VITAMIN B VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Vitamin B gồm nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin B1, B3, B6,… đều là các loại vitamin cần thiết cho mọi họt động của cơ thể. Có thể cung cấp vitamin B cho cơ thể qua thức ăn đồ uống hằng ngày hoặc qua sản phẩm tổng hợp

Vậy cần phải lưu ý gì khi sử dụng cũng như bổ sung vitamin B cho cơ thể, hãy cùng Đông y Tuệ Y Đường tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh

Vitamin B nằm trong nhóm vitamin cần thiết nhất đối cho sự phát triển của cơ thể
Vitamin B nằm trong nhóm vitamin cần thiết nhất đối cho sự phát triển của cơ thể

1. Tổng quan về vitamin B

Vitamin B nằm trong nhóm vitamin cần thiết nhất đối cho sự phát triển của cơ thể. Vitamin nhóm B dễ dàng bị hòa tan trong nước, tập trung trong rau củ quả tươi và nhiều loại thực phẩm khác

– Theo nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết vitamin B luôn tham gia vào hoạt động trao đổi chất, kích thích quá trình phát triển của tế bào thần kinh

– Vitamin B là nguyên liệu quan trọng thúc đẩy chuyển hóa thức ăn. Từ đó, hỗ trợ cơ thể hấp thụ năng lượng, duy trì tốt hoạt động thể chất hàng ngày

2. Tác dụng của vitamin B với cơ thể

Vitamin nhóm B gồm tập hợp 8 loại vitamin riêng biệt. Từ vitamin B1 đến vitamin B12, mỗi loại vitamin lại đảm nhiệm vai trò riêng, hỗ trợ duy trì hoạt động của cơ thể

Dưới đây xin chia sẻ về một số loại vitamin phổ biến mà nhiều người biết đến

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp!

2.1 Vitamin B1

– Vitamin B1 (Thiamine) là loại vitamin được phát hiện đầu tiên trong nhóm B. Vitamin B1 có đặc điểm là tan trong nước, có sẵn trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như: đậu, gạo, thịt lợn, ngũ cốc dinh dưỡng,…  Ngoài ra, vitamin B1 cũng có trong các loại vitamin tổng hợp hoặc thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

– Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động sống của cơ thể bởi nó tham gia vào rất nhiều quá trình như:

+ Tham gia vào hệ enzyme decacboxyl oxy hóa

+ Tham gia chuyển hóa đường

+ Tham gia phân giải Pyruvic tạo oxyethyl pyro phosphat

+ Tham gia chuyển hóa carbohydrate thành sản phẩm cơ thể sử dụng

– Công dụng của Vitamin B1

+ Giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất

+ Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

+ Giúp tim mạch khỏe mạnh

+ Cải thiện trí nhớ

+ Cải thiện thị lực

+ Giúp tóc khỏe mạnh hơn

+ Giúp trị mụn, làm trắng da

2.2 Vitamin B2

Vitamin B2 còn gọi là Riboflavin
Vitamin B2 còn gọi là Riboflavin

– Vitamin B2 còn gọi là Riboflavin là loại vitamin quan trọng trong nhiều hoạt động sống của cơ thể. Giống như tất cả vitamin nhóm B khác, vitamin này tan trong nước và hoạt động như một chất chống oxy hóa hiệu quả, ngăn ngừa gốc tự do gây hại

– Tác dụng

+ Giúp cơ thể hấp thu và sử dụng vitamin, khoáng chất khác

+ Chống oxy hóa

+ Hỗ trợ điều trị bệnh đau nửa đầu

+ Ngăn ngừa các vấn đề về mắt

+ Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu

+ Duy trì và cung cấp năng lượng cho cơ thể

+ Chăm sóc tóc và làn da

2.3 Vitamin B3

– Vitamin này có tên hóa học là Niacin, một hợp chất có khả năng tan trong nước, rất quan trọng với hoạt động sống nhưng cơ thể không tổng hợp được đủ nhu cầu, cũng không dự trữ được

– Vì thế hàng ngày, cơ thể cần dùng vitamin B3 bổ sung từ thực phẩm để sử dụng, nếu dư thừa sẽ bài tiết thải ra ngoài qua đường nước tiểu

– Tác dụng: 

+ Giúp cân bằng chất béo

+ Ngăn ngừa bệnh lý tim mạch

+ Hỗ trợ điều trị tiểu đường

+ Giúp cải thiện sức khỏe da

+ Giúp tăng cường chức năng não

+ Giảm tiến triển bệnh viêm khớp

+ Điều trị bệnh Pellagra

2.4 Vitamin B5

– Pantothenic acid, với nhiều chức năng, tác dụng khác nhau.

– Cơ thể con người khi thiếu B5 sẽ xuất hiện các biểu hiện khác nhau, như mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu, mất ngủ

– Ngoài ra, B5 là một dưỡng chất hỗ trợ cơ thể chống lại được những yếu tố gây nhiễm trùng

– Chúng còn tham gia hỗ trợ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh ở bên trong não bộ, cải thiện sức khỏe tim mạch, làm giảm căng thẳng và tăng cường mức độ hemoglobin,…

– Bên cạnh đó, B5 còn có tác dụng giúp khỏe da, giúp cho tóc mượt, óng ả và đặc biệt là mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời trong thẩm mỹ như phân giải được lượng dầu thừa trên da, đặc biệt là da mụn

2.5 Vitamin B6

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều chức năng của hệ thần kinh, gan và cà bộ phận có lớp sừng
Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều chức năng của hệ thần kinh, gan và cà bộ phận có lớp sừng

– Pyridoxine là một vitamin thuộc nhóm vitamin B phức tạp

– Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều chức năng của hệ thần kinh, gan và cà bộ phận có lớp sừng

– Bổ sung đầy đủ vitamin B6 giúp cơ thể duy trì tốt các chức năng thể chất tâm lý, duy trì hoạt động ổn định của gan, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giúp da, tóc, móng chắc khỏe hơn

– Tác dụng: 

+ Hỗ trợ chuyển hóa chất

+ Hỗ trợ các chức năng não

+ Bảo vệ mắt

+ Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

+ Giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Hội chứng cơ hình lê – Cách nhận biết và điều trị

2.6 Vitamin B7

– B7 hay còn được gọi là biotin hay vitamin H, loại vitamin này đóng nhiều vai trò quan trọng, cụ thể như:

+ Tham gia vào việc sản xuất hormone, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa các protein và cả carbohydrate. Nhờ đó mà B7 trở thành chất cần thiết cho việc hình thành axit béo, glucose

+ Được sử dụng nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, sự sống hàng ngày của con người

+ Ngoài ra, B7 còn là một hoạt chất giúp tóc và các móng tay được chắc chắn và bóng mượt hơn

– Chúng ta có thể bổ sung vitamin B7 thông qua các món ăn được làm từ gan, cá hồi, cà rốt, ngũ cốc, trứng,…

2.7 Vitamin B9

– B9 hay còn được gọi là acid folic, đây là chất có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất những tế bào máu đỏ. Nhờ đó mà các tế bào duy trì được DNA

– B9 là loại vitamin cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy sự phát triển tế bào ở phụ nữ đang có bầu và trẻ sơ sinh

– Nếu thiếu vitamin B9 sẽ gây nên tình trạng thiếu máu hồng cầu to

2.8 Vitamin B12

– Cobalamin là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN

– Tác dụng

+ Giúp tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu

+ Tốt cho thai nhi, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh

+ Giúp não bộ hoạt động bình thường

+ Giúp xương chắc khỏe, ngừa loãng xương

+ Tốt cho mắt, giảm thoái hóa điểm vàng

+ Phòng ngừa và điều trị trầm cảm

3. Những đối tượng cần bổ sung vitamin nhóm B

Những đối tượng nào cần bổ sung Vitamin B?
Những đối tượng nào cần bổ sung Vitamin B?

3.1 Phụ nữ mang thai

– Vitamin B đặc biệt quan trọng khi mang thai. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất 400 mcg axit folic mỗi ngày. Nên bổ sung trước khi mang thai

– Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ folate – dạng tự nhiên của axit folic – từ các nguồn thực phẩm

+ Axit folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống

+ Phụ nữ mang thai cũng cần nhiều vitamin B12

+ Các nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến: mất thai sớm, nhẹ cân, huyết áp cao ở phụ nữ và những bất thường của thai nhi

3.2 Người ăn chay

– Những người theo chế độ ăn thuần chay không ăn bất kỳ sản phẩm động vật nào. Bao gồm: thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa

– Chế độ ăn chay có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt B12. Vitamin này có trong nhiều loại thực phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa

– Những người ăn chay nhưng vẫn ăn trứng và các sản phẩm từ sữa có thể nhận được B12 mà họ cần từ những thực phẩm này

– Nhưng những người không ăn tất cả các sản phẩm động vật có thể cần bổ sung

3.3 Những người đã phẫu thuật cắt dạ dày

– Những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt dạ dày thường cần bổ sung vitamin

– Nghiên cứu chỉ ra rằng phẫu thuật này làm tăng nhu cầu về B12

– Có nhiều bằng chứng cho thấy: Nhiều người cần một loại vitamin tổng hợp bao gồm vitamin B và các chất dinh dưỡng khác sau phẫu thuật này, ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn

3.4 Người cao tuổi

– Phức hợp vitamin B có thể đem lại lợi ích sức khỏe cho những người từ 65 tuổi trở lên

– Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi dễ bị thiếu vitamin B12 hơn. Một số bằng chứng cho thấy rằng: mức B12 cao hơn có thể giúp làm chậm sự lão hóa của não

– Mức B6 cao hơn có liên quan đến việc giảm các triệu chứng trầm cảm ở người già

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Điều trị giãn dây chằng lưng như thế nào?

3.5 Người mắc một số vấn đề sức khỏe khác

– Một người có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào sau đây có thể cần phải bổ sung thêm vitamin B:

+ Nghiện rượu

+ Tình trạng tự miễn. Ví dụ như: lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường loại 1

+ Stress

+ Bệnh tiểu đường

+ Tình trạng kém hấp thu, chẳng hạn như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn

+ Bệnh thận

+ HIV/AIDS

+ Bệnh tim

+ Bệnh Alzheimer

+ Ung thư

Bài viết là sự chia sẻ về vitamin nhóm B và công dụng của 1 số loại điển hình và nhóm đối tượng cần bổ sung lượng Vitamin nhóm B

Mời bạn đọc tham khảo, nếu có bất kì câ hỏi thắc mắc nào vui lòng liên hệ: 

Facebook: Tuệ Y Đường

️ Bác sĩ CKI Nguyễn Nhật Minh

️  Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.501.555 – 0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *