Phục linh( hay còn gọi là Bạch Phục Linh) là một vị thuốc quý trong các tủ thuốc y học cổ truyền. Nó quý không chỉ vì những tác dụng tuyệt vời của nó, mà có còn quý ở đặc điểm sinh học của vị thuốc. Hôm nay mời quý bạn đọc cùng với Phòng khám Tuệ Y Đường tìm hiểu về vị thuốc này nhé!
Giới thiệu chung về Phục Linh
Theo BS CKII Trần Thị Thu Huyền chia sẻ, Phục linh có tên khoa học Poria cocos Wolf họ nấm lỗ Polyporaceae, là loại nấm có thể quả lớn, kí sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông. Nấm mang hình khối to nhỏ, không đều, có thể nặng tới 5kg. Loại nhỏ to bằng nắm tay. Mặt ngoài vỏ màu nâu đen, xù xì, mặt cắt bên trong lổn nhổn chứa các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử. Hiện nay nguồn Phục linh của Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hóa học của Phục Linh
- Các axit có thành phần hợp chất triterpen: Axit pachimic, axit tumolosic, axit eburicoic, axit pinicolic…
- Đường đặc biệt của phục linh: Pachyman trong phục linh có tới 75%.
- Ngoài ra, còn có ergosterol, cholin, histidin và rất ít men protease.
Đặc điểm của Phục Linh theo y học cổ truyền
Tính vị: Vị cam đạm, tính bình
Quy kinh: Tâm thận, tiểu trường, phế , tỳ, vị.
Công năng: Lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm.
Đặc tính:
Là một loại nấm được sinh ra dưới gốc cây thông, bên ngoài vỏ đen, bên trong thì màu trắng, xốp mịn. Nếu mọc bên cạnh hoặc ở đầu rễ thì gọi là Bạch phục linh, còn mọc xung quanh bao bọc lấy rễ cây thông thì được gọi là Phục thần.
Chủ trị:
- Kiện tỳ, thấm thấp: Vị ngọt có tác dụng bổ trung châu, nhạt có khả năng lợi khiếu, thấm tiết, cho nên Phục linh có tác dụng thấm thấp, phù tỳ, giải nhiệt tán kết, là vị thuốc quan trọng để lợi thủy bổ trung. Dùng cùng Sâm, Truật trong bài Tứ quân tử thang cũng nhằm mục đích đó.
- Phục linh trị nghịch khí trong ngực, đàm thủy tích tụ trong bụng, kinh sợ, dưới tâm đau tức, tiểu rắt. Tất cả các chứng trên đều do thủy đình lại ở tam tiêu mà gây ra. Nay Phục linh đi vào, thấm thấm lợi thủy, thấp hành thì bệnh an.
- Phục linh an thai khí, lợi được eo lưng đầu gối, sinh tân dịch, trừ đàm hỏa, ích phế khí lợi huyết mạch, bên trên thì thấp được thấp tà ở phế tỳ, bên dưới thì lợi được tà thủy dưới can thận, cho nên trong phương Lục vị địa hoàng hoàn, làm sứ cho vị Trạch tả để hành được tà thủy trong thận kinh.
- Phục linh bì, bản tính đạm có khả năng thấm thấp, sắc đen thì nhập thủy, cho nên dùng trong bài Ngũ bì tán để lợi thủy tiêu thấp ngoài bì phu( mượn nghĩa “Dĩ bì hành bì” để làm công dụng).
- Ngoài ra, Phục linh còn có tác dụng trị tâm thần bất an, tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, hay quên.
Phục linh chia làm 2 loại: Bạch phục linh và Xích phục linh. Màu trắng nhập phế, bàng quang khí phận, màu đỏ nhập tâm, tiểu trường khí phận( Lý Thời Trân nói màu trắng thì nhập khí, màu đỏ nhập huyết), bổ tâm tỳ thì màu trắng tốt, lợi thấp nhiệt thì màu đỏ tốt hơn.
Liều dùng: 6-16g/24h
Kiêng kị: Người tiểu tiện nhiều, ra mồ hôi nhiều, âm hư huyết hư tiêu khát kị dùng.
Bào chế:
- Rửa sạch, gọt bỏ vỏ đen ra ngoài, thái nhỏ phơi khô dùng.
- Nếu dùng để thẩm thấp thì để nguyên dùng. Nếu dùng trong phương thuốc bổ âm thì tẩm sữa phơi khô hoặc sao thơm, để tăng tác dụng bổ và giảm bớt tính thấp thấp. Còn dùng trong phương thuốc lợi thấp ngoài biểu phận thì lấy phần vỏ đen để dùng.
Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!
Một số bài thuốc thông dụng có sử dụng vị thuốc Bạch Linh
1. Chữa phù thũng:
- Phục linh 10g, tang bạch bì 10g, mộc thông 5g. Sắc lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Phục linh 8g, quế chi 4g, sinh khương 3g, cam thảo 3g. Sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bạch phục linh, bạch truật, trư linh, mỗi vị 10g; trạch tả 12g; quế chi 4g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 2–3 lần.
2. Chữa suy nhược cơ thể kèm tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:
- Bạch phục linh, bạch truật, đảng sâm, mỗi vị 10g; chích cam thảo 3g, trần bì 5g, bán hạ (chế với gừng) 5g; mộc hương, sa nhân mỗi vị đều 4g. Tất cả tán thành bột mịn trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 4–8g tùy độ tuổi.
- Bạch phục linh, bạch truật, đẳng sâm, hoài sơn, đậu ván trắng sao, hạt sen, ý dĩ, mỗi vị 80g; cát cánh, sa nhân, trần bì, chích cam thảo đều 40g, trộn với nước sắc gừng và táo vừa đủ làm thành viên với hồ bột gạo tẻ. Mỗi lần uống 4–8g, ngày uống 3 lần.
3. Chữa bệnh khớp, phong hàn thấp tí hoặc nhiệt tí:
- Bạch phục linh 120g; sài hồ 120g; kinh giới, phòng phong, mỗi vị 100g; khương hoạt, độc hoạt, tiền hồ, cát cánh, chỉ xác, xuyên khung, cam thảo, đều 80g. Các vị thuốc đem thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn. Đóng thành gói 10g hoặc 20g. Người lớn dùng mỗi ngày 10g, ngày 2 lần uống với nước đun sôi để nguội trước khi ăn. Trẻ em dùng bằng nửa liều người lớn.
Tham khảo: Sinh mổ không có sữa phải làm sao?
4. Chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu:
- Bạch phục linh, nhân sâm, bạch truật lấy lượng bằng nhau 16g; cam thảo 8g. Nếu thay nhân sâm bằng đảng sâm thì lấy lượng gấp đôi (32g). Đem sắc kỹ chia làm 2–3 lần uống trong ngày.
- Bạch phục linh, mẫu đơn, trạch tả, lấy đều 12g; thục địa hay sinh địa 32g; sơn thù, hoài sơn, mỗi vị 16g. Đem tán bột, làm thành viên uống mỗi ngày từ 20–30g hoặc sắc lấy nước uống (Lục vị hoàn).
- Bạch phục linh 16g, thục địa 24g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, mẫu đơn 8g, trạch tả 8g, nhục quế 12g, phụ tử 8g. Tất cả tán thành bột rồi làm thành viên tròn, uống mỗi ngày 30–40g hoặc sắc nước uống (Quế phụ bát vị hoàn).
- Bạch phục linh, bạch truật, mỗi vị 12g; đảng sâm 16g; cam thảo 8g; thục địa 20g; đương quy, bạch thược đều 12g; xuyên khung 8g; hoàng kỳ sao 12g; nhục quế 4–8g. Vo viên với mật ong, mỗi lần dùng 20g, ngày 2 lần (Thập toàn đại bổ).
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin phép được gửi về:
? Facebook: Tuệ Y Đường
?Ths.Bs Trần Thị Thu Huyền⚕️
?Bác sĩ Đoàn Dung⚕️
?Địa chỉ:166 Nguyễn Xiển- Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội
?Hotline: 0789.502.555 – 0789.503.555- 0789501555