Rau mồng tơi – vị thuốc của mọi nhà

Rau mồng tơi là một loại rau phổ biến mà hầu hết mọi người đã từng ăn. Tuy nhiên lại không có nhiều người biết đến mồng tơi cũng là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc. Hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y ĐườngThs.Bs.CKII Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về loại rau này nhé.

Rau mồng tơi - Vị thuốc của mọi nhà.
Rau mồng tơi – Vị thuốc của mọi nhà.

1. Mồng tơi là rau gì?

  • Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) là một loại dây leo thuộc họ Mồng tơi (Basellacease), có tên khoa học là Basella rubra L. (thân tía, gân lá tía – mồng tơi tía, mồng tơi tím, mồng tơi đỏ) hoặc Basella alba L. (thân xanh – mồng tơi xanh). Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, dài 1,5 – 2 m, sống từ 1 – 2 năm. Hiện có cây giống thân lùn, lá to hơn, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Thân mồng tơi mọc cuốn, có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt. Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3 – 12 cm, rộng 2 – 6 cm. Cụm hoa hình bông mọc ỏ kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn. Quả mọng, nhỏ hình cầu hay hình trứng, dài chừng 5 – 5 mm, màu tím đen khi chín.

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ hotline 0789.502.555 để được tư vấn hỗ trợ.

>> Có thể đọc thêm bài viết “Kết quả điều trị: Bệnh nhân Viêm da cơ địa kết hợp Hen phế quản, Gan nhiễm mỡ, Mỡ máu…”

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mồng tơi có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho keo hang rào để lấy rau ăn, người ta hái đọt non và lá vào mùa hè và mùa thu vì thời tiết giúp cây có đặc tính kháng sâu bệnh tốt. Đến mùa cuối thu hoặc đông thì ra hoa thành cụm ở kẽ lá, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Quả mọng nhỏ hình trứng, màu tím đen thẫm khi chín, trong chứa hạt.

3. Thành phần hóa học rau mồng tơi

  • Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan… Vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống oxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.
  • Trong 100 g lá mồng tơi chứa 102 mg vitamin C, giúp cơ thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Chất này cần thiết cho sự tổng hợp collagen trong cơ thể, duy trì sự toàn vẹn của các tế bào máu, da, nội tạng và xương. Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, tăng cường hấp thu sắt, khống chế bệnh tim, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol, chống đục thủy tinh thể. Vitamin C tan trong nước, cơ thể không có khả năng tạo ra hay tích trữ nên cần cung cấp hàng ngày.
  • Mồng tơi cũng chứa magie, canxi, sắt, kẽm, vitamin A… tốt cho sức khỏe tổng thể. Chất nhầy pectin giúp phòng chữa nhiều bệnh, chống béo phì, tác dụng hấp thu cholesterol. Cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột, chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao, hỗ trợ giảm cân.

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ hotline 0789.502.555 để được tư vấn hỗ trợ.

Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua
Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua

4. Công dụng của rau mồng tơi

  • Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Ths Bs CKII Trần Thị Thu Huyền cho biết theo Đông y ,mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng thanh nhiệt, nhuận tràng thông tiện. Người Việt Nam thường dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc. Ở Indonesia, người dân dùng rau cho trẻ bị táo bón, phụ nữ đẻ khó. Nhiều người còn dùng nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho quá nhiều. Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột. Trái mồng tơi có màu tím đen nên nước từ quả có thể dùng để nhuộm đỏ hoặc làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi.

>>> Có thể đọc thêm “Kết quả điều trị Chàm sữa tại Tuệ Y Đường”

5. Ai nên ăn rau mồng tơi ?

  • Người bị táo bón: Theo Đông y, rau mồng tơi có tính lạnh, hoạt, không độc; tác dụng nhuận tràng, lợi đại tiểu trường. Chỉ định điều trị thường dùng cho người bị táo bón, đại tiện khó khăn, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ có thai bị táo bón…
  • Tốt cho mẹ bầu: Rau mồng tơi có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi có lợi cho phụ nữ mang thai. Nhờ đó, dinh dưỡng của rau mồng tơi tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư. Các bà mẹ sau sinh ít sữa có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường lượng sữa về do trong rau mồng tơi có các vitamin A, B3, chất saponin, sắt nên tốt cho thai phụ… Lưu ý do tính hàn hoạt, rau mồng tơi hạn chế dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Người thừa cân, mỡ máu: Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có khả năng hấp thụ cholesterol xấu, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp bạn giảm cân. Nhờ đó, rau mồng tơi không chỉ có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt mà còn giảm béo, chống béo phì, do đó loại rau này đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân. Rau mồng tơi chế biến thành món ăn thích hợp cho người có mỡ cao trong máu, người muốn giảm cân, như: canh ngao mồng tơi, canh cua mồng tơi, mồng tơi xào tỏi, mồng tơi luộc.
  • Giúp lành vết thương: Nước cốt của mồng tơi có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Theo bác sĩ Huyền, loại rau này hoàn toàn không cải thiện sinh lý đàn ông. Ngược lại, trường hợp yếu sinh lý do thận dương hư mà dùng mồng tơi lại càng gây suy giảm sinh lý.
  • Nhiều gia đình có thói quen ăn canh rau mồng tơi không hết thường để qua đêm để ăn cho bữa sau. Đây là thói quen không tốt, nguyên nhân là hàm lượng nitrat trong rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite, một chất gây ung thư. Do đó, tốt nhất nếu ăn xong còn thừa rau canh, bạn nên đổ đi.

Mọi thắc mắc về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ hotline 0789.502.555 để được tư vấn hỗ trợ.

Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa.
Trong rau mồng tơi có vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và vài chất chống oxy hóa.

6. Ai không nên ăn rau mồng tơi ?

  • Dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần nửa chén rau mồng tơi sau khi nấu chín đã cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng. Dưới dây là những lưu ý khi ăn rau mồng tơi.
  • Người bị sỏi thận: Trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric. Tù đó, cơ thể sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận. Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
  • Người bị tiêu chảy: Những người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn mồng tơi. Vì người ta thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, tác hại của rau mồng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng. Nếu bạn lo sợ rau mồng tơi ngoài chợ không an toàn có thể tự trồng rau mồng tơi trên sân thượng, trong vườn nhà để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nhưng người sinh lý yếu: Không nên ăn mùng tơi.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về loại rau mồng tơi đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh Da liễu – Phụ khoa – Cơ xương khớp xin vui lòng liên hệ số hotline 0789.502.555 để được tư vấn hỗ trợ. Hoặc liên hệ qua:

 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *