Thiếu sữa sau sinh là một hiện tượng thường gặp đặc biệt là những người mẹ sinh con lần đầu. Việc thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm duy trì tăng trưởng của bé và giúp chính bạn khỏe mạnh là điều rất cần thiết. Vậy làm gì để có đủ sữa cho mẹ và duy trì tăng trưởng của bé, mời bạn đọc cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết được viết dưới sự tham vấn của chuyên gia BS CK II Trần Thu Huyền.
1. Mẹ thiếu sữa là gì?
Theo BS CKII Trần Thu Huyền, thiếu sữa sau khi sinh là tình trạng người mẹ tiết ra rất ít sữa, những người mẹ sau sinh con mà vú không tiết sữa cho con bú cũng được coi là thiếu sữa. Cần phân biệt thiếu sữa với mất sữa – hiện tượng người mẹ đang có sữa bình thường nhưng vì một lý do nào đó mà tuyến vú đột ngột dừng tuyến sữa.
Thiếu sữa thông thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, không gây đau đớn cho người mẹ nhưng ảnh hưởng đến bé và tâm lý của người mẹ. Nếu không xử trí kịp thời, người mẹ có thể vĩnh viễn không có đủ sữa cho con bú.
2. Làm gì khi mẹ không đủ sữa cho con bú?
Sau khi sinh con, người mẹ cần cho con bú sớm, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi vì sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể, các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ.
Nhưng vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa cho con thì trong 6 tháng đầu ngoài việc tận dụng nguồn sữa mẹ, nhất thiết phải chọn giải pháp ăn thêm sữa ngoài. Ăn thêm sữa ngoài có 2 cách để lựa chọn là cho trẻ bú nhờ hoặc cho trẻ ăn thêm sữa bột công thức.
>>>> Mời bạn đọc tham khảo bài viết: VIÊM KHỚP GỐI: 6 ĐỘNG TÁC CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI VIÊM KHỚP GỐI
2.1 Bú nhờ
Bú nhờ là thói quen của nhiều bà mẹ trước kia vì có thể mẹ ít sữa, mẹ phải đi làm xa, đồng thời vì lúc đó sữa bột công thức còn hiếm và đắt. Hiện nay, có ngân hàng sữa mẹ đó cũng là hình thức bú nhờ nhưng không phải là đứa trẻ bú trực tiếp sữa của bà mẹ. Bú nhờ sữa từ ngân hàng sữa cũng là bú mẹ và sữa mẹ nào cũng tốt cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, bú nhờ cũng có nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường sữa và máu. Vì vậy, khi cho trẻ đi bú trực thì gia đình trẻ cần lựa chọn bà mẹ khỏe mạnh, bà mẹ ấy không bị các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, viêm gan C, bệnh HIV, bệnh lao… để tránh truyền bệnh sang cho trẻ. Khi cho trẻ bú nhờ, cần tìm hiểu kỹ người mình xin cho trẻ bú, đồng thời phải chắc chắn họ là người khỏe mạnh mới cho bú trực.
2.2 Ăn thêm sữa công thức
Ăn thêm sữa công thức với mỗi lứa tuổi dùng một loại sữa riêng, vì vậy cần lựa chọn sữa công thức sao cho phù hợp với trẻ. Mỗi một sản phẩm sữa là loại thực phẩm, có thể phù hợp với trẻ này nhưng lại không phù hợp với trẻ khác mặc dù cùng nhóm tuổi là do cơ địa, khả năng tiêu hóa và hấp thu. Vì vậy, khi lựa chọn sữa công thức cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Để đảm bảo nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, hãy lựa chọn sữa dựa vào những thành phần quan trọng nhất của sữa bao gồm: Năng lượng, chất đạm, chất béo.
- Giá trị của sữa không phải từ giá cả không phải cứ sữa đắt, sữa có giá thành cao là tốt. Điều quan trọng là bạn cho con bạn được bao nhiêu phần trăm năng lượng từ sữa trong một ngày, lượng sữa trẻ uống hàng ngày là quan trọng, vì tổng năng lượng trẻ ăn được hàng ngày sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của trẻ.
- Do khả năng tiêu hóa của trẻ trong những tháng đầu sau sinh còn yếu, nên khi pha sữa cho trẻ cần đúng tỉ lệ, công thức cho từng tháng tuổi. Không pha nồng độ sữa loãng quá, hay nồng độ đặc quá vì ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và hấp thu của trẻ, đồng thời không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Các bà mẹ có thể hỏi ý kiến chuyên gia y tế hoặc tham khảo chọn sữa công thức cho trẻ cho trẻ, giúp trẻ được bổ sung đầy đủ các vi chất một cách an toàn và khoa học nhất.
3. Những nguyên nhân chính khiến mẹ thiếu sữa
3.1 Nguyên nhân do mẹ
- Mẹ cho bé bú ít, cho bú không đúng tư thế và ngậm bắt núm vú không đúng cách.
- Ngực của mẹ không có đủ mô tạo sữa (phải đi khám mới phát hiện được).
- Mẹ đã từng phẫu thuật ở ngực, chẳng hạn như nâng ngực, thu nhỏ ngực, xạ trị.
- Tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, cụ thể làm mẹ thiếu sữa cho con bú ngay sau khi sinh.
- Ăn uống thiếu chất, kiêng khem quá mức trong thời gian ở cữ hoặc giảm cân sau sinh quá sớm.
- Thuốc kháng sinh dùng với mẹ sinh mổ làm cản trở sự tiết sữa.
- Các bệnh về tuyến vú hoặc bất kỳ bệnh lý nào mà mẹ chưa phát hiện ra. Lúc này, thiếu sữa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác.
- Ăn các thức ăn làm giảm tiết sữa như đồ cay nóng, chất kích thích, bắp cải, lá lốt…
3.2 Nguyên nhân thiếu sữa do bé
- Bé bú kém hoặc ngủ li bì làm cữ bú giảm đi.
- Bé quen với sữa công thức và không còn mặn mà với sữa mẹ.
- Bé ngậm bắt núm vú không đúng cách.
- Bé bú vặt, không theo cữ, bú không hết bầu sữa mẹ.
4. Cách xử trí khi mẹ bị thiếu sữa hiệu quả nhất hiện nay
- Đây không phải là bệnh và không cần thiết phải dùng thuốc.
- Đừng nghĩ ngay đến việc cho con dùng sữa công thức vì không một loại sữa công thức nào có thể sánh bằng sữa mẹ.
- Cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời là món quà tuyệt vời nhất mà mỗi người mẹ nên dành cho con của mình. Vậy chúng ta cần phải làm gì?
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: VẢY PHẤN HỒNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
4.1 Về phía người mẹ
- Cho con bú càng nhiều càng tốt cho bé bú cả ngày lẫn đêm: Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu, bé càng bú mẹ nhiều thì hormone prolactin sản xuất ra càng nhiều, kích thích sữa về nhiều hơn. Chú ý đến tư thế bú của con và hoạt động ngậm bắt núm vú. Nếu con không bú, mẹ có thể chuyển sang vắt sữa theo cữ để tăng lượng sữa của mình.
- Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng hay bị stress.
- Ăn uống đủ chất, hàng ngày cần ăn đa dạng thực phẩm.
- Ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng/ ngày.
- Tăng khẩu phần hơn so với bình thường.
- Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).
- Nước rất quan trọng đối với các mẹ đang nuôi con nhỏ, bao gồm sữa, nước quả, nước canh, đặc biệt là nước lọc. Lượng nước cần thiết từ 2,5-3 lít nước. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một ly sữa, ban đêm sau khi cho con bú cần uống ngay một ly nước để sữa mau về.
- Ngoài chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý các mẹ bầu có thể sử dụng các sản phẩm lợi sữa có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, các sản phẩm hỗ trợ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà không phải là thuốc.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
4.2 Về phía em bé
- Nếu bé ngủ li bì trên 4 tiếng, hãy đánh thức bé để bé bú mẹ.
- Dạy cho bé cách ngậm bắt vú mẹ.
- Hạn chế tối đa việc cho bé dùng sữa công thức. Chỉ dùng khi hoàn cảnh thật sự bắt buộc.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:
?⚕️ Bác sĩ Đoàn Dung
?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
?Hotline:0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789.501.555
E mới sinh bé được 1 tháng nhưng sữa k đủ cho con bú, ăn sữa ngoài thì cháu bị rối loạn tiêu hóa, bác sĩ có cách nào giúp e có nhiều sữa mẹ cho cháu bú k ạ?
Sau sinh cơ thể e yếu hơn nên cần bổ sung đẩy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và đủ sữa cho con bú. Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!
Có cách nào ăn uống hợp lí vừa đủ sữa cho con bú vừa k bị tăng cân quá đà không ạ bác sĩ?
Nên kiêng ăn gì để khong bị mất sữa hả bác?
Sau sinh em nên kiêng ăn các thực phẩm như lá lốt, rau mùi, bạc hà, rau răm, ớt, đồ nhiều dầu mỡ, dưa cà muối… k uống rượu bia… Đê được tư vấn rõ hơn em gọi hoặc nhắn tin zalo đến số 0789503555 để được bác sĩ giải đáp nhé!
Túi ngực thường được đặt sau tuyến sữa hoặc dưới cơ ngực không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên vị trí và độ sâu của vết mỏ có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của em. Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!
Sinh mổ làm cho em không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh gây ảnh hưởng đến sự phân tiết tuyến sữa khiến cho sản phụ có thể không có sữa trong vài ngày đầu sau sinh. Nếu sức khỏe em đảm bảo vẫn nên sinh thường hơn. Em gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!
Cháu bị băng huyết sau sinh giờ sữa ra ít lắm bác, bác sĩ có thuốc nào uống để sữa ra nhiều mà k ảnh hưởng đến bé hong?
Trước hết là cháu cố gắng ăn uống đầy đủ để phục hồi lại sức khỏe, cơ thể hiện tại đang yếu nên hạn chế ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ, còn về thuốc cháu gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!
Vợ cháu mang thai tháng thứ 8 rồi, trước đây vợ cháu có phẫu thuật nâng ngực thì có ảnh hưởng gì đến cho con bú không bác sĩ?
Túi ngực thường được đặt sau tuyến sữa hoặc dưới cơ ngực không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên vị trí và độ sâu của vết mổ có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của vợ cháu. Cháu gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!
Cháu dự định sinh mổ thì có ảnh hưởng gì đến sữa cho bé bú không
Sinh mổ làm cho cháu không thể cho con bú trong những giờ đầu sau sinh gây ảnh hưởng đến sự phân tiết tuyến sữa khiến cho sản phụ có thể không có sữa trong vài ngày đầu. Nếu sức khỏe cháu đảm bảo vẫn nên sinh thường hơn. Cháu gọi hoặc nhắn tin zalo số 0789503555 để được bác sĩ tư vấn nhé!