VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ CÁCH CHĂM SÓC DA ĐÚNG CÁCH [1]

1. Vệ sinh da bị viêm da cơ địa

Việc tắm và làm sạch da ít nhất một lần một ngày là rất quan trọng giúp bệnh nhân bị viêm da cơ địa hạn chế tình trạng viêm da. Tắm giúp duy trì làn da sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân bên ngoài có thể khởi phát tình trạng viêm. Khi người bệnh đang có tổn thương viêm, tắm giúp loại bỏ các vảy tiết, đặc biệt khi có bội nhiễm vi khuẩn.

Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ để hạn chế việc hình thành nhọt ở nách

2. Lựa chọn sữa tắm phù hợp

Sữa tắm không có xà phòng với công thức giảm kích ứng và giảm dị nguyên được khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân viêm da cơ địa (các sản phẩm làm sạch tổng hợp dạng nước không xà phòng được khuyến cáo)

Nấm da ở trẻ sơ sinh và kết quả điều trị [1]

Việc sử dụng sữa tắm có chứa thành phần kháng khuẩn là không cần thiết. Thực tế, các chất kháng khuẩn thường có tác dụng trong thời gian rất ngắn và hạn chế.

Việc sử dụng một số loại lá tắm như kế chua, kinh giới, kim ngân hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da cơ địa tốt hơn

Ngoài ra, bệnh nhân Viêm da cơ địa cũng có thể dùng nước đun từ các loại lá để tắm và vệ sinh da như lá kinh giới, kim ngân, sài đất hoặc bồ công anh cũng rất tốt, các loại lá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm sẽ hỗ trợ bệnh nhân một phần trong quá trình điều trị bệnh. 

3. Thời gian tắm – nhiệt độ nước

Tắm nhanh (khoảng 5 phút) với nước không quá nóng được khuyến cáo ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Ngoài ra sau khi tắm xong bệnh nhân cũng nhanh chóng làm khô da bằng khăn tắm, tránh để da bị dính nước hay ẩm ướt quá lâu cũng gây ảnh hưởng không tốt đến làn da của mình. 

4. Tầm quan trọng của dưỡng ẩm da

Khô da là triệu chứng đặc trưng của viêm da cơ địa. Do đó việc dùng các loại dưỡng ẩm là hết sức quan trọng. Thực tế, dưỡng ẩm da được coi là phương pháp điều trị nền trong viêm da cơ địa. Tuy nhiên theo các bác sĩ Đông y việc dưỡng ẩm chỉ nên sử dụng ở giai đoạn sau khi chúng ta đã dùng thuốc và làm ổn định da rồi thì mới nên dùng tới dưỡng ẩm. Còn trong quá trình tổn thương đang phát ra ngoài nếu dưỡng ẩm sẽ vô tình tạo lớp màng ngăn chặn việc tổn thương được đẩy lên, làm chậm quá trình hồi phục tổn thương của cơ thể. 

việc dùng các loại dưỡng ẩm là hết sức quan trọng.

5. Thời điểm bôi kem dưỡng ẩm

Sau khi dùng thuốc điều trị da đã ổn định rồi bệnh nhân bị viêm da cơ địa được khuyến cáo bôi dưỡng ẩm da toàn thân, khi da còn đang ẩm ngay sau khi tắm. 

CÁC LOẠI KEM DƯỠNG ẨM DÀNH CHO BỆNH NHÂN Á SỪNG

6. Bôi dưỡng ẩm đủ số lượng

Bôi dưỡng ẩm với đủ lượng là rất cần thiết với người bệnh viêm da cơ địa để đảm bảo giữ ẩm da. Thông thường một lượng dưỡng ẩm tương đương với một đốt ngón tay là đủ để làm ẩm với diện tích da tương ứng với hai lòng bàn tay. 

7. Thay đổi tùy theo sự đáp ứng của từng người

Dưỡng ẩm da ít nhất hai lần một ngày (sáng và tối), bôi toàn thân (thông thường 1 lần sau tắm) là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, việc bôi liên tục cũng không phải luôn luôn cần thiết với người bệnh viêm da cơ địa. Tần suất bôi có thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ khô da và sự đáp ứng của từng người, thậm chí có thể thay đổi theo mùa. Điều quan trọng là đảm bảo được da đủ ẩm, tạo cảm giác thoải mái.

8. Lựa chọn loại dưỡng ẩm phù hợp

Có nhiều loại dưỡng ẩm da trên thị trường dành cho người bị viêm da cơ địa. Theo đó, loại sữa và nhũ tương thường lỏng hơn, bôi lên da dễ dàng hơn và thấm nhanh vào biểu bì. Loại sản phẩm này được dùng với da khô vừa phải hoặc vào mùa hè khi da khô nhẹ.

Chỉ sử dụng sản phẩm chăm sóc da theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu sau khi điều trị viêm nang lông bằng Laser

Loại sáp với đặc điểm đậm đặc và nhiều “dầu” với thời gian để thấm vào da lâu hơn, thường tạo cảm giác dính sau khi bôi và mất một khoảng thời gian để có cảm giác quen sau bôi. Sản phẩm này thường được dùng vào mùa đông khi da khô nhiều.

Loại kem là sản phẩm trung gian giữa hai loại trên, có thể dùng tất cả các mùa cho người bệnh viêm da cơ địa.

Cuối cùng, trong quy trình chăm sóc da, người bệnh viêm da cơ địa cần lưu ý, việc dưỡng ẩm da chỉ có ý nghĩa ở da lành. Không khuyến cáo bôi dưỡng ẩm ở vùng da đang có tổn thương nếu sản phẩm đó dung nạp kém. Những vùng da tổn thương cần được chăm sóc riêng biệt với thuốc điều trị. 

Sau khi dùng thuốc điều trị cho da ổn định chúng ta mới dùng dưỡng ẩm để duy trì trạng thái cân bằng da và tránh tái phát nhé. 

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về da liễu hãy liên hệ trực tiếp Bác sĩ Trần Thị Thu Huyền hoặc Đông y Tuệ Y Đường để được giải đáp các bạn nhé.

 

 

 

Tin liên quan

10 thoughts on “VIÊM DA CƠ ĐỊA VÀ CÁCH CHĂM SÓC DA ĐÚNG CÁCH [1]

  1. Công Thành Tống says:

    Bác sĩ có thể hướng dẫn chi tiết tôi chăm sóc da được không ạ? tôi bị viêm da cơ địa lâu rồi nhưng mà đợt này bị nặng hơn, rất khó chịu , nhất là vào mùa hè ra nhiều mồ hôi

    • Đông y Tuệ Y Đường says:

      Bạn không nên dùng các loại sữa tắm gây kích ứng da, không nên dùng khăn rửa mặt, vì khăn mặt nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất có thể bị nhiễm nấm, mùa hè ra nhiều mồ hôi bạn cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *