NHỤC QUẾ- Thần dược trị các chứng dương hư

Nhục quế từ xưa đến nay đã là 1 vị thuốc phổ biến không chỉ xuất hiện trong các bài thuốc đông y mà dần dần nó càng quen thuộc trong đời sống thường nhật.

Hôm nay, Phòng khám Tuệ Y Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm vị thuốc cũng như vị hương liệu quen thuộc này nhé.

NHỤC QUẾ
NHỤC QUẾ- thần dược trị các chứng dương hư

Đặc điểm chung của nhục quế:

Tính vị: Vị cay, ngọt, đại nhiệt, hơi độc

Quy Kinh: Can, thận

Công năng: Bổ thận dương- mệnh môn hỏa, Bình can

Đặc tính:

Nhục quế bẩm được dương khí của trời đất, kiêm khí bình hòa của 2 hành kim và thổ, cho nên có vị tân( cay) và cam( ngọt). Là loại cây thuần dương, khí và vị của nó thay đổi từ gốc lên ngọn.

Càng lên cao( Quế chi), dương khí càng mỏng( vị bạc), cay thì nhiều mà ngọt thì ít, khí bạc có khả năng phát tiết, cho nên tính thượng hành và có chức năng phát hãn, giải biểu. Còn nhục quế đại nhiệt, cay ít mà ngọt nhiều, đi xuống mà bổ thận mệnh môn.

Tuệ Y Đường
Nhục quế từ xưa đến nay đã là 1 vị thuốc phổ biến

Chủ trị:

  • Đại nhiệt, thuần dương, tính hạ hành => bổ mệnh môn hỏa, chữa các chứng thận dương hư suy như đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần, sinh lý yếu, chân tay lạnh.
  • Cam nhập huyết phận, tân năng phát tán, nhiệt tính thông hành =>Nhục quế đi cùng với các vị bổ huyết để bổ huyết, hành huyết.
  • Bổ hỏa năng sinh thổ => chữa các chứng tiêu hóa kém, ăn uống không tiêu, đại tiện phân nát vào buổi sáng( ngũ canh tả).
  • Chữa các chứng hàn thấp ở hạ tiêu như sán khí, bụng đau do lạnh, phù do thận hư.
  • Ôn ấm tử cung hàn lạnh, chữa chứng kinh nguyệt nhiều, sắc nhạt.
  • Bình can bổ thận: tân năng tán, chữa chứng khí uất do can khí uất kết gây ra( ghim mảnh nhục quế vào thân cây sẽ khô héo và chết).

Rượu thuốc bổ từ cách nhìn Đông y

Kiêng kị:

Người âm hư nội nhiệt, có thai không dùng.

Liều dùng:

3-6g/24h( tùy trường hợp có thể tăng lên nhưng thận trọng.

Đông y Tuệ Y Đường, BS Thu Huyền, BS Đoàn Dung
Buổi thăm khám trực tiếp của Bác sỹ Thu Huyền tại Phòng khám Tuệ Y Đường

Kinh nghiệm chọn quế:

  • Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là loại tốt nhất, nếu như nước chè xanh là loại 2, nếu nước đỏ là loại 3.
  • Nếm miếng quế thấy ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt( cay ít ngọt nhiều) là nhục quế tốt.
  • Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trông như sáp, rất mịn và có đường: “bạch chỉ phân du” là nhục quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng, nếu ngoằn nghèo là không tốt lắm.

Nói chung, nên chọn quế hình ống, bản to dày, bên trong màu đỏ tím, nhuận, mùi thơm, vị ngọt nhiều cay ít là tốt.

Bạn đọc có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline – 0789.503.555 để được hỗ trợ nhé!

Bào chế:

  • Hầu hết những vị thuốc có hương thơm thì không được dùng lửa trực tiếp, không được đun lâu, dễ làm mất tác dụng của Quế.
  • Độc tính của Quế tại bì, vậy nên khi dùng Quế nhục phát cạo bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, sau đó thái miếng. Khi dùng thì có thể mài vào bát sành với ít nước sôi để nguội, hoặc với nước thuốc thang để uống. Hoặc nếu dùng chung với thuốc thang thì sau khi gần được thuốc mới cho quế vào.
  • Có thể tẩm với nước đồng tiện 1-2 ngày đêm để tăng cường tác dụng tư âm giáng hỏa( phòng trừ trường hợp nóng quá xông lên hại mắt).

Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp Đông y Tuệ Y Đường hoặc hotline SĐT 0789502555 hoặc 0789503555 để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *