TỔ ĐỈA| Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị [1]

Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa là một tình trạng viêm da với triệu chứng điển hình là những mụn nước nhỏ phát triển ở ngón tay, bàn tay, bàn chân gây ngứa ngáy dữ dội. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ nhưng bệnh này thường có xu hướng dai dẳng, gây mất thẩm mỹ, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần nắm bắt được các triệu chứng bệnh từ sớm để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Và ngày hôm nay hãy cùng BS.Đoàn Dung Đông y Tuệ Y Đường đi tìm hiểu về căn bệnh tổ đỉa qua Video này nhé.

Triệu chứng của bệnh nấm tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa đặc trưng là tình trạng xuất hiện mụn nước li ti chìm khảm vào da khó vỡ, kèm cảm giác đau ngứa, khó chịu. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu và hình ảnh bệnh tổ đỉa chi tiết dưới đây:

Bệnh tổ đỉa đặc trưng nhất là tình trạng xuất hiện mụn nước li ti chìm khảm vào da khó vỡ
Bệnh tổ đỉa đặc trưng nhất là tình trạng xuất hiện mụn nước li ti chìm khảm vào da khó vỡ
  • Xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ, kích thước khoảng 3mm hoặc nhỏ hơn nằm rải rác khắp bàn tay, bàn chân, bên trong các kẽ ngón tay, ngón chân.
  • Các nốt mụn nước nằm ẩn sâu dưới da, hơi gồ lên so với bề mặt da, khó vỡ. Dần dần các nốt mụn nước nhỏ sẽ tụ lại với nhau tạo thành đốm mụn nước lớn.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé! 

  • Ban đầu mụn nước sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu ở tay, chân. Tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc xà phòng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tổ đỉa không gây ngứa ngáy nhiều, nhưng khiến người bệnh khó chịu và bất tiện vì mụn nước nổi dày đặc.
  • Khi mụn nước lớn hơn có thể tự vỡ, hoặc vỡ do người bệnh gãi nhiều. Sau khi mụn vỡ sẽ giải phóng dịch nước. Dịch nước bám vào da, khiến vùng da xung quanh đó trở nên khô và nứt và bong tróc.

 

Tổ đỉa- Niềm vui của bệnh nhân nữ sau khi khỏi bệnh [5]

 

Nguyên nhân bị bệnh tổ đỉa

Hiện nay, nguyên nhân gây tổ đỉa vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu bệnh có liên quan đến những yếu tố sau:

  • Cơ địa dị ứng: Trên 50% số trường hợp bị tổ đỉa có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa, da nhạy cảm, hen suyễn, mề đay, viêm mũi dị ứng…
  • Do di truyền: Những người có người thân, bố, mẹ trong gia đình bị tổ đỉa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhựa, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, dầu mỡ, đồ ăn… không có đồ bảo hộ là nguyên nhân gây ra căn bệnh này
Hình ảnh bác sĩ Dung thăm khám bệnh nhân
Hình ảnh bác sĩ Dung thăm khám bệnh nhân tại Tuệ Y Đường
  • Tinh thần căng thẳng: Thường xuyên bị căng thẳng, stress, sang chấn tâm lý, áp lực tinh thần và thể chất cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc tổ đỉa.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh, thuốc tránh thai… ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tổ đỉa.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé! 

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Biểu hiện ngoài da của bệnh tổ đỉa bàn chân, bàn tay khiến người xung quanh có tâm lý né tránh người bệnh do sợ bị lây nhiễm. Điều này khiến người bệnh gặp áp lực, mặc cảm, căng thẳng và tình trạng bệnh từ đó ngày càng nặng. 

 

TOP 5 cách điều trị Á sừng ngay tại nhà

 

Tuy nhiên, xét về khía cạnh bệnh học, tổ đỉa không có khả năng lây từ người này sang người khác. Tổ đỉa không có tác nhân lây nhiễm là vi khuẩn hay virus mà chủ yếu là do cơ địa dị ứng, di truyền và tiếp xúc hóa chất. Vì vậy bệnh nhân tổ đỉa hoàn toàn có thể tiếp xúc bình thường với những người xung quanh mà không cần lo ngại về việc lây nhiễm.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Bệnh tổ đỉa không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ như sau:

  • Nguy cơ bội nhiễm da: Phản ứng ngứa – gãi tự nhiên của cơ thể làm cho các đám mụn tổ đỉa bị vỡ, trầy xước, nhiễm khuẩn, sưng tấy, nổi hạch, sốt. Đặc biệt, nỗi sợ lớn nhất của người bệnh là các đám da tổ đỉa có nguy cơ bị bội nhiễm dẫn đến tổn thương, mụn mủ khó lành, viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết…
  • Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý: Tổ đỉa tái phát nhiều lần khiến da dày lên, sần sùi, đổi màu, bong tróc, hỏng móng gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, cảm giác đau, ngứa dữ dội khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, căng thẳng, tự ti trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
  • Tổ đỉa tái phát dai dẳng: Tổ đỉa còn nguy hiểm ở chỗ khởi phát đột ngột, tiến triển dai dẳng, tái phát theo chu kỳ, lần sau nặng hơn và khó điều trị hơn lần trước, dễ biến chứng mạn tính, khó điều trị dứt điểm.

Bạn đọc có vấn đề về da liễu có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.502.555 để được hỗ trợ nhé! 

Tổ đỉa là một dạng viêm da có liên quan đến cơ địa, hệ miễn dịch và yếu tố tự miễn. Vì vậy, bệnh này khó điều trị và có xu hướng tái phát dai dẳng theo chu kỳ. Tuy nhiên nếu điều trị vào gốc bệnh một cách kiên trì, đồng thời kiêng khem được thật tốt thì bệnh có thể ổn định. Kết quả chữa trị  được xem là thành công khi chúng ta loại trừ được các triệu chứng, duy trì thời gian khỏi bệnh lâu dài, hạn chế tái phát.

Cụ thể các phương pháp điều trị của bệnh này thế nào, mời các bạn hãy theo dõi số tiếp theo của Tuệ y đường nhé. 

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp  BS.CKII Trần Thị Thu Huyền BS.Đoàn Dung hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

Tin liên quan

8 thoughts on “TỔ ĐỈA| Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị [1]

  1. Lãm Trần says:

    Bác sĩ cho hỏi tôi bị nổi nhiều mụn nước ở tay rất ngứa.Có đợt da tay lở loét trông rất ghê. Liệu có phải là bệnh tổ đỉa ko?

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào Lãm Trần, tình trạng như bạn nói có thể bạn bị tổ đỉa, tuy nhiên để chẩn đoán đc chính xác nhất về bệnh bs khuyên bạn đến thăm khám sớm, bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bạn tránh để tình trạng bệnh nặng hơn bạn nhé

  2. Nụ hồng mong manh says:

    Bac sỹ ơi, tôi muốn đến khám nhưng bên mình giờ làm việc sao vậy, tôi đến vào trưa được không vì tôi ở nhà bán hàng ăn nên tranh thủ mỗi buổi trưa được

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Chào bạn, bên phòng khám mở cửa buổi sáng từ 8h-12h, buổi chiều từ 1h30 đến 17h30 bạn ạ, bạn bớt chút thời gian đến để bác sĩ khám và tư vấn cho mình bạn nha

  3. phú lê says:

    Bàn chân của mình thấy xuất hiện nhưng mụn nước rất ngứa tập trung lại 1 chỗ trên da, đã đi khám và bác sỹ nói bị tổ đỉa, mình đi ra hiệu thuốc mua luôn tuýp thuốc bôi thôi, thây s bảo cứ thuốc gì có thành phần corticoit là được là chữa khỏi, mà đúng thật bôi vào cũng thấy nó cũng bớt ngứa đi, liệu sau nó khỏi hản không bác sỹ

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Cảm ơn Phú Lê đã gửi câu hỏi đến phòng khám, thường khi bạn đi khám các bác sĩ sẽ kê cho thuốc bôi corticoid để điều trị tuy nhiên corticod chỉ có tính tức thời hiệu quả nhanh nhưng dễ tái phát sẽ không khỏi hẳn được bạn nhé, bạn cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ 0789.502.555 để bác sĩ tư vấn cho mình bạn nha.

  4. himpham says:

    Chào bác sĩ, bé nhà tôi dạo này bị nổi nhiều nốt mẩn ở tay và chân,có dịch nước bên trong. Cháu rất ngứa và gãi liên tục. Liệu cháu có bị tổ đỉa ko

  5. Đông y Tuệ Y Đường says:

    Chào bạn, với những triệu chứng mà bạn mô tả rất có thể là bạn đã mắc bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên để được chẩn đoán chính xác nhất và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp bạn nên tới thăm khám trực tiếp tại phòng khám để bs hỗ trợ tốt nhất cho mình bạn nha, chúc bạn sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *