Trẻ táo bón không nên ăn gì?

Trẻ táo bón không nên ăn gì? Đây quả là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm. Hãy cùng Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường ThsBsCKII.Trần Thị Thu Huyền tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Táo bón là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ độ tuổi ăn dặm đến 3, 4 tuổi. Nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống chưa phù hợp, thiếu chất xơ.
Táo bón là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ độ tuổi ăn dặm đến 3, 4 tuổi. Nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống chưa phù hợp, thiếu chất xơ.

1. Táo bón ở trẻ là gì?

  • Táo bón là một bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ độ tuổi ăn dặm đến 3, 4 tuổi. Nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống chưa phù hợp, thiếu chất xơ.
  • Táo bón không ảnh hưởng đến tính mạng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nếu để tình trạng táo bón nặng, kéo dài, bé sẽ dễ đối mặt với nguy cơ như viêm ruột, trĩ, kém hấp thu, suy dinh dưỡng… Trẻ táo bón thường xuyên sẽ phát triển chậm, nhẹ cân, thấp còi, ảnh hưởng đến tầm vóc khi trưởng thành.
  • Theo ThsBsCKII.Trần Thị Thu Huyền – Trưởng khoa khám bệnh Phòng khám Đông y Tuệ Y Đường cho biết, để khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ, ngoài loại thuốc đặc trị bác sĩ kê đơn, phụ huynh cần thiết lập, duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học. Người lớn nên đưa trẻ đi khám kịp thời để bác sĩ tư vấn cách xử lý, tránh để táo bón nặng sẽ khiến trẻ sợ đi tiêu, lâu ngày trở nên trầm trọng.

>>> Có thể xem thêm bài viết “VẨY NẾN LÀ GÌ? | Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến???”

Táo bón không ảnh hưởng đến tính mạng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Táo bón không ảnh hưởng đến tính mạng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

2. Các loại thực phẩm dễ gây táo bón cho trẻ

  • Cũng theo bác sĩ Huyền bệnh táo bón ở trẻ em có mối liên hệ trực tiếp với chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Ngoài những loại thực phẩm tốt, phụ huynh cần nắm một số loại thực phẩm nên hạn chế khi trẻ bị táo bón như sau.
  • Thịt đỏ: loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm và chất béo. Nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất. Hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ sẽ không thể tiêu hóa kịp thời, dẫn đến tình trạng táo bón, phân khô cứng khó đào thải. Thay vào đó mẹ nên cho bé ăn thịt gà, cá nước ngọt để dễ tiêu hóa hơn.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: ở một số trẻ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ không thể tiêu hóa hết lượng protein trong sữa, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón. Không những vậy, lượng đường lactose có trong sữa, các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng khí, gây đầy hơi ở trẻ.
  • Ngũ cốc đã qua chế biến: khác với ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc đã tinh chế thường bị giảm lượng chất xơ, giàu chất bột, rất dễ gây nên chứng táo bón ở trẻ.
  • Bánh mì: bánh mì là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, bột mì qua chế biến sẽ khiến bé nặng bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ bị táo bón.

>>>> Có thể xem thêm bài viết “3 thể thoái hóa khớp gối theo YHCT và cách châm cứu?”

3. Vậy trẻ nên ăn gì để không bị táo bón?

  • Bác sĩ Huyền cho biết thêm, chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có lợi lên men, giúp phân mềm, dễ dàng đào thải ra ngoài.
  • Trong thực đơn hàng ngày cho bé bị táo bón, phụ huynh cần chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ. Theo đó, trẻ cần nạp 25 g chất xơ mỗi ngày (hoặc tùy độ tuổi theo tư vấn cụ thể của bác sĩ) để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giúp đường ruột khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm chứa chất xơ tốt, hiệu quả cho việc khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ bao gồm: bông cải xanh, rau dền, mồng tơi, táo, mận, khoai lang, đậu bắp, các loại hạt…
  • Ví dụ, rau mồng tơi là một trong những thực phẩm hỗ trợ trị táo bón tốt cho trẻ. Mồng tơi có tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc… Thêm vào đó, với một lượng lớn chất nhầy pectin, tinh bột polysaccharide chứa trong mồng tơi sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn, kích thích nhu động ruột, nhuận tràng. Từ đó giúp, thực phẩm góp phần làm mềm phân và đẩy chất thải ra ngoài dễ hơn.
  • Chuối chín được xem là một loại hoa quả tốt cho bệnh táo bón của trẻ. Chuối chứa một lượng lớn kali, acid folic, vitamin B6, pectin,… Ngoài ra, trong một quả chuối có chứa đến 12% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, giúp kích thích nhu động ruột, thúc đẩy cảm giác muốn đi ngoài.
  • “Phụ huynh không nên tự ý mua các loại men vi sinh, thuốc nhuận tràng… cho trẻ uống tại nhà. Tất cả các thuốc điều trị táo bón ở trẻ đều cần chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu trẻ táo bón trong thời gian dài mà không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm”, bác sĩ Huyền cho biết.
Trong thực đơn hàng ngày cho bé bị táo bón, phụ huynh cần chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ.
Trong thực đơn hàng ngày cho bé bị táo bón, phụ huynh cần chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ.

4. Táo bón ở trẻ theo quan điểm của Y học cổ truyền

  • Theo Y học cổ truyền, trẻ con  là “Thuần dương chi tử”, “Thuần dương vô âm”, có nghĩa là trẻ con dương khí mạnh mẽ, thiên lệch. Âm khí còn đang thiếu thốn. Mà theo y học cổ truyền, âm hư sinh nội nhiệt gây ra chứng táo bón ở trẻ. Cho nên khi trẻ thường xuyên bị táo bón, bạn có thể đưa trẻ đến khám các bác sĩ y học cổ truyền để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4.1. Vị Trường thực nhiệt

Đây là thể bệnh hay gặp nhất, thường có biểu hiện như: táo bón lâu ngày, phân rắn khô, bụng trướng đầy, ấn vào thấy đau, mặt đỏ mình nóng, về chiều thường hâm hấp, ra nhiều mồ hôi, miệng lưỡi lở loét, hôi miệng, lưỡi khô, rêu lưỡi vàng dày nhớt hoặc vàng khô, mạch Trầm thực hoặc Hoạt thực.

4.2. Can Tỳ khí trệ

Biểu hiện thường gặp ở người có tinh thần uất ức, hay trong trạng thái căng thẳng. Bệnh lâu ngày, ợ hơi liên tục, ngực bụng đầy chướng, phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt thấy vú căng và đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm hoặc Huyền.

3.3. Tỳ Phế khí hư

Biểu hiện: táo kéo dài, phân mềm hoặc rắn, muốn đi đại tiện nhưng bài tiết khó khăn, rặn mãi không ra, cố rặn thì ra mồ hôi, thở gấp, khi đại tiện xong sẽ thấy mệt mỏi cực độ, nói không ra hơi, bụng không trướng đau, có lúc đại tràng sa xuống, mặt mũi nhợt nhạt, móng tay móng chân không tươi. Chất lưỡi trắng nhợt, rêu trắng mỏng, mạch Hư nhược.

Bốc thuốc thang tại phòng khám
Bốc thuốc thang tại phòng khám

3.4. Tỳ Thận dương hư

Biểu hiện: Lâu ngày không đại tiện, mặt mũi xanh sạm, chân tay lạnh, mình mát, ưa nóng, sợ lạnh, tiểu tiện trong dài, tiểu đêm nhiều, tiểu không hết bãi, chất lưỡi trắng nhợt, rêu trắng nhuận, mạch Trầm trì.

3.5. Huyết hư

Biểu hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh nở, những người thiếu máu hoặc người già, táo bón kéo dài, bài tiết khó khăn, thường vài tuần mới đi một lần, thể trạng gầy còm, miệng khô họng khát, sắc mặt nhợt, môi và móng tay móng chân trắng nhợt, dễ bị đau đầu, chóng mặt. Lưỡi nhợt hoặc đỏ khô, mạch Tế hoặc Tế sác vô lực.

Và tuỳ thuộc theo từng thể của bệnh nhi mà bác sĩ có thể điều trị theo phác đồ phù hợp với từng người bệnh. Hiện nay, các bạn bé bị táo bón thường xuyên được thụt tháo, và điều này là không tốt cho bé chút nào.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề táo bón ở trẻ em. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, các bạn có thể liên hệ theo các phương pháp sau đây.

Facebook: Tuệ Y Đường

Ths.Bs.CKII Trần Thị Thu Huyền

Bs.Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *