ĐIỀU TRỊ CẢM MẠO PHONG HÀN BẰNG ĐÔNG Y HIỆU QUẢ

Cảm mạo là bệnh lý phổ biến dễ mắc phải, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm mạo có lẽ là do thời tiết, thể bệnh điển hình là cảm mạo phong hàn, phong nhiệt. Vậy điều trị cảm mạo phong hàn bằng đông y sao cho hiệu quả cao nhất, hãy cùng Đông y Tuệ Y ĐườngBác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cảm mạo là bệnh lý phổ biến dễ mắc phải
Cảm mạo là bệnh lý phổ biến dễ mắc phải

I. Đại cương cảm mạo

1. Khái niệm và một vài nét sơ lược về cảm mạo

  • Cảm mạo là bệnh ngoại cảm, do cơ thể cảm phải phong tà hoặc thời hành dịch độc làm phế vệ bất hòa gây biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, sợ lạnh, sốt, đau nhức toàn thân
  • Trường hợp bệnh nhẹ gọi là thương phong, bệnh nặng gọi là trọng thương phong
  • Trong thời kỳ bệnh lan truyền, những người mắc bệnh đều có những triệu chứng giống nhau nên gọi là thời hành cảm mạo
  • Cảm mạo có thể gặp trong cả năm nhưng thường bị nhiều hơn vào mùa Đông Xuân
  • Do sự thay đổi của khí hậu 4 mùa, đặc thù của bệnh tà, thể chất cơ thể khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau theo từng thể bệnh

????? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vẫn đề cơ xương khớp cũng như các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn trực tiếp nhé!

 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chứng cảm mạo

Nguyên nhân của bệnh cảm mạo chủ yếu do cảm thụ phong tà dịch độc, nhân tố thuận lợi phát bệnh  liên quan đến biến đổi khí hậu, nóng lạnh thất thường, chính khí hư nhược,… gây nên

– Ngoại cảm phong tà dịch độc: 

  • Tà khí hoặc dịch độc xâm nhập cơ thể qua đường da lông hay mũi miệng làm cho phế vệ bất hòa gây nên bệnh
  • Phong tà là một trong những nhân tố của lục dâm, nhưng ở các mùa khác nhau thì phong luôn theo thời khí mà xâm nhập
  • Mùa Đông thì thường bị phong hàn, mùa Xuân hay bị phong nhiệt, mùa Hạ thường kèm theo thử thấp, mùa Thu thường kèm theo táo khí, mỗi khi mưa xuống hay kèm theo thấp tà
  • Nếu khí hậu 04 mùa thất thường, thời chưa đến mà tiết khí đã đến: Đáng lẽ mùa Xuân nên có khí hậu ôn ấm thì lại hàn, mùa Hạ khí hậu nên nóng thì lại lạnh, mùa Thu khí hậu nên mát mẻ thì lại nóng bức, mùa Đông khí hậu nên lạnh thì lại ấm
  •  Điều đó làm cho phong tà, hàn tà, thử tà, thấp tà xâm nhập cơ thể gây cảm mạo hoặc làm cho thời hành cảm mạo lưu hành.
  •  Do đó, ngoại cảm phong tà là nguyên nhân chủ yếu gây cảm mạo, nhưng phong tà thường kết hợp với khí hậu 04 mùa hoặc biến đổi khí hậu không đúng thời kỳ kèm theo dịch độc gây nên bệnh.

– Chính khí hư nhược, chức năng phế vệ thất thường:

  •  Sinh hoạt bất cẩn, nóng lạnh không điều hòa hoặc quá mệt mỏi đều làm cho cơ phu tấu lý không chặt chẽ, điều tiết chức năng phế vệ thất thường, vệ ngoại bất cố nên khi ngoại tà xâm nhập dễ gây nên bệnh
  •   Các nhân tố như tuổi cao sức yếu, tiên thiên bất túc, hậu thiên không được nuôi dưỡng đầy đủ, bệnh lâu ngày, sau khi mắc bệnh nặng đều làm cho chính khí hư nhược, cơ phu tàu lý lỏng lẻo, vệ biểu bất cố nên ngoại tà càng dễ xâm nhập, gây nên chứng thể hư cảm mạo
  •  Tính chất của cảm tà có quan hệ đến đặc điểm của thể chất con người: Người có thể tạng dương hư dễ cảm phải phong hàn; người có thể tạng âm hư dễ cảm phải phong nhiệt, táo nhiệt; người có thể tạng đàm thấp thiên thịnh dễ cảm phải ngoại thấp; người có thể tạng thấp nhiệt thiên thịnh dễ cảm phải thử thấp

– Tóm lại, vị trí bệnh cảm mạo là ở phế, trong đó chủ yếu ở vệ biểu.

  • Tính chất của phong là nhẹ và lan truyền nên người bị thương phong thì xâm nhập trước tiên là ở phía trên
  •  Phế giống như cái lọng che phủ ngũ tạng, nằm ở trong ngực, thuộc thượng tiêu, chủ quản khí hô hấp toàn thân, khai khiếu ra mũi, chủ về túc giáng, bên ngoài hợp với bì mao quản lý vệ ngoại, là tạng mềm yếu không chịu được tà nhiễu loạn 
  •  Khi ngoại tà xâm nhập thì đầu tiên xối dội vào phế vệ làm vệ dương bị cách trở, doanh vệ bất hòa, chính tà giao tranh gây sợ lạnh, sốt, đau đầu, đau nhức toàn thân; phế mất tuyên giáng gây tắc mũi, chảy nước mũi, ho khạc đờm, sưng và đau họng.

– Do cảm thụ thời khí 04 mùa không giống nhau, kết hợp với thể chất vốn có của cơ thể khác nhau nên biểu hiện lâm sàng thấy chứng của phong hàn hay phong nhiệt hiệp thấp, hiệp thử, hiệp táo, hiệp hư; trong quá trình chuyển biến bệnh có thể thấy chuyển hóa hàn và nhiệt, hàn nhiệt thác tạp.

Có nhiều nguyên nhân gây cảm mạo phong hàn
Có nhiều nguyên nhân gây cảm mạo

3. Biện chứng luận trị

   3.1 Căn cứ biện chứng

– Biện luận về phong hàn, phong nhiệt:

  •  Người mắc cảm mạo phong hàn thường do thể chất dương hư, bệnh thường phát vào mùa Đông gây chứng sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, đau đầu, đau nhức mình mẩy, tắc mũi, chảy nước mũi trong, không sưng đau họng, ngứa họng, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn
  • Người mắc cảm mạo phong nhiệt thường do thể chất âm hư hoặc dương thịnh, bệnh thường phát vào mùa Thu gây chứng sốt cao, sợ lạnh ít, tắc mũi, chảy nước mũi màu vàng, khát nước, đau họng, rêu lưỡi trắng khô hoặc vàng mỏng, mạch phù sác

– Biện luận về chứng kèm theo:

  • Kèm theo thấp: Thường gặp khi mưa Thu, thân nhiệt không cao, đầu căng tức như bó thít, đau nhức các khớp, tức ngực, viêm loét miệng hoặc miệng dính nhớp
  • Kèm theo thử: Thường gặp vào mùa Hạ, sốt, tự ra mồ hôi, bứt rứt, khát nước, nước tiểu ít và thẫm màu, rêu lưỡi vàng nhớp.
  • Kèm theo táo: thường gặp ở tiết Thu, sốt, đau đầu, mũi và họng khô, ho, không khạc đờm hoặc khạc ít đờm, khát nước, chất lưỡi hồng.
  • Kèm theo thực: Thường gặp ở người ăn quá no, sốt, bụng đầy trướng, chán ăn, buồn nôn, đại tiện phân lỏng, rêu lưỡi nhớp.

– Biện luận về cảm mạo:

  • Cảm mạo thông thường: Thường gặp ở tuổi trẻ, cơ thể tráng kiện, không mắc bệnh mạn tính, nhân tố gây bệnh thường do nóng lạnh thất thường, quá mệt mỏi, đặc điểm bệnh là hình thể tráng kiện, tà thực, biểu hiện triệu chứng rầm rộ, bệnh thuộc thực chứng, không có tính truyền nhiễm, diễn biến bệnh tương đối nhẹ, thời gian mắc bệnh ngắn
  • Cảm mạo ở người hư yếu: Thường gặp ở người già, hình thể hư nhược, có bệnh mạn tính; đặc điểm của bệnh là hư thực thác tạp, khó phân định hàn nhiệt, bệnh tình có thể nặng hoặc nhẹ, không có tính truyền nhiễm, thời gian mắc bệnh tương đối dài.
  • Thời hành cảm mạo: Có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, người thể tạng hư yếu dễ mắc bệnh, không nhất thiết có bệnh mạn tính, thường gặp khi dịch lưu hành, người tiếp xúc với bệnh nhân dễ mắc bệnh; đặc điểm của bệnh thường là thực chứng, có thể gặp hư thực kiêm hiệp, diễn biến bệnh tương đối nặng, có tính truyền nhiễm, thời gian mắc bệnh mắc bệnh tương đối dài

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Điều trị đau vai gáy mãn tính tại Tuệ Y Đường

3.2 Nguyên tắc điều trị

  • Cảm mạo thông thường: Giải biểu đạt tà
  • Cảm mạo ở người hư yếu: Phân biệt chứng khí hư, huyết hư, âm hư, dương hư để lựa chọn dùng pháp ích khí giải biểu, dưỡng huyết giải biểu, tư âm giải biểu, ôn dương giải biểu, phù chính khứ tà kiêm thi
  • Thời hành cảm mạo: Thuộc chứng nặng của phong nhiệt, ngoài dùng pháp tân lương giải biểu ra còn phải sử dụng thanh nhiệt giải biểu
  • Tóm lại, điều trị cảm mạo thì sử dụng pháp giải biểu, nhưng không nên phải tán quá mức để tránh hao thương tân dịch
  • Ngoài cảm mạo ở người hư yếu ra thì không nên bổ ích quá sớm để tránh lưu tà, nếu nặng thì tà có thể nhập lý
  •  Người thể tạng hư yếu bị cảm mạo thì nên tiêu bản kiêm thi, không nên đơn độc dùng pháp phát hãn càng tổn thương phế khí nặng thêm
BS CKI Nguyễn Nhật Minh thăm khám trực tiếp tại Đông Y Tuệ Y Đường
BS CKI Nguyễn Nhật Minh thăm khám trực tiếp tại Đông Y Tuệ Y Đường

II. Cảm mạo phong hàn

 1. Lâm sàng

Trường hợp nhẹ thấy tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngứa họng, khạc đờm trong trắng và loãng

– Trường hợp nặng thấy sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, không ra mồ hôi, đau đầu, đau nhức các khớp

– Triệu chứng kèm theo:

  •  Nếu hiệp thấp thì đầu căng nặng, mệt mỏi, tức ngực, buồn nôn, chán ăn, đại tiện phân lỏng, nhạt miệng, không khát nước; nếu hiệp đàm trọc thì ho, khạc đờm nhiều, tức ngực, ăn kém
  •  Nếu hiệp khí trệ thì đầy tức ngực, nếu nặng thấy đau nhức hai bên mạng sườn, nếu hàn bao hỏa là biểu hiện của nội nhiệt, tức là phong hàn mức độ nặng gây khát nước, đau họng, ho, khạc đờm đặc dính và màu vàng, bứt rứt, đại tiện táo bón. Rêu lưỡi trắng mỏng nhuận
  •  Nếu hiệp thấp và đàm trọc thì rêu lưỡi trắng nhớp, nếu hàn bao hỏa thì rêu lưỡi vàng; mạch phù hoặc phù khẩn
  •  Nếu hiệp thấp và đàm trọc thì mạch hoạt, hiệp khí trệ thấy mạch huyền, nếu hàn bao hỏa thấy mạch phù sác

2. Phân tích

  • Phong hàn xâm nhập phía trên, phế khí không tuyên phát gây tắc mũi, chảy nước mũi trong, ngứa họng, ho, khạc đờm
  •  Hàn thuộc âm tà nên không thấy khát hoặc thích uống nước ấm, khạc đờm trắng trong và loãng
  •  Tà khí phong hàn bó ở biểu m vô dụng uất trệ gây sợ lạnh, sốt, không ra mồ hôi
  •  Thanh dương bất chấn, lạc mạch bất hòa nên thấy đau đầu, các khớp đau nhức
  •  Rêu lưỡi trắng mỏng nhuận, mạch phù khẩn là biểu hiện của chứng biểu hàn

3. Pháp điều trị cảm mạo

Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn

4.  Bài thuốc trị cảm mạo

4.1 Thông xị thang gia vị

Thông bạch 12g

Hạnh nhân 10g

Đạm đậu xị 12g

Kinh giới 12g

Tô diệp 12g

Phòng phong 10g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, điều trị cảm mạo phong hàn mức độ nhẹ

* Phân tích bài thuốc: Thông bạch có tác dụng thông dương tán hàn, đạm đậu xị để thấu biểu đạt tà, tô diệp và hạnh nhân để tuyên phế hóa đàm, kinh giới và phòng phong để phát tán

>>>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: 3 bài thuốc chữa đau dạ dày

4.2 Kinh phòng bài độc tán gia vị

Khương hoạt 08g

Cát cánh 10g

Kinh giới 12g         

Cam thảo 10g

Xuyên khung 12g   

Sài hồ 12g

Chỉ xác 10g                 

Tiền hồ 10g

Độc hoạt 10g               

Bạch linh 12g

Phòng phong 10g        

Nhân sâm 05g

Các vị thuốc trên sắc uống, ngày 01 thang, thường dùng điều trị phong hàn mức độ nặng.

* Phân tích bài thuốc:

  • Kinh giới, phòng phong có tác dụng tân ôn, tán hàn
  • Sài hồ sơ biểu thoái nhiệt
  • Xuyên khung hoạt huyết tán phong
  • Tiền hồ, cát cánh, chỉ xác, bạch linh, cam thảo có tác dụng tuyên phế lý khí, hóa đàm, chỉ khái
  • Khương hoạt, độc hoạt có tác dụng khứ phong tán hàn trừ thấp
  • Nhân sâm có tác dụng phù chính khứ tà (nếu cơ thể tráng kiện không nên dùng nhân sâm)
  • Nếu phong hàn hiệp thấp thì gia hậu phác, trần bì, thương truật, bán hạ để sơ phong khứ thấp
  • Nếu hiệp đàm trọc thì gia trần bì, bán hạ để hóa đàm trừ thấp
  • Nếu hiệp khí trệ thì gia hương phụ, tô ngạnh để lý khí sơ can
Bốc thuốc điều trị bệnh tại Tuệ Y Đường
Bốc thuốc điều trị bệnh tại Tuệ Y Đường

4.3 Ma hạnh thạch cam thang

Ma hoàng 10g

Cam thảo 10g

Hạnh nhân 10g

Thạch cao 20g

Các vị thuốc trên sắc uống ngày 01 thang, dùng trong trường hợp hàn bao hỏa

* Phân tích bài thuốc:

  • Ma hoàng tuyên phế, bình suyễn. Thạch cao tân lương tuyên tiết, thanh phế nhiệt.
  • Hạnh nhân, Cam thảo trợ Ma hoàng bình suyễn chỉ khái.
  • Đó là phối hợp tân lương với tân ôn mà có phương này.
  • Đổi chứng phong tà hóa nhiệt, nhiệt uất ở phế dẫn đến phát sốt thở gấp nên dùng phương này, có tính thanh lương tuyên tiết để bình suyễn, làm cho uất nhiệt ở phế được thông thì chứng suyễn nghịch phải ngừng.

+ Nếu ngoại hàn nặng thì gia Kinh giới, Phòng phong để giải biểu

+ Nếu lý nhiệt thì gia Hoàng cầm, Chi tử, Tri mẫu để thanh nhiệt

4.4 Phòng phong thông thánh tán

Phòng phong 10g

Đại hoàng 06g

Mang tiêu 06g

Hoàng cầm 12g

Kinh giới 12g

Cam thảo 10g

Xuyên khung 12g

Ma hoàng 10g

Liên kiều 12g

Bạch truật 12g

Bạch thược 12g

Bạc hà 10g

Thạch cao 20g

Hoạt thạch 10g

Chi tử 12g

Đương quy 12g

Cát cánh 10g

Các vị thuốc trên sắc uống ngày 01 thang, điều trị trong trường hợp biểu lý đều thực

* Phân tích bài thuốc:

  • Phòng phong, Ma hoàng sơ phong giải biểu. Đại hoàng , Mang tiêu thanh nhiệt tảt hạ đều là chủ dược
  • Kinh giới, Bạc hà giải biểu
  • Liên kiều, Chi tử, Hoàng cầm, Cát cánh, Thạch cao thanh tả lý nhiệt
  • Hoạt thạch thanh lợi thấp nhiệt
  • Xuyên khung, Đương qui, Bạch thược dưỡng huyết khu phong
  • Bạch truật kiện tỳ ích khí
  • Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

Facebook: Tuệ Y Đường

Bác sĩ CKI: Nguyễn Nhật Minh

Bác sĩ Đoàn Dung

Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555– 0789.501.555

m th Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BS CKI Nguyễn Nhật Minh

Tin liên quan

7 thoughts on “ĐIỀU TRỊ CẢM MẠO PHONG HÀN BẰNG ĐÔNG Y HIỆU QUẢ

  1. Phong Ngo says:

    em bị đổ mồ hôi nhiều nhug bên trong lạnh
    tức ngực khó thở ho .lừ đừ buồn ngủ .nay cũng mấy tháng rồi .nhất là buổi chiều và tối bệnh nặng thêm .vậy cho e hỏi e bệnh gì ạ .cám ơn bs

  2. Homa says:

    Chào bs. E bị phong hàn. Mà đau chỗ ngực trên. Cả trước và sau ngực luôn. Thỉnh thoảng nằm nghiêng mỏi cổ, bs giúp em ca này với!!

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Do hàn tà có tính co rút, ngưng trệ gây đau, co cơ, tư thế nằm nghiêng nhiều sẽ gây mỏi cổ hoặc cứng cổ cấp, bạn nên tránh gió lạnh, thay đổi tư thế khi nằm nhé. Nếu tình trạng không cải thiện bạn sắp xếp thời gian qua bên mình thăm khám và trị liệu nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *