VIỄN CHÍ – Giao thông tâm thận

Mất ngủ, hay quên là 1 bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng, không chỉ hay gặp ở độ tuổi ngoài tứ tuần mà tỉ lệ trẻ hóa ngày càng cao. Ngày hôm nay, BS CKII Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh tại Phòng khám Tuệ Y Đường mời quý bạn đọc tìm hiểu về 1 vị thuốc mà nhắc đến tên đã thấy ngay được công dụng tuyệt vời của nó, đó chính là Viễn chí.

Tên gọi khác: Khổ viễn chí, tỉnh tâm trượng, viễn chí nhục, yêu nhiễu, khổ yêu, chích viễn chí, chí thông, nga quản chí thông,…

Tên dược: Radix Polygalae

Tên khoa học: Polygala tenuifolia Willd

Họ: Viễn chí – Polygalaceae

>>> Bạn đọc tham khảo: PHỤ TỬ – HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH

Hình ảnh vị thuốc Viễn chí
Hình ảnh vị thuốc Viễn chí

Mô tả dược liệu: Là cây thân thảo, cao khoảng 10 – 20cm. Loại thực vật này chia cành ngay từ gốc, cành có hình sợi và được phủ lông mịn xung quanh. Lá cây mọc so le, lá trên hình dài, rộng khoảng 3 – 5mm và dài khoảng 2cm. Lá phía dưới có hình bầu dục, rộng khoảng 4 – 5mm.

Hoa của cây mọc thành chùm, thường có màu trắng ở giữa và màu tím ở đỉnh

Hoa có màu xanh nhạt, tím ở đỉnh và trắng ở giữa, hoa mọc thành chùm ngắn và gầy. Quả của nó có hình bầu dục và nhẵn.

Bộ phận dùng: Rễ của cây được thu hoạch làm dược liệu. Chỉ lựa chọn thân to và thịt đầy.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Phân bố: Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Thu hái – sơ chế: Thời điểm thu hái chủ yếu là vào mùa xuân và mùa thu. Sau khi cây được đào lên, đem bỏ tạp chất, rễ con và cành khô. Sau đó phơi khô vỏ hơi nhăn, tiến hành rút bỏ lõi gỗ bên trong và phơi khô hoàn toàn là dùng được.

Tính vị: Vị tân khổ, tính ôn. Không độc( Biệt lục).

Quy kinh: Thủ túc thiếu âm。

Công năng Viễn chí: Bổ tâm thận, an thần, hóa đàm

>>> Bạn đọc tham khảo: XUYÊN KHUNG – KHÍ DƯỢC TRONG HUYẾT PHẬN

Hình ảnh vị thuốc Viễn chí
Hình ảnh vị thuốc Viễn chí

Chủ trị: Vị khổ tiết nhiệt, ôn tráng khí, vị cay thì tán uất. Có khả năng thông khí từ thận lên đến tâm. Thận tàng chí, cho nên có thể làm kiên cường ý chí, tăng trí nhớ. Bổ tinh tráng dương, thông nhĩ minh mục, lợi cửu khiếu, trưởng cơ nhục, trợ cân cốt , kiêm hòa đàm, chỉ khái, tán uất tỉêu thũng.

  • Trị chứng mơ mộng hay quên, kinh quý, mộng di ( do có khả năng giao thông tâm thận). Lý Thời Trân viết: “ Viễn chí nhập Túc thiếu âm thận kinh, chứ không phải là dược của kinh thủ thiếu âm tâm. Cường chí ích tinh, nên trị được chứng kiện vong( hay quên). Bởi vì tinh và chí cùng tàng ở thận, thận tinh bất túc ắt ý chí cũng suy kém theo, không thể thông lên tâm kinh, cho nên gây chứng kiện vong, mộng tiết.
  • Viễn chí khứ đàm, thư tâm giải uất
  • Như “Thạch tễ tổng lụa” Viễn chí thang (Viễn chí, thạch xương bồ) trị tâm thống.
  • Như “Thanh tễ tổng lục” Viễn chí thang (viễn chí thạch xương bồ) trị tim đau lâu.
  • Ngoài ra Viễn chí còn dùng để trị các chứng ung thư sang dương rất tốt( sắc bằng rượu uống). Kinh Sớ viết: Ung thư sang dương đều do thất tình ưu uất não nộ gây nên, Viễn chí vị cay có khả năng tán uất, vị khổ năng tiết nhiệt, cùng với đó là vào thận kinh để bổ thận cường tinh, qua đó ung thư sang dương đều được trừ.
  • Viễn chí tính vị cay, đắng, ôn, hay khứ đàm ở phế, dùng chữa hàn đàm khai thấu. Thường phối hợp với trần bì, bán hạ, phục linh, tế tân.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Liều dùng: 6-12g. Không dùng liều quá cao vì có thể gây kích ứng dạ dày

Kiêng kị: Người bị bệnh dạ dày hoặc người thực hỏa không dùng. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.

Bào chế: Bỏ lõi, ngâm nước sắc cam thảo đặc 1 đêm, sau đó phơi khô dùng. Nếu muốn dùng để hóa đàm thì tẩm nước gừng phơi lên dùng.

Nhận xét:

Bác sĩ Thu Huyền chia sẻ thêm vị thuốc chạy vào Thận, chủ dụng tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công năng bổ thận, không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạnh chí bổ tinh, chữa được chứng hay quên vì tinh và chí đều tàng ở thận, tinh hư thì chí suy, không đạt lên tâm được nên hay quên. Linh khu nói: “Thận tàng tinh, tinh hợp chí, thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương chí, chí bị tổn thương thì hay quên”. Người hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ở dưới có thừa, trường vị thực mà tâm hư thì vinh vệ sữ lưu trệ xuống dưới lâu mà chẳng có lúc nào đi lên, cho nên hay quên. Vả lại trong mùi vị của nó có cay cho nên hạ được khí mà chạy tói kinh quyết âm. Nội kinh nói: “Dùng vị cay để bổ” là ý nghĩa thủy với mộc cùng một nguồn gốc. Đây là ý mới phát minh xưa kia chưa từng có

Hình ảnh Bs Thu Huyền và bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
Hình ảnh Bs Thu Huyền và bs Đoàn Dung đang thăm khám cho bệnh nhân tại Tuệ Y Đường

Đặc thù sử dụng

  • “Ngoại khoa trích lục” Viễn chí cao (viễn chí nhục 2 lạng thanh tiểu đun nhừ nát, đảo lên như bùn, dùng dây dầu để cách vải, trát vào chỗ đau. Trị chứng ung thư, mụn nhọt mới khởi lên.
  • “Nghi minh phương” trị các chứng hung phong đầu đau không chịu được. dùng Viễn chí mạt, rắc vào mũi.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé!

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội

?Hotline: 0789.502.555– 0789.503.555- 0789501555 

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *