BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

Bấm huyệt là phương pháp trị liệu phổ biến trong Y học cổ truyền, người làm dùng tay day, ấn để tác động lên các huyệt vị, da thịt và gân khớp của người bệnh giúp cho khí huyết lưu thông, lục phủ ngũ tạng thông lợi

Thực tế cho thấy, hiện nay phương pháp này mang lại tín hiệu tích cực trong các bệnh lý cơ xương khớp như đau mỏi cổ vai gáy, đau lưng, đau thần kinh tọa,…

Vậy bấm huyệt có thực sự hiệu quả trong bệnh lý đau thần kinh tọa hay không? Hãy cùng Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Nguyễn Nhật Minh

Dây thần kinh tọa bắt đầu từ cuối cột sống kéo dài đến các ngón chân
Dây thần kinh tọa bắt đầu từ cuối cột sống kéo dài đến các ngón chân

I. Đau thần kinh tọa – Nguyên nhân và triệu chứng

1.  Đau thần kinh tọa là gì

– Dây thần kinh tọa là một bộ phận quan trọng bắt đầu từ cuối cột sống kéo dài đến các ngón chân. Đây được xem là dây thần kinh dài nhất của cơ thể và mỗi người thường có 2 dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này có chức năng tham gia vào hoạt động điều khiển cảm giác vận động và cung cấp dinh dưỡng, năng lượng mà dây này đi qua.  

Đau dây thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh tọa bị tổn thương gây ra cảm giác đau nhức từ điểm đầu là phần cuối cột sống đến điểm cuối là ngón chân. Tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên dây thần kinh tọa và có hướng lan khác nhau. Thông thường, khi gặp tình trạng này bệnh nhân chỉ đau 1 bên dây thần kinh.

2. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Có nhiều tác nhân gây nên tình trạng đau thần kinh tọa. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra sẽ giúp các bác sĩ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đau thần kinh tọa gây ra các nguyên nhân như: 

  • Thoát vị đĩa đệm: nếu người bệnh đang bị thoát bị đĩa đệm thù rất dễ mắc phải đau dây thần kinh tọa. Đặc biệt, nếu bị tình trạng này tại vị trí L4 – L5 hoặc L5 – S1 thì khả năng mắc sẽ cao hơn. 
  • Gặp chấn thương: người bệnh gặp các chấn thương mạnh tại vùng từ thắt lưng đến bàn chân có thể bị đau thần kinh tọa nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Nếu chấn thương ở vị trí khác, bạn vẫn có thể bị đau thần kinh tọa như khả năng thấp hơn.
  • Tuổi tác: tuổi tác cũng là yếu tố dẫn đến đau thần kinh tọa. Tuổi tác càng cao, các cơ và xương khớp dần bị lão hoá, dễ mắc các thương tổn, dễ dàng mắc các vấn đề về xương khớp, trong đó phải kể đến đau dây thần kinh tọa.
  • Thói quen sinh hoạt không đúng cách: và đặc thù công việc phải đứng, ngồi trong thời gian dài hoặc nhiều chị em phụ nữ có thói quen đi giày cao gót làm gia tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa.
  •  Làm công việc nặng nhọc: các công việc nặng nhọc, chẳng hạn như khuân vác sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép, trong đó có dây thần kinh tọa. Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn tới đau thần kinh tọa. 

>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: 4 bài tập giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

3. Triệu chứng 

Triệu chứng dễ dàng nhận biết của bệnh chính là các cơn đau nhức tại những nơi mà dây thần kinh tọa đi qua và các vùng xung quanh. Ngoài ra, nếu phát hiện một trong các dấu hiệu sau đây, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh kịp thời tránh để lại các biến chứng nguy hiểm:

– Đau nhức tại các bộ phận mà dây thần kinh tọa đi qua: mức độ cơn đau sẽ khác nhau tùy vị trí:       

+ Tại rễ dây thần kinh L4 có tổn thương thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức tại khoeo chân.

+ Tại rễ dây thần kinh L5, thì tại lòng bàn chân và ngón chân thì cơn đau nhức sẽ xuất hiện ở đó. 

+ Ngoài ra, một số bệnh bên có thể đau nhức ở các vị trí dọc theo chân hoặc cột sống.

– Đau cột sống thắt lưng: 

+ Đây là dấu hiệu phổ biến ở các bệnh nhân bị đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ xuất hiện từ mông đến các vùng sau chân có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội.

+  Mức độ các cơn đau sẽ càng rõ rệt khi thực hiện các hành động như cúi người, gập người. Ở các bệnh nhân nặng, tình trạng đau nhức có thể ảnh hưởng tới 1 bên cơ thể.

– Cơ yếu, tê bì, ngứa ngáy: các dấu hiệu này khá thường gặp ở bệnh nhân đau thần kinh tọa. Tuy không nguy hiểm không các triệu chứng này ảnh hưởng tới việc đi lại cũng như sinh hoạt của bệnh nhân.

>>> Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline: 0789.501.555 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

II. Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

1. Tại sao bấm huyệt lại có tác dụng chưa đau thần kinh tọa?

Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là phương pháp chữa bệnh thuộc lý luận y học cổ truyền. Phương pháp này sử dụng lực của bàn tay, cùi trỏ, ngón cái, khuỷu tay,… tác động lên huyệt vị, cơ, gân, khớp của người bệnh. 

– Đây là một loại kích thích vật lý cơ học tác động vào huyệt vị, cơ quan thụ cảm ở cơ và da để tạo ra các thay đổi về nội tiết, thần kinh thể dịch, tăng dinh dưỡng và tuần hoàn tại chỗ.

– Việc tác động trực tiếp vào các huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết kinh mạch để giảm đau, tạo cảm giác thư giãn và tăng cường dinh dưỡng cho vùng bị đau mỏi.

– Áp dụng bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa mang lại các công dụng sau:

– Tăng lưu thông dưỡng chất và máu nhờ đó mà chức năng  sụn, khớp được bảo vệ và tăng cường.

– Phòng ngừa thoái hóa và cải thiện khả năng linh hoạt cho khớp.

– Hạn chế co cứng khớp, cải thiện chức năng vận động.

– Giảm đau và nhức mỏi lưng.

Kết hợp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa, dùng thuốc và vật lý trị liệu sẽ giúp cho người mắc bệnh lý này giảm rõ rệt triệu chứng đau nhức và tê bì, hạn chế lệ thuộc thuốc.

Bệnh nhân đến khám tại Tuệ Y Đường
Bệnh nhân đến khám tại Tuệ Y Đường

2. Chỉ định bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

+ Cột sống bị thoái hóa.

+ Viêm đa dây thần kinh.

+ Thoát vị địa đệm khiến dây thần kinh bị chèn ép.

+ Đau thần kinh sau zona.

+ Đái tháo đường biến chứng dây thần kinh.

>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Giá 1 buổi xoa bóp bấm huyệt tại Tuệ Y Đường

3. Chống chỉ định chữa bằng phương pháp bấm huyệt

+ Vùng bấm huyệt bị viêm nhiễm cấp.

+ Mắc bệnh lý nội ngoại khoa cần cấp cứu.

+ Vùng bấm huyệt có vết thương hở hoặc bị chấn thương.

+ Hai chân bị liệt vì bệnh lý có chỉ định điều trị ngoại khoa: đột quỵ, u tủy, u não,…

+ Mắc bệnh thần kinh giai đoạn cấp nhưng đang tiến triển.

+ Bị bệnh da liễu.

+ Bị viêm nhiễm đặc hiệu.

4. Cách chữa đau thần kinh tọa bằng bấm huyệt

– Chuẩn bị

+ Người thực hiện: Cần thực hiện bởi y sĩ, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên đã được đào tạo bài bản về chuyên ngành y học cổ truyền, đã được cấp phép chứng chỉ hành nghề.

+ Phương tiện sử dụng: Giường nằm thoải mái, sạch sẽ; phòng bấm huyệt thông thoáng; dầu hoặc bột xoa bóp; cồn sát trùng.

+ Người bệnh: Đồng ý bấm huyệt và đã được tư vấn cụ thể về vị trí và quy trình bấm huyệt, nằm ở tư thế sấp trên mặt phẳng cố định hoặc giường.

– Cách thực hiện bấm huyệt chữa bệnh đau thần kinh tọa

+ Người thực hiện bấm huyệt đứng hoặc ngồi phía bên phải người bệnh trong tư thế thoải mái, đưa hai bàn tay đặt lên hông người bệnh, đặt ngón tay cái 2 bên thắt lưng người bệnh và bấm các huyệt cần thiết như: A thị huyệt, hoàn khiêu, đại trường du, thận du,…

+ Trong lúc bấm cần giữ cho đốt ngón tay thứ nhất và thứ 2 vuông góc, bấm từ từ khi bắt đầu sau đó dần dần tăng lên cho đến khi người bệnh cảm thấy tức nặng.

+ Thời gian bấm mỗi huyệt duy trì khoảng 1 phút.

+ Liệu trình điều trị: Mỗi ngày 20 – 30 phút, duy trì 10 – 30 ngày/liệu trình tùy thuộc vào mức độ và tiến triển của bệnh.

Bấm huyệt giúp điều trị đau thần kinh tọa
Bấm huyệt giúp điều trị đau thần kinh tọa

5. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp bấm huyệt

Mặc dù bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe cột sống của người bệnh nhưng trong quá trình thực hiện phương pháp này nên:

– Kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa và các bài tập trị liệu cần thiết.

– Không bôi tinh dầu và xoa bóp vào vết thương hở để tránh viêm nhiễm da.

– Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt khi đang mang thai.

Bài viết trên đây chia sẻ về phương pháp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa và cách thực hiện cũng như các lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Bạn đọc có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Facebook: Tuệ Y Đường

⚕️ Bác sĩ CKI: Nguyễn Nhật Minh

⚕️ Bác sĩ: Đoàn Dung

Địa chỉ: 166 Nguyễn Xiển – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555 – 0789501555

Người viết: BS Thúy Hạnh

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *