ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH MẸ BẦU VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?

Viêm gan B là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan B, tuy nhiên tỉ lệ lây truyền bệnh cao nhất và đáng lo ngại nhất lại là con đường từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh nếu không sớm được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những tổn thương và hệ lụy vô cùng nguy hiểm.

Trong bài viết sau, Phòng khám Tuệ Y Đường cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, con đường lây nhiễm cũng như cách điều trị, phòng tránh căn bệnh này nhé. Bài viết có sự tham vấn của BS.CKII Trần Thu Huyền.

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm thường gặp Trước đây phân làm 2 loại viêm gan do virus viêm gan A và B. Ngày nay đã tìm ra 5 loại viêm gan A, B, C, D, E. Viêm gan do virus B, C, D thường gây nên viêm gan mạn tính và xơ gan.

Hình thái virus Viêm gan B
Hình thái virus Viêm gan B.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

Những con đường lây lan virus viêm gan B

Theo BS.CKII Trần Thu Huyền, viêm gan B lây truyền qua ba con đường chính, gồm:

  • Lây từ mẹ sang con: Đường lây truyền từ mẹ mắc bệnh viêm gan truyền sang con trong quá trình mang thai chủ yếu qua bánh rau, trong chuyển dạ và khi cho con bú. Điều này đúng với cả trường hợp sinh thường lẫn sinh mổ.
  • Qua đường máu: Có thể lây lan qua đường truyền máu, tiếp xúc với các vết thương hở, sử dụng bơm kim tiêm có phơi nhiễm máu của người bị viêm gan B hay dùng chung kim xăm khi chưa vệ sinh an toàn…
  • Quan hệ tình dục: Bất kể quan hệ khác giới hay đồng giới đều nguy cơ lây nhiễm. Bạn nên thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng hoặc sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ, đây còn là con đường lây nhiễm của các bệnh như viêm gan C, HIV…

THỦY ĐẬU Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

Triệu chứng có bầu bị viêm gan B

Triệu chứng lâm sàng:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Trung binh 2 – 4 tuần. Nhiễm virus xảy ra bất kỳ giai đoạn nào của thai nghén. Trong thời gian ủ bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu. Nếu có chỉ là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hay nôn, dễ nhầm với triệu chứng nghén.
  • Thời kỳ phát bệnh: Khi có triệu chứng thì bệnh đã nặng, dấu hiệu lâm sàng rõ rệt. Mệt mỏi chán ăn, sụt cân, đau vùng gan hay vùng thượng vị, buồn nôn, nôn và sốt. Nước tiểu ít dần, màu vàng sẫm, vàng da, vàng mắt, ngứa toàn thân (chiếm 75% triệu chứng). Gan to, ấn đau vùng gan.

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm không đặc hiệu: Men gan tăng cao, tăng globulin máu.
  • Xét nghiệm đặc hiệu: HBsAg, HBeAg, PCR (định lượng virus trong máu).

Mẹ bầu cần phân biệt viêm gan B với những bệnh sau:

  • Ứ mật do thai nghén hay tái phát.
  • Viêm gan kèm theo nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Tiền sản giật.

Thai phụ bị viêm gan B tỉ lệ sinh bé bị lây từ mẹ như thế nào?

Tỉ lệ lây siêu vi B từ mẹ sang bé tùy thời điểm.

  • Nếu mẹ bị viêm gan B vào 3 tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con rất thấp, khoảng 1%.
  • Nếu mẹ mắc bệnh vào 3 tháng giữa thai kỳ thì tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh co con lên đến 10%.
  • Nghiêm trọng hơn vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì tỷ lệ đó lên đến 60 – 70%.

Trong giai đoạn mang thai: Tỷ lệ lây truyền không quá 2%. Vì máu mẹ và bé được ngăn cách bởi hàng rào nhau thai, nếu không có chấn động thì tỷ lệ lây truyền từ máu mẹ sang bé không cao.

Giai đoạn cho con bú: Khi các vấn đề tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ, huyết thanh chứa virus tiếp xúc với máu của trẻ khi bú trực tiếp.

Bị Viêm gan B trước khi mang thai thì có cần tiêm ngừa vaccine?

Mang thai hoặc không mang thai khi đã nhiễm siêu vi viêm gan B thì vaccine không còn ý nghĩa nữa.

Tiêm vaccine cho mẹ và bé trước khi mắc viêm gan B
Tiêm vaccine cho mẹ và bé trước khi mắc viêm gan B.

Tiêm ngừa VGB mới tiêm lần 2 đã có thai, vậy có ảnh hưởng gì đến thai không?

Phụ nữa có thai sau khi tiêm ngừa VGB khoảng 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Nếu vừa tiêm vaccine đã có thai thì nên dừng lại không tiêm mũi kế tiếp nữa.

Tốt nhất trong trường hợp này thai phụ đến trung tâm y tế nơi mình tiêm cũng như thời gian phù hợp để tiêm mũi còn lại.

Bên cạnh đó, tuy vaccine không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng phụ nữ có thai cũng không nên tiêm vì hệ miến dịch của người mẹ lúc này bị suy giảm, dẫn đến việc đáp ứng vaccine không theo quy luật và khó đánh giá được hiểu quả bảo vệ của vaccine.

Bạn đọc có vấn đề về phụ khoa có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0789503555 để được hỗ trợ nhé! 

Khi mang thai bị VGB sinh bé ra có cách nào để phòng ngừa VGB cho bé?

Trong vòng 12 – 24 giờ sau sinh, tiêm ngừa vaccine có khả năng phòng được 85 – 90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài tiêm sớm 01 mũi vaccine VGB để tạo miễn dịch chủ động, trẻ có mẹ dương tính với HBsAg cần tiêm 1 mũi Globulin miễn dịch là một miễn dịch thụ đông giúp trung hòa virus trong khi chờ tác dụng của vaccine.

Hai mũi tiêm ở hai vị trí khác nhau trong vòng 12 giờ đầu sau sinh. Tiêm vaccine mũi 2 khi trẻ được 2 tháng, mũi 3 khi trẻ được 4 tháng, mũi 4 khi trẻ được 6 tháng. Tỷ lệ phòng ngừa lây truyền viêm gan B cho trẻ có mẹ dương tính HbsAg khi tiêm HBIG trong vòng 12 giờ đầu sau sanh và 3 – 4 liều vaccine hiệu quả từ 85 -95%.

SÙI MÀO GÀ – THÓI QUEN KHÔNG NGỜ KHIẾN BẠN BỊ NHIỄM

Những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi:

  • Viêm gan cấp, hoạt tử tế bào gan gây teo gan vàng cấp, hôn mê gan, tử vong 80%.
  • Suy chức năng gan, giảm yếu tố đông máu gây chảy máu khi đẻ, sẩy thai.
  • Xơ gan, ung thư gan.
  • Mẹ mang kháng nguyên HBsAg có thể lây truyền cho con. Nếu bị nhiễm trong 10 tuần đầu thai nghén thường gây dị dạng thai, sẩy thai. Nếu nhiễm từ sau tuần thứ 12, trẻ có thể bị viêm gan cấp, bệnh hay xảy ra tháng thứ 3 sau đẻ, không có dấu hiệu lâm sàng, đôi khi chỉ có dấu hiệu gan to.

Tiên lượng

  • Cho mẹ: Chảy máu khi sẩy thai hay đẻ, gây rối loạn đông máu và tử vong. Nếu viêm gan tối cấp sẽ bị rối loạn chức năng gan dẫn đến hôn mê, lâu dài có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan
  • Cho thai: Tiên lượng dè dặt, sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu, viêm gan.

Bảng 1 . Nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang thai

Xét nghiệm kháng thể ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối Nguy cơ lây truyền cho sơ sinh khi đẻ hay sau đẻ Hướng xử trí
HBsAg+/HBeAg+

HBsAg+/HBeAg-

HBsAg-/antiHBc+

HbsAg-/antiHBs+

 

90 – 100%

20%

Chưa biết, tỷ lệ thấp

Không lây

Huyết thanh – vaccine

Huyết thanh – vaccine

Vaccine

Vaccine

 

Điều trị viêm gan B đối với mẹ bầu và thai nhi

Cho đến nay chưa có điều trị đặc hiệu, chỉ có điều trị triệu chứng và dự phòng, thai phụ nghỉ ngơi hoàn toàn, dinh dưỡng tốt đề phòng thiếu máu, suy dinh dưỡng.

  • Lợi tiểu đông y.
  • Trong thời gian mang thai khám chuyên khoa xét nghiệm PCR tải lượng virus trong máu, điều trị thuốc diệt mụn.
  • Điều trị rối loạn đông máu nếu có.
  • Tránh chấn thương vùng gan.
  • Tránh phẫu thuật, thủ thuật nếu không có chỉ định cấp cứu. Trong và sau đẻ điều trị chảy máu, chuẩn bị hồi sức và truyền máu.

BS.CKII Trần Thu Huyền cùng BS Đoàn Dung thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân.

Phòng bệnh như thế nào đúng cách?

  • Giảm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Phát hiện sớm thai phụ có viêm gan để quản lý và tư vấn khi có thai, trong khi đẻ va sau đẻ. Khuyên khám lại chuyên khoa gan mật sau đẻ 3 tháng.
  • Không cho bú mẹ.
  • Tiêm globulin miễn dịch viêm gan B và vaccine cho trẻ sơ sinh, cho những người chăm sóc.
  • Vaccine viêm gan B có 2 loại:
  • Vaccine thế hệ 1: Sản xuất từ kháng nguyên HBsAg của virus trong huyết thanh người bệnh, mức độ an toàn không cao, hiện nay ít được sử dụng.
  • Vaccine thế hệ 2: Lấy gene từ virus cấy vào nấm men bia sẽ cho một sản phẩm mới giống virus (tái tổ hợp ADN), độ an toàn và hiệu quả tạo miễn dịch tốt, đang được sử dụng rộng rãi.
  • Ở những nơi có dịch tễ học viêm gan B cao, người nhiễm virus viêm gan B cao thì khuyến khích tiêm vaccine viêm gan B cho tất cả các em bé mà mẹ không được chẩn đoán sàng lọc.
  • Vaccine phối hợp với HBIg được chỉ định cho tất cả con của bà mẹ mang virus viêm gan B.

Trên đây là bài chia sẻ về Điều trị và phòng bệnh mẹ bầu viêm gan B. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể tìm được phương pháp điều trị thích hợp cho bản thân hoặc những người xung quanh nếu mắc phải căn bệnh này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hoặc cần hỗ trợ vấn đề gì thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất qua:

? Facebook: Tuệ Y Đường

?‍⚕️ Ths.Bs CKII Trần Thu Huyền

?‍⚕️  Bác sĩ Đoàn Dung

?Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

?Hotline:  0789.503.555

 

Tin liên quan

4 thoughts on “ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH MẸ BẦU VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *