Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường, cho biết rau muống mọc dưới nước hoặc trên cạn, bén rễ ở các đốt, vị ngọt nhạt, tính mát, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, lợi tiểu, giã rượu. Loại rau này cũng giàu canxi và các chất dinh dưỡng như protid, glucid, sắt… có lợi cho sức khỏe, khi luộc ăn hàng ngày còn chữa tăng huyết áp.

  • Một số bài thuốc từ rau muống như sau: Rau muống 500 g, cam thảo 30 g, đậu xanh 120 g sắc lấy nước đặc uống, hỗ trợ trị ngộ độc thức ăn. Cũng lượng rau đó, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa mật ong vào uống từ từ, chữa xuất huyết, đái ra máu.
  • Đọt non 7 ngọn cùng đường, giã nhuyễn, đắp ngoài da, chữa mề đay, lở ngứa; hoặc sắc uống cùng vỏ lựu nước, mỗi loại một nắm, trị kiết lỵ. Một bó rau muống tươi bỏ vào bụng một con gà vàng tuyền làm sạch, sau đó đổ nước ngập thân gà, thêm vào một chén rượu, nấu nhừ, ăn gà và nước, liệu trình ba con, chữa chứng phù thũng nặng (nằm ngồi không yên, mặt và người sưng vù).

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được tư vấn giải đáp.

>>>> Có thể đọc thêm bài viết “Kết quả Điều trị Viêm da dị ứng tại Tuệ Y Đường”

2. Rau má

Rau má tươi lượng tùy dùng khi luộc ăn và uống nước còn làm thuốc lợi sữa; khi giã lấy dịch tươi uống hoặc sắc uống trị ho, đái buốt, đái dắt.
Rau má tươi thanh nhiệt giải độc, lượng dùng tùy khi luộc ăn và uống nước còn làm thuốc lợi sữa; khi giã lấy dịch tươi uống hoặc sắc uống trị ho, đái buốt, đái dắt.
  • Rau má mọc hoang dại, dân ta thường dùng để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn. Ở một số vùng, rau má được xay ra, hòa với đường làm nước giải khát. Loại rau này chứa 88,2% nước, ngoài ra là các protein và khoáng chất. Trong Đông y, rau vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu; chủ trị các bệnh tiết niệu và sỏi, mụn nhọt, lở ngứa, sổ mũi, viêm hầu họng.
  • Bạn có thể lấy nước cốt rau má hòa với nước dừa xiêm uống để giải khát, bổ dưỡng; hoặc rau má giã lấy nước uống và xoa đắp ngoài giúp thanh nhiệt, trị nóng sốt, lở ngứa, mụn nhọt. Một nắm rau má cùng sắn dây 30 g cùng một nắm rau sam đem giã, cho thêm nước chín, chắt lấy nước uống hoặc sắc uống, chữa cảm sốt, khát nước, nhức đầu, da nóng, nổi mẩn ngứa, đau bụng vặt, đại tiện không thông. Rau má 30 g, cỏ nhọ nồi 15 g, trắc bá diệp 15 g sao cháy, sắc uống chữa chảy máu chân răng, chảy máu cam. Rau má tươi lượng tùy dùng khi luộc ăn và uống nước còn làm thuốc lợi sữa; khi giã lấy dịch tươi uống hoặc sắc uống trị ho, đái buốt, đái dắt.

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được tư vấn giải đáp.

>>> Có thể đọc thêm bài viết “Kết quả điều trị Mề đay tại Đông y Tuệ Y Đường”

3. Mướp

Lá mướp giã vắt lấy nước cốt, tẩm, bôi chữa đầu chốc lở sau sinh.
Lá mướp giã vắt lấy nước cốt, tẩm, bôi chữa đầu chốc lở sau sinh. Đây là loại thự phẩm có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.
  • Mướp vị ngọt, tính bình, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, thông kinh mạch, tăng tiết sữa, bổ khí, an thai. Nhiều bộ phận của cây mướp được dùng làm thuốc, như: Xơ mướp vị ngọt, tính bình, tác dụng kháng viêm, thông mạch, lợi tiểu, cầm máu; trị đau khớp, đau cơ, ngực, viêm vú, tắc tia sữa. Có thể dùng 10-20 g mỗi ngày.
  • Lá mướp vị đắng chua, tính hơi lạnh, tác dụng kháng viêm, long đờm; trị ho gà, đau đầu, khát nước mùa hè; liều dùng 10-15 g mỗi ngày. Hạt mướp vị ngọt, tính bình, tác dụng thông mạch, hóa đờm; chữa ho, đờm nhiều rãi, giun đũa, táo bón; liều dùng 5-20 g mỗi ngày. Rễ mướp tác dụng kháng viêm; chủ trị viêm mũi, viêm xoang, dùng 40-120 g mỗi ngày. Tua cuốn của mướp tác dụng kháng viêm; trị viêm mũi, viêm xoang; liều dùng 40-60 g mỗi ngày.
  • Một số món ăn, bài thuốc thanh nhiệt từ quả mướp như sau: Quả mướp tươi nấu canh cùng móng giò lợn, chữa ít sữa ở phụ nữ sau sinh. Đốt tồn tính quả mướp khô (không đốt cháy thành tro hoàn toàn, chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70%), tán bột, uống 8 g mỗi lần với rượu, chữa tắc tia sữa. Lá mướp giã vắt lấy nước cốt, tẩm, bôi chữa đầu chốc lở sau sinh.

4. Rau mồng tơi

Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua
Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua
  • Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) là một loại dây leo thuộc họ Mồng tơi (Basellacease). Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua.  Ths Bs CKII Trần Thị Thu Huyền, cho biết theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng thanh nhiệt, nhuận tràng thông tiện. Người Việt Nam thường dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.
  • Ở Inđônexia, người dân dùng rau cho trẻ bị táo bón, phụ nữ đẻ khó vì tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhiều người còn dùng nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho quá nhiều. Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột. Trái mồng tơi có màu tím đen nên nước từ quả có thể dùng để nhuộm đỏ hoặc làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi. Rau mồng tơi chế biến thành món ăn thích hợp cho người có mỡ cao trong máu, người muốn giảm cân, như: Canh ngao mồng tơi, canh cua mồng tơi, mồng tơi xào tỏi, mồng tơi luộc.

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được tư vấn giải đáp.

>>>> Có thể đọc thêm bài viết “Kết quả điều trị của bệnh nhân nấm bẹn sau 3 tuần dùng thuốc”

5. Rau diếp cá

rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát có tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm.
Rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát có tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm.
  • Cây diếp cá hay còn gọi là ngư tinh thảo, thuộc họ lá giấp. Cây diếp cá mọc chỗ ẩm ước, thân rễ mọc ngầm dưới đất, rễ mọc ở các đốt, thân đứng cao 40 cm có lông hoặc ít lông. Lá mọc cánh, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Toàn cây khi vò hay giã có mùi tanh như cá.
  • Ths Bs CKII Trần Thị Thu Huyền, rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát có tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm. Ngoài ra, rau diếp cá chữa sốt nóng trẻ em, trị mụn nhọt sưng đỏ, vú sưng đau do tắc sữa, chữa táo bón…
  • Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dùng diếp cá rửa sạch, cắt bớt cọng cứng rồi để cho ráo nước. Khi xay cho nước lọc vào trước rồi cho từ từ diếp cá vào. Sau khi xay mịn thì lọc qua rây lấy nước để uống, bỏ phần bã. Khi uống nước diếp cá này có thể cho thêm đường và đá vào khuấy tan trước khi uống. Nếu sợ mùi tanh thì có thể cho thêm đậu xanh đã xát vỏ hấp chín vào xay. Còn những người “nghiện” rau diếp cá thì có thể ăn như một món rau trong bữa ăn hằng ngày. Dùng nắm diếp cá tươi rửa sạch xay nhỏ, đun sôi với nước vo gạo. Chắt uống nước cốt, làm sau mỗi bữa ăn, đến lần 2-3 là thấy khỏi ho. Ngoài ra ăn sống rau diếp cá mỗi ngày, kết hợp nấu nước để ngâm, xông, rửa lúc đang ấm. Phần bã mang rịt vào hậu môn. Dùng lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt hoặc giã nát vắt lấy nước uống chữa nổi mụn, ngứa ngáy, sốt nóng trẻ em. Rấp cá thanh nhiệt giải độc rất tốt.

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được tư vấn giải đáp.

6. Rau bồ công anh

Theo Đông y, bồ công anh vị đắng ngọt, tính hàn; vào các kinh can và vị.
Theo Đông y, bồ công anh vị đắng ngọt, tính hàn; vào các kinh can và vị, có tấc dụng thanh nhiệt giải độc.

Theo Đông y, bồ công anh vị đắng ngọt, tính hàn; vào các kinh can và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc (trị sưng vú rất tốt), lợi thấp thông lâm. Chữa các chứng ung thũng sang dương, nhũ ung, trường ung, hầu tý, thũng thống, thấp nhiệt hoàng đản, nhiệt lâm. Liều dùng: 8 – 20 g; dùng tươi 63 – 125 g.

– Một số bài thuốc có bồ công anh

  • Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Dùng 60 g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Có thể nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 – 20g. Nấu với 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn. Nên uống liên tục trong vòng 3 – 5 ngày, có thể kéo dài hơn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về những loại rau thanh nhiệt giải độc mùa hè. Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được tư vấn giải đáp.

Hoặc liên hệ qua:

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *