CÁC VỊ THUỐC ĐƯỢC VÍ NHƯ KHÁNG SINH TRONG ĐÔNG Y

Kháng sinh hiện nay có rất nhiều loại được bày bán khắp các nhà thuốc trên thị trường. Tuy nhiên ít ai biết đến trong tự nhiên vẫn tồn tại rất nhiều loại cây loại củ chứa dược chất được ví như kháng sinh. Việc dùng các cây thuốc này vừa đảm bảo an toàn vừa tránh được các tác dụng phụ hay sự kháng kháng sinh trong thời đại hiện nay

Vậy loại thực vật nào có công dụng như vậy, hãy cùng Phòng Khám Tuệ Y Đường tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết dưới đây

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII. Trần Thị Thu Huyền

Kháng sinh được sử dụng trong các bệnh lý nhiễm trùng nhiễm khuẩn
Kháng sinh được sử dụng trong các bệnh lý nhiễm trùng nhiễm khuẩn

I. Tổng quan về kháng sinh

1. Khái niệm 

– Kháng sinh là những chất có khả năng kháng khuẩn, có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, Actinomycetes

– Kháng sinh được sử dụng để ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác một cách toàn diện

– Kháng sinh được dùng nhiều trong các bệnh lý nhiễm trùng nhiễm khuẩn

2. Các loại thuốc kháng sinh

– Các loại kháng sinh chống khuẩn

  • Kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam
  • Kháng sinh nhóm Aminoglycosid
  • Kháng sinh nhóm Lincosamid
  • Kháng sinh nhóm Macrolid
  • Kháng sinh nhóm Phenicol

– Các loại kháng sinh chống nấm: 

  • Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng: Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,…
  • Các loại kháng sinh chống nấm có tác dụng diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như nấm Candida, Trichophyton, Microsporum,… Điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở khu vực móng tay, trên da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân,…

????? Bạn đọc có bất kì thắc mắc về vấn đề bệnh lý cơ xương khớp vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp

3. Tác dụng phụ của kháng sinh

Điều đáng nói là một số loại thuốc kháng sinh tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm và có thể gây ra vấn đề không tốt cho cơ thể, cho hệ miễn dịch. Mặt trái của việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày là ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn thân thiện từ đó sinh ra các hệ lụy như:

– Bị bệnh tự miễn đường ruột

  • Nếu hệ miễn dịch không làm đúng chức năng vốn có do việc lạm dụng kháng sinh thì theo thời gian, hệ miễn dịch sẽ bị tổn thương, gây rối loạn tự miễn, bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh mạn tính

– Tổn thương gan

  • Thường xuyên dùng kháng sinh mạnh rất nguy hiểm cho gan. Không phải tự nhiên mà những người được kê đơn kháng sinh mạnh sẽ cần xét nghiệm chức năng gan. Điều này cho thấy hệ lụy của loại thuốc này đối với gan
  •  Đã có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc kháng sinh làm hại đến mô gan, làm tăng chỉ số AST và ALT trong xét nghiệm chức năng gan

– Tăng tỷ lệ kháng thuốc

  • Tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ là thực tế đang diễn ra hiện nay và nó là nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc do xuất hiện siêu khuẩn kháng thuốc
  • Nếu thường xuyên tiếp xúc với một loại thuốc kháng sinh nhất định, vi khuẩn sẽ nhờn thuốc. Cụ thể như lao kháng đa thuốc và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở  Đông Nam Á

II. Các loại kháng sinh dễ tìm trong tự nhiên

Trong tự nhiên tồn tại không ít các loài mang dược chất được vị như kháng sinh thiên nhiên, dùng chúng vừa mang lại hiệu quả vừa giúp giảm bớt khả năng kháng kháng sinh trong thời đại ngày nay. Một số loại có thể kể đến dưới đây mời bạn đọc tham khảo

Tỏi mang nhiều công dụng ít ai ngờ tới
Tỏi mang nhiều công dụng ít ai ngờ tới

1. Tỏi

– Tỏi không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta mà nó còn mang nhiều công dụng ít ai ngờ tới

– Tỏi chứa các hoạt chất allicin, aliien, glucogen cùng với fitonxit có thể chống lại một số loại vi khuẩn gây bệnh, tăng đề kháng và tốt trong điều trị cảm cúm. Đặc biệt, hợp chất Ajoene trong củ tỏi có làm suy yếu quần thể vi khuẩn để tăng khả năng kháng và tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên

– Một số công dụng kháng sinh tự nhiên của tỏi gồm:

+ Chống lại sự phát triển của khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, dạ dày, thanh quản, phổi,…

  • Tỏi sẽ giúp ức chế quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrite ở trong dịch vị. Đồng thời, tỏi cũng sẽ hỗ trợ ngăn cản lại quá trình hình thành nitrosamine để phòng ngừa sự xuất hiện của ung thư dạ dày
  • Tỏi cũng sẽ ngăn chặn được sự xâm hại của các độc tố, các kim loại nặng và những chất có khả năng gây ung thư với cơ thể
  • Những hoạt chất có ở trong tỏi có thể kể đến như diallyl disulphide, s-allystein và cả ajoene có khả năng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các khối u. Đồng thời, chúng cũng sẽ giúp kích thước của khối u có thể giảm đến 50%
  • Germanium và cả selen có trong tỏi cũng giúp cho cơ thể chống lại sự đột biến tế bào và ngăn ngừa lại sự hình thành của những gốc tự do để hỗ trợ và phòng ngừa bệnh ung thư khá hiệu quả

+ Hạ lipid máu và chỉ số huyết áp:

  • Tỏi sẽ giúp hạ nồng độ các cholesterol xấu đồng thời làm tăng các cholesterol tốt ở trong cơ thể. Từ đó, chúng sẽ giúp loại bỏ được những mảnh xơ vữa đang bám ở trên thành mạch máu
  • Tỏi sống cũng có thể ức chế được sự tích tụ của các tiểu cầu để phòng ngừa sự hình thành của các huyết khối. Từ đó, tỏi có tác dụng rất tốt trong vấn đề phòng ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch
  • Những chất dinh dưỡng có trong tỏi sống cũng có thể kiểm soát được huyết áp thông qua việc giảm bớt độ nhớt của máu 
  • Những người bị tăng huyết áp thường xuyên thường được khuyên sử dụng vài tép tỏi sống mỗi sáng để huyết áp hạ thấp xuống

+ Giúp cải thiện chức năng xương khớp

  • Trong tỏi có chứa nhiều loại vitamin (C, B6), các khoáng chất như (mangan và kẽm) cùng với các chất có khả năng chống oxy và enzyme,… chúng có tác dụng rất tốt đối với việc ngăn chặn lại sự hình thành của những mô liên kết và cả quá trình chuyển hóa xương
  • Chúng cũng sẽ nâng cao khả năng hấp thụ các canxi có ở trong cơ thể để giúp xương được chắc khỏe hơn

+ Phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm

  • Hợp chất Sulfur có ở trong tỏi sống sẽ có tác dụng kháng khuẩn và giúp tiêu viêm cực kỳ mạnh
  • Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa được cảm cúm và một số căn bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra
  • Nếu duy trì thói quen này hàng ngày, bạn có thể phòng nguy cơ bị cảm cúm đến 63%. Không dừng lại ở đó, tỏi sống cũng có thể rút ngắn thời gian bị cảm của bạn đến 70%

+ Chống lại sự nhiễm độc phóng xạ

+ Bảo vệ gan

+ Điều trị chứng rối loạn tiêu hóa

Mặc dù tỏi là kháng sinh tự nhiên an toàn khi ăn nhưng nếu dùng với liều lượng lớn thì có thể gây xuất huyết. Vì thế, người đang dùng thuốc chống đông nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tỏi

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Hội chứng cơ hình lê – Cách nhận biết và điều trị

2. Gừng

Gừng - Vừa là gia vị quen thuộc vừa là vị thuốc đông y
Gừng – Vừa là gia vị quen thuộc vừa là vị thuốc đông y

– Giảm đau nhức xương khớp

  • Trong thành phần của gừng có chất hoạt tính sinh học có khả năng ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây ra đau nhức, chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác, từ đó giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra

– Làm dịu đau cơ bắp

  • Gừng sẽ không làm giảm đau cơ ngay tại chỗ, nhưng nó có thể làm dịu cơn đau theo thời gian
  •  Trong một số nghiên cứu, những người bị đau cơ do vận động nhiều sau khi dùng gừng sẽ ít bị đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không dùng.

– Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản 

  • Thường xuyên ăn gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
  •  Đặc biệt lượng đường máu sau bữa ăn, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn ở trong trạng thái tốt nhất, từ đó giúp giảm cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi
  • Gừng có tính kháng khuẩn, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong ruột như E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella,.. vì vậy hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây viêm trong dạ dày
  • Trong gừng cũng chứa một số hợp chất quan trọng giúp cải thiện sự hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác
  • Uống một chén trà gừng trước bữa ăn 20 phút sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ra

– Ngăn ngừa bệnh ung thư

  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra 1 số hợp chất có trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

– Bảo vệ chống lại bệnh tật

  • Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng và tổn thương DNA của cơ thể. Chúng có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim và các bệnh về phổi.

– Giảm đau do co thắt khi tới kỳ kinh nguyệt

  • Chứng co thắt kinh nguyệt xảy ra do tăng nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể
  •  Đây là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau, co thắt và sốt khi tới kỳ kinh nguyệt của nữ giới
  •  Trong gừng có tác dụng hạ thấp mức prostaglandin từ đó giúp làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt, vì vậy có thể uống nước gừng ấm là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhanh chóng

– Bảo vệ răng miệng

  • Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh
  •  Các hợp chất hoạt tính trong gừng được gọi là gingerols ngăn vi khuẩn miệng phát triển
  •  Những vi khuẩn này chính là những vi khuẩn có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng

– Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn

  • Khi cơ thể nôn nao hay buồn nôn do uống rượu, nên uống 1 cốc trà gừng ấm sẽ giúp tốt hơn chỉ trong thời gian ngắn

3. Nghệ

– Nghệ có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngừa viêm loét

– Hoạt chất Curcumin trong củ nghệ chống lại được vi khuẩn Helicobacter Pylori gây viêm loét dạ dày

– Dùng bên ngoài, nghệ là kháng sinh tự nhiên giúp giảm mụn trứng cá, chống viêm, giảm thâm da và trị mụn

Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngừa viêm loét
Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngừa viêm loét

4. Hành lá

– Hoạt chất Allicine trong lá hành có thể diệt khuẩn nên hay được dùng để điều trị bạch hầu, thương hàn, trực khuẩn,… 

– Tuy nhiên, tác dụng của Allicine dễ bị mất đi khi ở nhiệt độ cao nên trong chế biến cần chú ý chỉ cho hành vào sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn nấu nướng

– Ngoài ra, hành lá còn giàu vitamin A, C tốt cho niêm mạc, mắt và tăng cường miễn dịch. Có thể dùng hành lá để ngăn và làm tiêu đờm

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Điều trị cảm mạo phong hàn bằng đông y hiệu quả

5. Mật ong

– Hydrogen peroxide trong mật ong là chất kháng khuẩn, ngăn ngừa một số loại vi khuẩn sinh sôi

 – Đặc biệt, pH trong mật ong tương đối thấp nên sẽ hút ẩm ra khỏi cơ thể, làm cho vi khuẩn bị thiếu nước rồi chết một cách tự nhiên

– Ngoài ra, mật ong còn là kháng sinh tự nhiên giàu khoáng chất như: sắt, canxi, vitamin C tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương khớp và hỗ trợ hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp vết thương nhanh lành, giảm bong vảy da và giảm viêm da

6. Rau diếp cá

Hương vị của rau diếp cá không phải ai cũng cảm thấy dễ chịu nhưng nó lại là loại kháng sinh tự nhiên rất tuyệt vời với cơ thể. Decanoyl-acetaldehyd trong rau diếp cá có thể ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng, liên cầu,  phế cầu, E.coli,… tác nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn

7. Rau kinh giới

– Rau kinh giới chứa carvacrol và thymol là hai kháng sinh kháng khuẩn mạnh với khả năng tiêu diệt ký sinh trùng có trong đường ruột như sán, giun,… tác nhân gây tắc ruột, ngộ độc và chảy máu đường ruột

– Rau kinh giới được dùng như loại kháng sinh tự nhiên điều trị chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa vì nó cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa rất hiệu quả. Các khoáng chất như canxi, kali, sắt, magie,… trong rau kinh giới còn phòng ngừa thiếu máu và tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể

8. Dầu dừa

– Trong dầu dừa chứa khoảng 50% acid lauric có khả năng chống khuẩn, chống nấm nhẹ và kháng virus. Vì thế, dầu dừa hay được dùng để chống nấm và nhiễm khuẩn da

– Không những thế, Acid lauric trong dầu dừa khi ngấm sâu vào chân tóc sẽ giảm khả năng trương nở tóc, giảm ngấm nước vào chân tóc nên giúp cho mái tóc tránh được hư hại và trở nên mượt mà

– Tuy nhiên dầu dừa không tốt cho tim mạch vì chứa 90% acid béo no. Vì thế không nên dùng dầu dừa để chiên xào

Có những bệnh lý không thể từ chối kháng sinh đặc trị nhưng việc bổ sung kháng sinh tự nhiên là cách tốt nhất để cải thiện đề kháng, nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Lựa chọn và sử dụng kháng sinh tự nhiên đúng cách là giải pháp rất tốt trong việc phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm

Bài viết trên đây giới thiệu sơ qua về một số loại kháng sinh tồn tại trong tự nhiên, chúng đều là những loại gia vị hay rau củ quen thuộc của mỗi gia đình. Mời bạn đọc tham khảo để có thể áp dụng dùng tại nhà trong những trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ

Nếu bạn đọc có bất kì câu hỏi thắc mắc nào về bài viết vui lòng liên hệ các trang thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ

Facebook: Tuệ Y Đường

⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thị Thu Huyền

⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline:0789.502.555 – 0789.503.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *